BỒ KẾT

Bồ kết, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tạo giác, phắc kết, co kết, trư nha tạo giác, tạo giáp, tạo giác, co kết. Bồ kết là loại quả dùng để gội đầu, rất an toàn và dường như không có tác dụng phụ. Từ xa xưa, phụ nữ Việt đã có thói quen sử dụng loại thảo dược thiên nhiên này để gội đầu nhằm nuôi dưỡng mái tóc suôn mượt và chắc khỏe. Nhưng bên cạnh đó, nó còn rất nhiều công dụng khác với sức khỏe và làm đẹp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

BỒ KẾT

Đặc điểm tự nhiên

Bồ kết là một cây to cao chừng 6-8m, trên thân có những túp gai có phân nhánh, dài tới 10-15cm. Lá kép lông chim, cuống chung có lông và có rãnh dọc, 6-8 đôi lá chét, hình trứng dài, dài trung bình 25mm, rộng 15mm.

Hoa màu trắng khác gốc hay tạp tính, mọc thành chùm hình bông.

Quả giáp, dài 1 – 12 cm, rộng 15 – 20 mm, hơi cong hình lưỡi liềm hay thẳng, quả mỏng nhưng ở những nơi có hạt thì nổi phình lên, tròn mặt quả có phủ lớp phấn màu xanh nhạt. Trong quả có 10 - 12 hạt dài 10mm, rộng 7mm, dày 4mm, màu vàng nâu nhạt, quanh hạt là một chất cơm màu vàng nhạt.

Mùa bồ kết: Tháng 10-11.

Cây bồ kết mọc hoang và được trồng tại nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Còn thấy mọc tại các tỉnh miền Nam Trung Quốc. Riêng đảo Cát Bà (Hải Phòng) có tới 40.000 cây, hàng năm cho tới 40 tấn bồ kết.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Quả, hạt, gai của cây được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Vào tháng 10-11, quả chín, hái về phơi hay sấy khô. Khi mới hái quả có màu xanh hay hơi vàng, phơi và để lâu có màu đen bóng.

Gai bồ kết có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào các tháng 9 đến tháng 3 năm sau.

Chế biến: Quả bồ kết: Thu hái những quả chín đem về phơi khô. Khi sử dụng, bỏ hết hạt, có thể dùng khi còn sống hoặc mang đi tẩm nước cho mềm sau đó sấy khô. Hoặc đốt cho cháy thành than rồi tán thành bột mịn.

Hạt bồ kết: Được lấy từ những quả bồ kết chín đã được phơi hoặc sấy khô.

Gai bồ kết: Được hái ở trên thân của cây, sau đó đem về phơi hoặc sấy khô. Ngoài ra, bạn cũng có thể thu hái về, nhân lúc gai còn đang tươi chặt thành từng khúc mỏng rồi phơi khô.

Sau khi được chế biến, có thể cho chúng vào lọ thủy tinh hoặc bao ni lông rồi bịt kín. Đem cất ở những nơi thoáng mát, khô ráo, tránh mối mọt. Điều này sẽ giúp cho bạn có thể dùng nó để sử dụng trong thời gian dài.

Thành phần hóa học

Thành phần chính trong quả bồ kết là chất Saponin. Chất này không mùi, vị nhạt, gây hắt hơi mạnh,

Ngoài ra còn chưa 8 hợp chất khác của flavonoid.

Tác dụng

+Tác dụng kháng khuẩn: Dịch chiết chứa Saponin từ bồ kết có tác dụng ức chế trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn mủ xanh, phẩy khuẩn tả cùng các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột Gram âm và một số nấm ngoài da. Ngoài ra còn diệt được trùng roi âm đạo.

+Hỗn hợp flavonoid và saponaretin có hoạt tính chống siêu vi trùng, kích thích quá trình mọc tóc, trị rụng tóc, đồng thời chất này còn có tác dụng giảm đau hiệu quả.

+Có tác dụng thông sữa.

+Saponin triterpen từ quả bồ kết thường khó hấp thu ở ruột và dạ dày nhưng có tác dụng kích thích cục bộ niêm mạc dạ dày gây chảy nước bọt, nước mũi, gây nôn mửa đi ngoài, dùng với liều lớn làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa

Công dụng

Bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn. Nước bồ kết gội đầu, giặt quần áo lụa, len có màu không bị ố. Ngoài việc dùng bồ kết làm nguyên liệu để chế chất saponin, bồ kết còn được dùng trong đông y để chữa nhiều bệnh khác nhau:

+Điều trị nhức răng, đau răng.

+Điều trị trẻ con chốc đầu, rụng tóc.

+Điều trị bệnh lỵ lâu ngày.

+Điều trị mụn nhọt.

+Hỗ trợ điều trị phụ nữ bị sưng vú.

+Điều trị nghẹt mũi, khó thở hoặc bị viêm xoang.

+Điều trị ghẻ lở lâu năm.

+Điều trị quai bị.

+Hỗ trợ tiêu hóa.

+Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da đầu.

+Điều trị viêm nhiễm hô hấp.

+Điều trị ho có đờm.

+Điều trị méo miệng do trúng gió.

Liều dùng

Liều lượng: 5-10g/ngày và sắc lên để uống.

Lưu ý khi sử dụng

+Phụ nữ có thai và người bị viêm loét dạ dày không được dùng.

+Bột bồ kết gây hắt hơi mạnh.

 

Có thể bạn quan tâm?
THANH YÊN

THANH YÊN

Thanh yên (Citrus medica) là một loại cây thuộc họ Cam, được sử dụng làm dược liệu từ rất lâu đời trong Y học cổ truyền. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã được trồng rộng rãi trên khắp châu Á. Thanh yên có nhiều thành phần hữu ích và được sử dụng trong nhiều bài thuốc để chữa bệnh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Thanh yên có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
administrator
TỬ UYỂN

TỬ UYỂN

Tử uyển (Aster tataricus) là một loài thực vật thuộc họ Cúc, được sử dụng trong y học cổ truyền với công dụng giảm viêm, giảm đau và hỗ trợ tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tử uyển và cách sử dụng tốt nhất cho sức khỏe nhé.
administrator
ĐINH LĂNG

ĐINH LĂNG

Đinh lăng (Polyscias fruticosa) là một loại cây dược liệu có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được sử dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu đời. Loài cây này có vị ngọt, tính ấm và có tác dụng bổ thận, tăng cường sức khỏe, giảm đau nhức, điều hòa kinh nguyệt, tăng cường tuần hoàn máu và hỗ trợ trị liệu bệnh ung thư. Hiện nay, Đinh lăng được nghiên cứu để phát triển thành các sản phẩm chức năng và có tiềm năng trong điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, việc sử dụng Đinh lăng cần tuân thủ đúng liều lượng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe.
administrator
TANG KÍ SINH

TANG KÍ SINH

Vị thuốc Tang kí sinh thực chất là người ta thu hoạch cây Tầm gửi mọc kí sinh trên cây Dâu, sau đó chế biến và sử dụng theo mục đích. Cây tầm gửi được sử dụng nhiều trong Đông y như một vị thuốc trị bệnh phong thấp rất hiệu quả. Ngoài tác dụng chính nói trên, người ta còn sử dụng vị thuốc này để chữa trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác.
administrator
LỘC NHUNG

LỘC NHUNG

Khi nhắc đến tứ thượng dược “Sâm, nhung, quế, phụng” thì người ta liền nghĩ ngay đến vị thuốc Lộc nhung – hay còn được gọi với cái tên phổ biến là Nhung hươu. Vốn được biết đến như là một vị thuốc có tác dụng sinh tinh, dưỡng huyết, ích dương, bổ gân và xương rất hiệu quả. Ngoài ra, Lộc nhung còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Ngày nay, Lộc nhung càng được các quý ông quan tâm để bổ thận, tráng dương và tăng cường sinh lý của cơ thể.
administrator
ĐINH HƯƠNG

ĐINH HƯƠNG

Đinh hương là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền và hiện đại. Với hương vị đặc trưng cùng với khả năng chữa bệnh đa dạng, đinh hương đã được sử dụng từ rất lâu đời trong các bài thuốc Đông Y. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đinh hương để chăm sóc sức khỏe.
administrator
DÂU TẰM

DÂU TẰM

Dâu tằm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tầm tang, cây mạy môn. Từ rất lâu đời, cây Dâu tằm đại diện cho truyền thống trồng dâu nuôi tằm của nhân dân ta. Không chỉ có vậy, gần như toàn bộ các bộ phận trên cây Dâu tằm đều là những vị thuốc có tác dụng chữa bệnh. Từ lá, quả đến cành, rễ, vỏ thân, ký sinh của Dâu tằm. Mỗi bộ phận đều có tên riêng và công dụng riêng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐA LÔNG

ĐA LÔNG

Đa lông (Ficus drupacea) là một loại cây thuộc họ Dâu tằm, có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ. Dược liệu của Đa lông được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa các bệnh như ho, hen suyễn, đau khớp và tiêu chảy. Đặc biệt, thành phần chính của Đa lông là các hợp chất flavonoid và saponin đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp và đường tiêu hóa.
administrator