CÂY NHÀU

Cây nhàu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Noni, nhàu núi, nhàu rừng, cây ngao. Cây nhàu là vị thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại. Công dụng của cây nhàu là điều trị bệnh tiểu đường, mụn nhọt ngoài da, huyết áp cao, đau mỏi xương khớp, tụ máu do chấn thương, rối loạn kinh nguyệt,... Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY NHÀU

Đặc điểm tự nhiên

Nhàu là cây thân gỗ nhỏ, chiều cao trung bình từ 6 – 8m. Cây có thân nhẵn và phân chia thành nhiều cành to. Lá mọc đối xứng, phiến lá có hình bầu dục, nhọn ở 2 đầu, lá rộng 5 – 7cm, dài 12 – 15cm.

Hoa mọc ở cuống lá hoặc ngọn cành và có màu trắng. Quả có hình trứng, mặt ngoài xù xì, có màu xanh lục khi non và chuyển sang màu trắng hồng khi chín và dài khoảng 5 – 7cm. Bên trong quả có nhân cứng ở giữa, thịt mềm, trắng và thơm.

Cây nhàu ra hoa vào tháng 1 – 2 và sai quả vào tháng 7 – 8 hằng năm.

Cây nhàu mọc hoang ở Đông Nam Á và vùng Tây Ấn. Ở nước ta, cây nhàu phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung như Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng Trị,... hoặc các tỉnh miền Nam như An Giang, Bình Dương,... Hiện ở miền Bắc có nhiều nơi trồng cây nhàu như Thái Bình, Hà Nội,...

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Lá, vỏ thân, rễ và quả nhàu được sử dụng để bào chế thuốc. Ngoài ra quả nhàu còn được nhân dân dùng ăn như một loại trái cây thông thường.

Thu hái: Thu hái rễ, vỏ thân  quanh năm. Quả thu hái theo mùa.

Chế biến: Hầu hết các bộ phận của cây nhàu đều được dùng tươi, riêng rễ đem sấy hoặc phơi khô để dùng dần.

Bảo quản dược liệu đã sơ chế khô ở những nơi thoáng mát và khô ráo.

Thành phần hóa học

Vỏ rễ nhàu có chứa moridone, chủ yếu dưới dạng glucosid là moridine,C28H30O15.

Ngoài ra, quả chứa ít tinh dầu, trong đó có acid hexanoic, acid octanoic, một ít parafin và các ester của các alcol ethylic và methylic. Lá cũng có mordine.

Năm 1982, tác giả Đàm Trung Bảo (Đại học Dược Hà Nội) cho biết trong Nhàu có nhiều selenium.

Tác dụng

+Các nghiên cứu được thực hiện từ năm 1990 đến nay cho thấy, quả nhàu có tác dụng điều trị béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, suy nhược, bệnh tim, đau nhức,…

+Nước ép từ quả nhàu không chứa độc và có tác dụng cải thiện cơn đau do các bệnh mãn tính như viêm khớp, bệnh tim, ung thư,…

+Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, hợp chất proxeronine trong trái nhàu có tác dụng thúc đẩy tế bào trong cơ thể chống lại nhiễm trùng và giảm đau.

+Cây nhàu có tác dụng hạ huyết áp, an thần kinh giao cảm, lợi tiểu nhẹ và nhuận tràng.

+Quả nhàu chứa thành phần oxy hóa mạnh mẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu khoáng chất, vitamin,… Ngoài ra các chất chống oxy hóa còn có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do có hại.

+Nước ép từ quả nhàu có tác dụng sản xuất tế bào T – có vai trò tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

+Một số nghiên cứu cho thấy, cây nhàu có tác dụng chống viêm đối với một số bệnh lý xương khớp như hội chứng ống cổ tay và bệnh viêm khớp mãn tính.

+Ngoài ra, quả nhàu còn có tác dụng giảm vết sưng do bỏng hoặc do chấn thương.

+Dịch chiết từ quả nhàu có chứa Damnacanthal có tác dụng ức chế tế bào ác tính, từ đó làm giảm máu đến khối u và thu nhỏ kích thước khối u ác tính.

+Bên cạnh đó, dịch chiết từ dược liệu còn có tác dụng ức chế quá trình tiết dịch ở niêm mạc tá tràng và dạ dày. Vì vậy quả nhàu còn được sử dụng trong quá trình điều trị trào ngược acid dạ dày, viêm dạ dày,…

Công dụng

Quả nhàu có vị hăng, cay và nồng, tính mát. Rễ có vị chát, tính bình. Và sẽ có công dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị đau lưng và nhức mỏi xương khớp.

+Hỗ trợ điều trị nhuận tràng, chữa kiết lỵ.

+Điều trị hen suyễn, viêm phế quản, cảm mạo.

+Điều trị cao huyết áp, mất ngủ.

+Điều trị đái tháo đường.

+Điều trị mụn nhọt ngoài da.

+Điều trị đau lưng do thận yếu.

+Điều trị đau nửa đầu và nhức đầu kinh niên.

+Điều trị tụ máu, bầm tím do chấn thương.

+Điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt ở bệnh nhân cao huyết áp.

+Giúp nuôi dưỡng tóc và cải thiện các bệnh về da đầu.

Liều dùng

Liều dùng tham khảo:

Lá tươi: 8-20g/ngày.

Rễ khô: 20-30g/ngày.

Lưu ý khi sử dụng

Không dùng dược liệu cho người có huyết áp thấp.

Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc hạ áp.

Nhàu có tác dụng thông kinh hoạt huyết nên không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.

Thận trọng khi dùng bài thuốc và nước ép nhàu cho bệnh nhân bị viêm thận.

 

Có thể bạn quan tâm?
NGÔ CÔNG

NGÔ CÔNG

Rết là một vị thuốc có nhiều công dụng hữu ích, phần thân phơi khô của con Rết được sử dụng như một vị thuốc có tên gọi là Ngô công. Trong Y học cổ truyền, Ngô công có các công dụng như chữa chứng co giật, giải độc rắn cắn, chữa đau đầu hoặc đau nhức gân xương do phong thấp.
administrator
TINH DẦU BẠC HÀ

TINH DẦU BẠC HÀ

Tinh dầu bạc hà là một thành phần không còn xa lạ, được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của chúng ta. Tinh dầu này được chiết xuất từ cây bạc hà, được sử dụng từ nhiều thế kỷ trong điều trị các bệnh lý trên tiêu hóa, giảm cảm lạnh, nhức đầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về cách dùng và những lưu ý khi sử dụng tinh dầu bạc. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tinh dầu bạc hà và những công dụng của nó nhé.
administrator
MƯỚP GAI

MƯỚP GAI

Mướp gai có tác dụng chống oxy hóa, có vai trò trong hiệu quả bảo vệ gan. Thân rễ có vị cay, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tán ứ, trừ đờm, bình suyễn.
administrator
SINH ĐỊA

SINH ĐỊA

Sinh địa là loài cây thân thảo, sống lâu năm, có thể cao tới 40 – 50cm. Toàn cây có lông tơ mềm màu tro trắng. Thân không có khả năng phát sinh cành. Các đốt trên thân rất ngắn, mỗi đốt mang 1 lá. Các đốt thân phía trên dài ra nhanh ở thời kỳ cây bắt đầu ra hoa. Sau khi ra hoa, cây đạt chiều cao tối đa.
administrator
XUÂN HOA

XUÂN HOA

Xuân hoa (Pseuderanthemum palatiferum) là một loại dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại. Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, xuân hoa đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong việc chữa trị nhiều bệnh lý. Dưới đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm và công dụng của Xuân hoa.
administrator
LONG NÃO

LONG NÃO

Cây Long não (Cinnamomum camphora N. et E.) hay còn được gọi là dã hương, chương não, long não hương, mai hoa băng phiến, là cây thuộc họ long não (Lauraceae).
administrator
NGHỆ VÀNG - KHƯƠNG HOÀNG

NGHỆ VÀNG - KHƯƠNG HOÀNG

Nhắc đến Nghệ vàng, ai cũng sẽ biết đến một loại dược liệu có vẻ ngoài giống với Gừng nhưng có mùi vị và màu sắc rất đặc trưng và thường được sử dụng từ xa xưa. Phần thân rễ cây Nghệ vàng được gọi là Khương hoàng. Ngoài công dụng thường thấy là dùng để làm gia vị trong những món ăn, Khương hoàng còn được biết đến như là một vị thuốc tốt với nhiều công dụng hữu ích trong điều trị các bệnh lý về dạ dày. Bên cạnh đó, còn nhiều những công dụng tuyệt với khác mà Nghệ vàng hay Khương hoàng còn có thể mang lại cho sức khỏe con người.
administrator
CÀ CUỐNG

CÀ CUỐNG

Cà cuống hay còn gọi là Cà dương, Long Sắt..., tên khoa học là Lethocerus indicus. Tinh dầu cà cuống được sử dụng với liều lượng thấp như một chất kích thích tâm thần để gây hưng phấn và cải thiện một chút hoạt động tình dục.
administrator