DÂY GẮM

Dây gắm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vương tôn, dây gắm lót, dây mấu, dây sót. Dây gắm là loài thực vật thân leo, mọc hoang ở các vùng núi cao tại miền Bắc nước ta. Dược liệu này có vị đắng, tính bình, công năng tán hàn, khu phong, trừ thấp, giải độc, sát trùng và tiêu viêm. Nhân dân thường sử dụng dây gắm để chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp do phong thấp hoặc thống phong (bệnh gút). Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

DÂY GẮM

Đặc điểm tự nhiên

Dây gắm là loại thân leo trườn hóa gỗ, mọc cao, thân dài tới 10 – 12m. Thân cành có tiết diện tròn hoặc bầu dục, có nếp nhăn dọc. Thân cây to, phình lên ở các đốt.

Lá Gắm là loại lá đơn, mọc đối, có kích thước và hình dạng thay đổi, có thể hình thuôn dài hoặc hình bầu dục. Vật liệu phiến lá là da hoặc bán da. Lá to bản, dài 10–25cm, rộng 4–11 cm, đầu là tù hơi có mũi nhọn. Lá dày, mặt trên nhẵn bóng.

Hoa Gắm mọc từ thân cành. Hoa đực và hoa cái khác gốc, tập hợp thành nón. Nón đực mọc thành chùy dài 8cm ở các mấu cành, phân nhánh 2 lần. Nón cái mọc thành chùm. Mỗi nón cái gồm nhiều hoa, mọc thành vòng 20 cái. Quả hình bầu dục, bóng, mặt ngoài phủ một lớp như sáp, khi chín có màu vàng đỏ. Quả có cuống ngắn. Hạt to, kích thước dài 1,5–2cm, đường kính 1-1,2 cm. Cây ra hoa tháng 6 – 8, có quả tháng 10 – 12.

Vỏ cho sợi có thể làm dây buộc. Hạt ăn được, có thể dùng rang lên hoặc ép lấy dầu.

Dây Gắm mọc tự nhiên trong rừng thường xanh, ở độ cao 200 – 1200 m. Phân bố ở các tỉnh: Sapa, Hà Giang, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Nội (Ba Vì), Quảng Trị, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Tây Ninh, Long An, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang (Đảo Phú Quốc)…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Thân và rễ được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Sau khi thu hái, đem rửa sạch rồi thái từng lát mỏng, phơi cho khô hoàn toàn.

Dược liệu nên được bảo quản nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát. Tránh những chỗ ẩm thấp. Nên thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện tình hình mối mọt, ẩm mốc làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.

Thành phần hóa học

+Qua nghiên cứu cho thấy trong dây Gắm có sự hiện diện của tinh dầu, chất béo, Triterpenoid, Anthraquinon, Anthraglycosid, Alkaloid, Flavonoid, Tannin, Saponin, chất khử và acid hữu cơ.

Hàm lượng Alkaloid, Flavonoid, Saponin toàn phần trung bình trong dây Gắm lần lượt là 3,29%, 1,94%, 2,13%.

Tác dụng

+Các cao chiết từ dây Gắm có hoạt tính kháng khuẩn đối với E.coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Salmonella typhimurium. Trong đó cao ethyl acetate thể hiện hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất.

+Tác dụng chống oxy hóa theo cơ chế đánh bắt gốc tự do DPPH, hoạt tính ức chế alpha-Amylase và alpha-glucosidase. Điều này góp phần cho việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn, đái tháo đường và các bệnh liên quan đến gốc tự do.

+Thực nghiệm trên tim cô lập của chuột nhận thấy, hoạt chất dl-dimethyl coclaurin hydroclorid từ dược liệu có tác dụng làm mạnh tim.

+Tiêm dịch chiết xuất từ cây dây gắm cho chuột thực nghiệm nhận thấy thuốc có tác dụng chống co thắt phế quản (bình suyễn) với liều 0.1mg/ kg thể trọng.

+Kết quả thực nghiệm cho thấy nước sắc từ cây dây gắm có tác dụng giảm ho nhẹ và bình suyễn.

Công dụng

Dây gắm có vị đắng, tính bình và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị đau nhức xương khớp do bệnh phong thấp.

+Hỗ trợ điều trị chứng đau nhức gân xương.

+Điều trị phong thấp.

+Hỗ trợ điều trị bệnh gout.

+Điều trị bệnh sốt rét.

+Điều hòa kinh ngắn.

+Điều trị rắn cắn.

Liều dùng

+Cây dây gắm được sử dụng ở dạng đắp ngoài, thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Liều dùng uống: 15 – 30g/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng

Để biết thêm bài thuốc và công dụng của cây dây gắm, bạn có thể trao đổi trực tiếp với thầy thuốc hoặc bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.

 
Có thể bạn quan tâm?
BỒ KẾT

BỒ KẾT

Bồ kết, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tạo giác, phắc kết, co kết, trư nha tạo giác, tạo giáp, tạo giác, co kết. Bồ kết là loại quả dùng để gội đầu, rất an toàn và dường như không có tác dụng phụ. Từ xa xưa, phụ nữ Việt đã có thói quen sử dụng loại thảo dược thiên nhiên này để gội đầu nhằm nuôi dưỡng mái tóc suôn mượt và chắc khỏe. Nhưng bên cạnh đó, nó còn rất nhiều công dụng khác với sức khỏe và làm đẹp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGŨ LINH CHI

NGŨ LINH CHI

Ngũ linh chi cũng là một vị thuốc xuất hiện nhiều trong y học cổ truyền với nhiều tác dụng chữa bệnh. Hiện nay vị thuốc này chỉ có thể được nhập từ Trung Quốc do chưa tự bào chế và sản xuất được ở Việt Nam.
administrator
MỒNG TƠI

MỒNG TƠI

Nhắc đến Mồng tơi hầu như ai cũng biết đến đây là một loại rau ăn lá rất phổ biến ở nước ta, thường có mặt trong rất nhiều bữa cơm gia đình Việt Nam với các món canh từ Mồng tơi rất đỗi quen thuộc. Tuy nhiên, không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà Mồng tơi còn là một vị thuốc rất thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý khác nhau trong Y học cổ truyền.
administrator
BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO

BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO

Bạch hoa xà thiệt thảo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Lưỡi rắn hoa trắng, lữ đồng, giáp mãnh thảo. Càng ngày người dân ta càng phải đối mặt với căn bệnh ung thư nhiều hơn, vì vậy nền Đông y cũng không ngừng phát triển nghiên cứu những dược liệu có tác dụng hỗ trợ chữa trị căn bệnh này. Bạch hoa xà thiệt thảo cũng là một trong những loại cây có tác dụng chữa trị ung thư hiệu quả. Bạch hoa xà thiệt thảo đã được sử dụng hàng ngàn năm trong Y Học Cổ Truyền như một loại thuốc thanh nhiệt giải độc, nhưng nó đã trở nên phổ biến với tác dụng chống ung thư. Đồng thời, các nghiên cứu cũng cho thấy nhiều tác dụng khác như tác dụng chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, kháng viêm, bảo vệ thần kinh.
administrator
CÓC

CÓC

Loài cóc được nuôi rất phổ biến ở nước ta và một số nước lân cận như Trung Quốc, Campuchia, Lào. Nó thích sống trong môi trường nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm, đặc biệt là gần sông, đồng ruộng và các khoảng trống trên tường (khe tường).
administrator
TRÁI CHÚC

TRÁI CHÚC

Chúc là một loại thực vật có nguồn gốc từ Châu Á. Trong đó, trái chúc có nhiều múi là đặc sản của tỉnh An Giang. Những bộ phận của cây đều có nhiều công dụng trong cuộc sống, đặc biệt trong ẩm thực. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về trái chúc và những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe của chúng ta.
administrator
CÙ MẠCH

CÙ MẠCH

Trong đông y, cù mạch là một loại cây cỏ có tính lạnh, vị đắng, hợp với hai kinh: Tâm và tiểu trường. Vị thuốc này có tác dụng điều trị sỏi đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, bí tiểu và các vấn đề về xương khớp.
administrator
CHUỐI HỘT

CHUỐI HỘT

Chuối hột là một vị thuốc Nam quý, thường được dùng để ngâm rượu, nấu uống, có tác dụng thông kinh lạc, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, sỏi tiết niệu.
administrator