NẤM CHAGA

Nấm Chaga trong thời gian gần đây nổi cộm lên như là một thần dược. Dường như chúng ta có thể nghe những câu giới thiệu, quảng cáo về loại nấm này tại các cửa hàng cũng như những trang web.

daydreaming distracted girl in class

NẤM CHAGA

Giới thiệu về dược liệu Nấm Chaga

Nấm Chaga trong thời gian gần đây nổi cộm lên như là một thần dược. Dường như chúng ta có thể nghe những câu giới thiệu, quảng cáo về loại nấm này tại các cửa hàng cũng như những trang web. Nấm Chaga được xem là món quà từ thiên nhiên với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người như giúp giảm stress, tăng cường miễn dịch,…

- Tên khoa học: Inonotus obliquus.

- Họ khoa học: chưa có thông tin.

- Tên gọi khác: Birch conk, Clinker polypore, Cinder conk,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Nấm Chaga

- Đặc điểm thực vật:

  • Nấm Chaga thường mọc trên thân cây Bạch dương ở những khu vực khí hậu lạnh. Khi Nấm phát triển đủ kích thì hầu như cây Bạch dương sẽ chết.

  • Nấm Chaga có ngoại hình rất độc đáo & đa dạng, không hề giống với vẻ bề ngoài của đa số các loại nấm khác. Bề ngoài của Nấm Chaga giống như 1 tấm gỗ và có thân cực kỳ cứng và bề mặt thân khá khô ráp và sần sùi.

  • Nấm Chaga thuộc họ thực vật thân gỗ. Khi trưởng thành Nấm Chaga thường có đường kính khoảng từ 25 – 30 cm và trọng lượng khoảng từ 13 – 16 kg.

  • Mỗi cá thể Nấm Chaga có những màu sắc bên ngoài khác nhau và thậm chí giữa các tai Nấm cũng đều có màu khác nhau. Thông thường ngoài thiên nhiên, Nấm Chaga thường mang nâu thẫm giống các loại Nấm khác hoặc có màu nâu vàng hoặc nâu rêu. 

  • Nấm Chaga có mùi tương đối nhẹ nhàng và có 1 tí hương vị của các loại thảo mộc khá dễ chịu.

- Phân bố dược liệu: do loại Nấm này ưa khi hậu lạnh nên chúng thường được thấy ở các quốc gia hàn đới như Canada, Nga và một vài nước thuộc khu vực Đông và Bắc Âu. Nấm Chaga không thể phát triển ở các quốc gia thuộc khu vực nhiệt đới.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: phần gỗ từ giá thể Nấm và sợi Nấm xâm lấn.

- Thu hái: chưa có thông tin.

- Chế biến: cách thông thường là nghiền Nấm thành bột mịn và ủ Nấm và sau đó chế biến như trả để sử dụng.

- Bảo quản: nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học

Nấm Chaga có rất nhiều thành phần hóa học đa dạng có thể kể đến như:

- Các polysaccharid.

- Chất xơ.

- Sắc tố đen.

- Các dưỡng chất.

- Các acid hữu cơ như acid oxalic, acid gallic, acid protocatechuic và acid p-hydroxybenzoic, acid betulinic,…

- Các terpenoid.

- Các vitamin.

- Các nguyên tố vi lượng như Mg, Au, Sn, Cu, Zn, Ba, Ni,…

- Các cellulose, β-glucan, khoáng chất,…

Công dụng – Tác dụng của Nấm Chaga theo Y học hiện đại

Nấm Chaga có nhiều công dụng hữu ích như:

- Ức chế quá trình phát triển của ung thư: được cho là từ nhiều thành phần có trong Nấm có thể kể đến như acid betulinic giúp ức chế sự phát triển của khối u rất hiệu quả.

- Hỗ trợ điều trị ung thư: acid betulinic giúp phòng chống ung thư, tăng cường sức khỏe của bệnh nhân ung thư và kéo dài sự sống. Bên cạnh đó, Nấm Chaga còn giúp ngăn ngừa sự di căn của khối u.

- Chống bệnh đái tháo đường: nhờ vào thành phần terpenoid có trong Nấm Chaga có khả năng ức chế enzym α–glucosidase.

- Kháng viêm, giảm đau: cơ chế được cho là khả năng ức chế COX-2 (cyclooxygenase-2) và iNOS (nitric oxide synthase).

- Điều hòa hệ miễn dịch.

- Kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm.

- Chống oxy hóa: nhờ thành phần superoxide dismutase (SOD) có trong Nấm Chaga là một enzym có tác dụng chống oxy hóa, hoạt động như một người bảo vệ cơ thể và ADN khỏi các tác nhân oxy hóa, từ đó giảm gánh nặng cho hệ miễn dịch.

- Ngoài ra Nấm Chaga còn rất nhiều các công dụng khác như giảm stress, ổn định huyết áp, giúp nhanh lành vết thương, điều trị đau nhức xương khớp, tăng khả năng tập trung, cải thiện tình trạng mất ngủ,…

Cách dùng – Liều dùng Nấm Chaga

- Cách dùng: có thể hãm nước để uống giống như trà, sắc thuốc uống hoặc có thể ngâm rượu để uống.

- Liều dùng: chưa có thông tin.

Tương tác với các thuốc khác

Cần lưu ý rằng Nấm Chaga có thể tương tác với các nhóm thuốc sau:

- Nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc nhóm thuốc kháng đông: do Nấm Chaga cũng có khả năng chống kết tập tiểu cầu qua những thử nghiệm trên động vật. Do đó có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết nếu sử dụng cùng với nhóm thuốc có công dụng tương tự.

- Các thuốc điều trị đái tháo đường: do Nấm Chaga cũng có tác dụng giảm nồng độ đường trong máu. Vì vậy sử dụng cùng với các thuốc điều trị đái tháo đường có thể dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết quá mức (đang được thử nghiệm chứng minh).

Những lưu ý khi sử dụng Nấm Chaga

- Nấm Chaga có những tác dụng không mong muốn khi sử dụng như gây ảnh hưởng trên thận do tinh thể oxalat hoặc đối với người có bệnh thận tình trạng nặng.

- Như những dược liệu khác, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Nấm Chaga.

 

Có thể bạn quan tâm?
BỒ CÔNG ANH

BỒ CÔNG ANH

Cây bồ công anh là loài thực vật khá gần gũi và thân quen với nhiều người bởi sự có mặt ở hầu hết mọi nơi. Thực tế, khá nhiều người lầm tưởng đây chỉ là giống cỏ dại ven đường mà không hề biết cả rễ, thân, lá và hoa bồ công anh là nguyên liệu trong những bài thuốc cổ phương để giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
XÁO TAM THÂN (TAM PHÂN)

XÁO TAM THÂN (TAM PHÂN)

Xáo tam thân (Paramignya trimera) là một loại dược liệu quý thuộc họ Cam (Rutaceae) có nguồn gốc từ Đông Nam Á và châu Phi. Với thành phần chính là các hợp chất tự nhiên như flavonoid, coumarin, terpenoid, alkaloid, Xáo tam thân đã được sử dụng trong y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị nhiều loại bệnh như đau đầu, đau khớp, viêm xoang và một số bệnh lý khác. Ngoài ra, Xáo tam thân còn có tác dụng giải độc, kháng khuẩn và kháng viêm.
administrator
HOA HIÊN

HOA HIÊN

Hoa hiên, hay còn được biết đến với những tên gọi: Kim châm, hoàng hoa, kim ngân thái, huyền thảo. Hoa hiên là một cây thuốc mọc hoang được trồng nhiều nơi ở nước ta. Bên cạnh mục đích chữa bệnh, nó thường được sử dụng như một loại rau để làm thức ăn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐẠI HOÀNG

ĐẠI HOÀNG

Đại hoàng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hỏa Sâm, Phu Như, Phá Môn, Vô Thanh Hổ, Cẩm Trang Hoàng, Thiệt Ngưu Đại Hoàng, Cẩm Văn, Sanh Quân, Đản Kết, Sanh Cẩm Văn, Chế Quân, Xuyên Quân, Chế Cẩm Văn, Sanh Đại Hoàng, Xuyên Văn, Xuyên Cẩm Văn, Tửu Chế Quân, Thượng Quản Quân, Thượng Tướng Quân, Tây Khai Phiến, Thượng Tương Hoàng.Trong Đông y có một loại thảo dược quý hiếm, có màu rất vàng gọi là Đại hoàng (tiếng Hán Việt là màu vàng). Tác dụng nhuận tràng của loại thuốc này rất mạnh. Ngoài ra nó còn có nhiều công dụng khác như khử trùng, cầm máu... Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY LƯỠI BÒ

CÂY LƯỠI BÒ

Cây lưỡi bò, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây chút chít, thổ đại hoàng, ngưu thiệt, dương đề. Cây lưỡi bò mặc dù là một loại cây mọc dại nhưng lại có nhiều tác dụng chữa bệnh không phải ai cũng biết. Trong Đông y, dược liệu này còn được gọi là thổ đại hoàng, xuất hiện phổ biến trong các bài thuốc chữa hắc lào, mụn nhọt, viêm da. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LÁ MÓNG

LÁ MÓNG

Lá móng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây lá móng tay, chi giáp hoa, móng tay nhuộm, chỉ giáp hoa, tán mạt hoa, lựu mọi, cây móng tay. Lá móng là nguyên liệu không thể thiếu để vẽ henna, một nghệ thuật xăm nổi tiếng ở Ấn Độ và Trung Đông. Nghệ thuật vẽ Henna được các cô dâu vẽ trong đám cưới truyền thống của Ấn Độ, tượng trưng cho tình yêu vợ chồng.Lá móng còn là một vị thuốc có rất nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh ngoài da, kháng khuẩn và tiêu viêm,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DỪA CẠN

DỪA CẠN

Dừa cạn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông dừa, trường xuân, hoa hải đằng. Cây dừa cạn là loài cây phổ biến thường được trồng làm cảnh trong vườn nhà. Quen thuộc là thế nhưng ít người biết, Dừa cạn còn là vị thuốc rất quý. Với nhiều công dụng chữa bệnh như hạ áp, lợi tiểu, đáng chú ý là khả năng điều trị ung thư. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BẰNG LĂNG

BẰNG LĂNG

Mùa hè đang về với sắc bằng lăng tím nở rộ gắn liền với tuổi học trò đầy kỷ niệm. Có lẽ vì thế mà cây bằng lăng đã không còn xa lạ gì đối với mỗi chúng ta. Không chỉ làm đẹp phố phường, bằng lăng còn được coi là vị thuốc quý thường dùng trong y học cổ truyền mà chúng ta không phải ai cũng biết đến. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator