LỘC NHUNG

Khi nhắc đến tứ thượng dược “Sâm, nhung, quế, phụng” thì người ta liền nghĩ ngay đến vị thuốc Lộc nhung – hay còn được gọi với cái tên phổ biến là Nhung hươu. Vốn được biết đến như là một vị thuốc có tác dụng sinh tinh, dưỡng huyết, ích dương, bổ gân và xương rất hiệu quả. Ngoài ra, Lộc nhung còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Ngày nay, Lộc nhung càng được các quý ông quan tâm để bổ thận, tráng dương và tăng cường sinh lý của cơ thể.

daydreaming distracted girl in class

LỘC NHUNG

Giới thiệu về dược liệu Lộc nhung

Lộc nhung là phần sừng còn non, chưa bị xương hóa của con hươu đực. Còn được biết đến với các tên gọi khác như: Quan lộc nhung, Huyết nhung, Hoàng mao nhung,... Tên khoa học là: Cornu Cervi pantotrichum, thuộc họ Hươu (Cervidae). Thông thường, thời điểm thu hoạch sừng hươu sẽ vào mùa hè và mùa xuân năm sau sừng hươu sẽ mọc lại. Đối với sừng hươu được chọn làm dược liệu thì phải chọn hươu đực trên 3 tuổi.

Tổng quan về dược liệu Lộc nhung

Lộc nhung có thể được thu hoạch từ hươu nai săn bắt hoặc nuôi ở Việt Nam. Tuy nhiên để bảo tồn thiên nhiên nên chọn cách thu hoạch từ hươu nai được nuôi dưỡng. Việt Nam có khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh là khu vực nuôi nhiều hươu nai đực dùng để thu hoạch và chế biến các sản phẩm từ Lộc nhung.

Từ 2 tuổi, hươu đực đã bắt đầu có sừng, tuy nhiên để sừng hươu khi thu hoạch có giá trị sử dụng thì nên chờ đến khi hươu được 3 tuổi. Sừng non mới của hươu khi mọc lên dài từ 5 – 10 cm, được phủ đầy lông tơ nên khi sờ cảm giác rất mịn. Bên trong có chứa nhiều mạch máu và các mô sụn. Mùa nhung hươu vào khoảng tháng 2 – 3 trong năm.

Đặc điểm của dược liệu Lộc nhung

Khi quan sát, Lộc nhung (hay nhung hươu) có hình trụ, phân nhánh. Tùy theo số lượng nhánh phụ mọc kèm theo nhánh chính mà lộc nhung được phân loại ra thành “nhánh đôi” hoặc “nhánh ba”.

Đối với nhánh đôi, nhánh lớn dài khoảng 17 – 20 cm,  đường kính mặt cắt có thể đến 5 cm. Nhánh phụ có chiều dài từ 9 – 15 cm, đường kính nhỏ hơn một chút so với nhánh chính. Đối với nhánh ba, nhánh lớn dài từ 23 – 33 cm, tuy nhiên đường kính mặt cắt nhỏ hơn so với nhánh đôi. Lớp da mặt ngoài của các nhánh có màu đỏ nâu hoặc màu nâu, mặt cắt có màu trắng hoặc màu trắng hơi ngả vàng. Thể chất nhẹ, có mùi hơi tanh, vị mặn.

Bên cạnh cách phân loại trên, Lộc nhung còn có nhiều cách phân loại khác dựa trên:

- Theo giai đoạn thu hoạch và giai đoạn phát triển của nhung hươu: 

+ Huyết nhung: được cắt khi sừng non chưa phân nhánh, là loại nhung có giá trị cao nhất.

+ Nhung yên ngựa: được cắt khi sừng vừa bắt đầu phân nhánh.

+ Nhung chìa vôi: loại nhung thu hoạch khi hươu chưa đủ 3 tuổi, có giá trị thấp do hàm lượng hoạt chất bên trong thấp.

+ Nhung gác sào: loại nhung thu hoạch khi sừng hươu đã già, có giá trị thấp.

- Theo trạng thái của nhung hươu:

+ Nhung hươu khô: Lộc nhung đã qua chế biến sau khi thu hoạch, hàm lượng hoạt chất hơi giảm so với lúc còn tươi.

+ Nhung hươu tươi: là loại nhung chưa qua chế biến, hàm lượng hoạt chất còn 100%.

Cách thu hái và chế biến Lộc nhung

Đối với loại cưa dùng để cưa sừng hươu phải chọn loại thật bén và làm bằng thép không gỉ, chọn vị trí để cưa cách đế nhung khoảng 3 cm. Phải cưa thật nhanh và dứt khoát. Nhung hươu sau khi cưa phải được làm sạch để loại bỏ các bụi và các chất bẩn bám lên.

Máu nhung chảy ra sau khi cưa có thể dùng để pha rượu uống, tuy nhiên phải hạn chế lấy càng ít máu càng tốt để không hại hươu. Muốn hãm cho máu không chảy có thể dùng mực tàu trộn với than gỗ mịn bôi vào chỗ cắt để cầm máu.

Nhung sau khi được cắt không được để lâu mà phải chế biến ngay để tránh ruồi bọ, có 2 cách để chế biến nhung hươu: 

+ Cách 1: ngâm nhung hươu vừa cắt với rượu trong 1 đêm, chú ý để phần mặt cắt hướng lên không ngập trong rượu để các dưỡng chất không bị hòa tan. Sau đó ngâm phần nhung với phần cát rang nóng, khi cát nguội thì thay phần cát rang mới. Làm đến khi Lộc nhung khô hẳn.

+ Cách 2: Tẩm rượu vào nhung hươu rồi sấy cho đến khi khô kiệt lại.

Thời gian chế biến nhung hươu trong khoảng từ 2 – 3 ngày. Nhung hươu sau khi chế biến có thể thái thành từng lát mỏng để dùng. Thường theo tỉ lệ 800 g cặp nhung hươu tươi khi chế biến xong sẽ thu được khoảng 250 g dược liệu.

Thành phần hóa học của Lộc nhung

Lộc nhung chứa nhiều các nhóm hợp chất, bao gồm: protid, lipid, phospholipid, polysaccharide, acid amin (25 loại acid amin đã được tìm thấy trong Lộc nhung), các chất khoáng (P, Na, K, Ca, Mg…), các nguyên tố vi lượng (Fe, Cu, Co, Zn,…). 

Trong Lộc nhung còn tìm thấy các nhóm chất có tác dụng trên xương khớp như: chondroitin, hyaluronic acid, glucosamin. Ngoài ra còn tìm thấy các thành phần hormon như estrogen, androgen giúp cải thiện các tình trạng rối loạn sinh lý của cơ thể. Các enzyme có tác dụng chống lại các quá trình oxy hóa và lão hóa cũng được tìm thấy trong lộc Nhung

Lộc nhĩ tinh (hay Pantocrin) là một loại tinh chất nhung hươu được chiết xuất từ loại hươu có nguồn gốc Liên Bang Nga, với quy trình nuôi dưỡng và sản xuất nghiêm ngặt. Pantocrin hiện được sử dụng như một loại thuốc hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe để điều trị và hỗ trợ điều trị các rối loạn khác nhau như lão hóa, giảm ham muốn tình dục, tăng huyết áp, tăng cholesterol huyết, các bệnh về xương khớp,…

Tác dụng – công dụng theo y học hiện đại của Lộc nhung

Các nghiên cứu in vitro và in vivo về dược lý đã chứng minh Lộc nhung có khả năng chống huyết khối, chống đông máu, chống lão hóa, chống ung thư, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, chống lại các quá trình viêm và oxy hóa của cơ thể.

Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra Lộc nhung có hoạt tính tăng cường các chức năng sinh lý và ham muốn tình dục ở cả nam giới và nữ giới, điều hòa quá trình tạo hồng cầu của cơ thể và kích thích quá trình mọc tóc. Ngoài ra Lộc nhung còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể, giúp ăn uống ngon hơn, bớt mệt mỏi hơn.

Đối với hệ tim mạch, hoạt chất pantocrinum được tìm thấy trong Lộc nhung có tác dụng tăng lưu lượng máu đến động mạch vành, làm giảm nhịp tim và tăng biên độ co bóp của cơ tim, từ đó giúp tim tống máu đi khắp cơ thể được hiệu quả hơn.

Các thành phần như chondroitin, glycosaminoglycans trong Lộc nhung còn có tác dụng cải thiện các triệu chứng đau nhức do thoái hóa xương khớp, giúp cơ thể vận động dẻo dai, linh hoạt.

Tác dụng – công dụng theo y học cổ truyền

- Tính vị: vị ngọt, mặn và có tính ôn.

- Quy kinh: Thận, Tâm, Can, Tâm bào.

- Công năng, chủ trị: 

+ Có tác dụng bổ tinh, ích khí và trợ dương. Dùng điều trị các triệu chứng do thận hư suy, người có sức khỏe yếu, đau nhức gân xương. Người đi tiểu đêm nhiều, sinh hoạt tình dục kém.

+ Đối với nữ giới Lộc nhung có tác dụng bổ tủy, bổ huyết, tán ứ cho, giúp hỗ trợ và cải thiện các triệu chứng ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, cải thiện chức năng sinh sản và tăng hứng thú với hoạt động tình dục.

+ Lộc nhung khi sử dụng còn khiến tinh thần sản khoái, ăn được, ngủ tốt, giúp tăng cân. Trẻ em khi sử dụng sẽ khiến cho xương cốt cứng cáp, mau lớn, nhanh biết đi. 

Cách dùng – Liều dùng của Lộc Nhung

- Theo một số tài liệu tham khảo, liều dùng của Lộc nhung từ 1 – 3 g, bắt đầu dùng từ liều thấp và sau đó tăng dần. Nên tránh dùng liều cao ngay từ ban đầu có thể gây tác dụng phụ.

- Khi sử dụng, tán dược liệu thành bột và hòa vào nước uống, không dùng để sắc.

Một số bài thuốc dân gian có Lộc nhung

- Nhung hươu ngâm rượu: có tác dụng trị các chứng bệnh do thận hư, tiểu nhiều, liệt dương.

+ Chuẩn bị: lấy 20 – 40 g Lộc nhung, ngâm với rượu 40o trong khoảng thời gian 1 tuần. Liều dùng từ 1 - 2 chén rượu vào mỗi ngày sẽ giúp tăng cường các chức năng sinh lý của nam giới.

- Bài thuốc nhung hươu giúp mạnh gân cốt, tăng ham muốn tình dục: 

 Chuẩn bị: 

+ Lấy 30 g Lộc nhung, 10 g Nhân sâm nghiền thành bột mịn.

+ 100 g Địa hoàng, 90 g Hoàng kỳ, 45 g Đương quy sắc 3 lần nước, sau đó trộn lẫn 3 lần nước thuốc vào với nhau, bỏ bã thuốc.

+ Hòa nước thuốc với bột mịn, thêm mật ong nguyên chất thành hỗn hợp cao lỏng.

+ Mỗi ngày dùng 2 - 3 lần, mỗi lần khoảng 5 mL.

- Bài thuốc Lộc nhung chữa thiếu máu:

+ Chuẩn bị: lấy 200 g Lộc nhung, nghiền thành bột mịn. Mỗi lần uống lấy 1 – 3 g bột hòa với nước uống. ngày dùng 1 lần

Lưu ý khi sử dụng Lộc nhung

Lộc nhung tuy có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên một số đối tượng khi sử dụng cần phải lưu ý như phụ nữ đang mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ.

Khi sử dụng có thể gây một số tác dụng phụ cho người uống như các rối loạn trên hệ tiêu hóa, kích ứng da gây đỏ và ngứa, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.

Đối với những người có tình trạng hỏa dương mạnh (sốt cao, sốt nhiễm trùng, đái tháo đường…) khi sử dụng Lộc nhung cần phải có sự tham vấn từ bác sĩ.

 

Có thể bạn quan tâm?
RIỀNG

RIỀNG

Theo Y học cổ truyền, riềng có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, chống lạnh, giảm đau, cảm nôn, ợ hơi, kích thích tiêu hóa, chữa cảm sốt, giảm đau
administrator
DIỆP HẠ CHÂU

DIỆP HẠ CHÂU

Diệp hạ châu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu đắng, cây cau trời. Diệp hạ châu đắng hay còn được gọi là chó đẻ. Đây là vị thuốc được sử dụng nhiều trong dân gian để điều trị các bệnh về gan. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY DUNG

CÂY DUNG

Chè dung là một loại thảo dược được sử dụng để pha uống như lá trà, chè xanh.Với đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn, cây dung được dùng như vị thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng ợ nóng và khó chịu ở dạ dày. Đồng thời, dược liệu tự nhiên này còn giúp trung hòa acid dạ dày. Từ đó giúp làm lành vết loét ở niêm mạc dạ dày và thông huyết đau bụng, làm giảm đau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BỒ CÔNG ANH

BỒ CÔNG ANH

Cây bồ công anh là loài thực vật khá gần gũi và thân quen với nhiều người bởi sự có mặt ở hầu hết mọi nơi. Thực tế, khá nhiều người lầm tưởng đây chỉ là giống cỏ dại ven đường mà không hề biết cả rễ, thân, lá và hoa bồ công anh là nguyên liệu trong những bài thuốc cổ phương để giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BÀN LONG SÂM

BÀN LONG SÂM

Theo dân gian, Bàn long sâm thường được sử dụng trong trường hợp suy nhược cơ thể. Bàn long sâm còn có tên gọi khác là Sâm cuốn chiếu, Mễ dương sâm, Thao thảo.
administrator
HÒE HOA

HÒE HOA

Hòe hoa là một dược liệu phổ biến trong Y học cổ truyền, có tác dụng chữa cao huyết áp, chữa chảy máu cam, băng huyết, trĩ chảy máu, phòng ngừa chứng đứt mạch máu não, ho ra máu, đái ra máu, đau mắt, xích bạch lỵ,…
administrator
RAU CẦN TA

RAU CẦN TA

Rau cần ta có tên khoa học là Oenanthe javanica, là một dược liệu được sử dụng rất nhiều với công dụng cải thiện sức khỏe.
administrator
MẬT ONG

MẬT ONG

Nhắc đến Mật ong, ai cũng sẽ nghĩ ngay đến 1 nguyên liệu có thể được sử dụng làm thực phẩm từ thiên nhiên với rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Bên cạnh đó, không chỉ được biết đến như là 1 loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, Mật ong còn là 1 vị thuốc quý có trong rất nhiều bài thuốc điều trị các bệnh lý phổ biến như: ho, cảm cúm, bệnh ngoài da, viêm loét bao tử,…
administrator