HOA HIÊN

Hoa hiên, hay còn được biết đến với những tên gọi: Kim châm, hoàng hoa, kim ngân thái, huyền thảo. Hoa hiên là một cây thuốc mọc hoang được trồng nhiều nơi ở nước ta. Bên cạnh mục đích chữa bệnh, nó thường được sử dụng như một loại rau để làm thức ăn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

HOA HIÊN

Đặc điểm tự nhiên

Hoa hiên, một loại cỏ sống nhiều năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mầm nhưng nhỏ.

Lá hình sợi, dài 30cm đến 50cm, rộng 2,5cm hay hơn, trên mặt lá có nhiều gân.

Trục mang hoa cao bằng lá, phía trên phân nhánh, có 6 - 10 đến 12 hoa. Hoa to, có màu vàng đỏ, có mùi thơm, tràng hoa có hình phễu, phần trên xẻ làm 6 phiến, nhị 6, bầu hoa có 3 ngăn.

Quả hoa hiên hình 3 cạnh với hạt bóng có màu đen.

Mùa ra hoa: Mùa hè và mùa thu.

Hoa hiên là dược liệu được tìm thấy ở nhiều nơi như Trung Quốc, Nhật Bản và cả những nước thuộc khu vực châu Âu. Ở nước ra, dược liệu này có thể mọc hoang hay được trồng rất phổ biến. Nhất là ở các tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng,...

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ củ, lá và hoa là các bộ phận được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Phần lá của cây có thể được thu hái vào bất cứ mùa nào trong năm. Còn hoa thì sẽ hái vào mùa hạ hay đầu thu, lúc mới chớm nở. Riêng phần rễ cây sẽ được thu hái vào mùa thu.

Chế biến: Lá thường được dùng ở dạng tươi, còn hoa sau khi thu hái có thể đem đi phơi hay sấy nhẹ đến khi khô. Còn phần rễ có thể dùng tươi hoặc phơi khô.

Dược liệu khi đã được sơ chế khô cần để trong túi kín và bảo quản ở những nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc. 

Thành phần hóa học

Theo một số tài liệu ở Ấn Độ, hoa hiên tươi ở Trung Quốc có các thành phần như nước 85,49%, protein 1,66%, chất béo 0,4%, nitơ tự do 10,44%, sợi 1,23% và tro 0,78%.

Hoa hiên là nguyên liệu tốt cung cấp vitamin A, thiamin và vitamin C.

Rễ hoa hiên có chứa asparagin.

Tác dụng

+Tác dụng trên quá trình đông máu: Nước sắc hoa hiên: Kéo dài thời gian đông máu, tác dụng giống vitamin K: Đối kháng với dicoumarin là chất kéo dài thời gian đông máu.

+Tác dụng trên máu: Nước sắc hoa hiên: Làm tăng tiểu cầu, hồng cầu nhưng không làm thay đổi đến số lượng bạch cầu cũng như công thức bạch cầu.

+Tác dụng ức chế vi trùng, có độc tính.

+Dược liệu này được cho là có tác dụng ngoại vi rõ rệt hơn nhiều so với tác dụng trung ương.

+Dùng nước sắc hoa hiên có thể làm tăng tỷ lệ prothrombin toàn phần.

+Một số thành phần có trong dược liệu có thể chống lại tác dụng của dicumarin.

+Số lượng bạch cầu không cô lập trong khi lượng hồng cầu và tiểu cầu tăng lên.

Công dụng

Hoa hiên có vị ngọt, tính mát và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị chảy máu cam, bí tiểu, sưng vú.

+Điều trị vàng da do lạm dụng rượu.

+Điều trị sán máu.

+Điều trị nóng trong người ở phụ nữ mãn kinh.

+Điều trị chứng kinh nguyệt không thông ở phụ nữ.

+Điều trị chứng tiểu buốt, tiểu dắt.

+Điều trị tắc tia sữa.

+Điều trị chứng mất ngủ.

+Điều trị mụn nhọt.

+Điều trị chảy máu cam do nhiệt.

+Điều trị bệnh trĩ nội, đi cầu ra máu tươi.

+Điều trị viêm tai giữa, viêm tuyến vú.

Liều dùng

Dược liệu thường được sử dụng bằng cách sắc lấy nước uống hoặc lấy củ tươi giã nát và đắp ngoài da. Liều sắc nước là khoảng 6 – 12g/ngày, có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng bài thuốc.

Lưu ý khi sử dụng

+Hoa hiên mặc dù là dược liệu đem lại rất nhiều tác dụng điều trị bệnh nhưng bạn cần thận trọng khi dùng. Phần rễ cây có tính độc nhẹ nên cần chú ý về liều lượng.

+Dùng quá liều có thể phát sinh các triệu chứng ngoại ý như:

+Tiểu không kiểm soát

+Giãn đồng tử.

+Mờ mắt

+Ngưng hô hấp

+Cần tránh việc sử dụng hoa để ăn sống vì sẽ rất dễ bị ngộ độc.

 

Có thể bạn quan tâm?
RAU ĐẮNG BIỂN

RAU ĐẮNG BIỂN

Theo y học cổ truyền, rau đắng biển có tính mát, vị đắng, từ lâu đã được sử dụng với nhiều mục đích sức khỏe.
administrator
THUỐC MỌI

THUỐC MỌI

Cây thuốc mọi, còn được gọi với tên khác là cây cơm cháy, thuộc họ Cơm cháy là một loại thảo dược được sử dụng trong Y học cổ truyền để trị bệnh. Dược liệu này thường được sử dụng để điều trị viêm gan, phong thấp, táo bón, một số bệnh ngoài da rất hiệu quả bao gồm chàm, nổi mề đay mẩn ngứa,… Nhưng, toàn cây có chứa độc tính nên cần phải rất cẩn thận khi sử dụng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về cây thuốc mọi cũng như các dùng loại thảo dược này.
administrator
HẠT SACHI

HẠT SACHI

Sacha Inchi hay còn có tên là Sacha đậu phộng, Inca Inchi, Penut inca… Cây được đặt tên Sachi cho dễ nhớ và phù hợp để xuất khẩu ra thế giới. Tên khoa học của cây Sachi là Plukenetia volubilis. Cây thuộc họ Euphorbiaceae.
administrator
NGƯU BÀNG TỬ

NGƯU BÀNG TỬ

Cây Ngưu bàng là một loại dược liệu quý, với nhiều giá trị dinh dưỡng và có sự hiện diện đa dạng của các loại hoạt chất có nhiều tác dụng dược lý. Từ lâu đã được sử dụng trong nền y học cổ truyền của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
administrator
MANUKA

MANUKA

- Tên khoa học: Leptospermum scoparium - Họ Sim (Myrtaceae)
administrator
NHÂN TRẦN

NHÂN TRẦN

Nhân trần là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0.5 – 1 m. Thân tròn, mọc đứng, cứng có nhiều lông. Toàn thân và lá có mùi thơm. Lá mọc đối, hình trái xoan, đầu tù hoặc hơi nhọn, gốc tròn, có lông, gân lá, mép lá có răng cưa.
administrator
CÂY DUNG

CÂY DUNG

Chè dung là một loại thảo dược được sử dụng để pha uống như lá trà, chè xanh.Với đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn, cây dung được dùng như vị thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng ợ nóng và khó chịu ở dạ dày. Đồng thời, dược liệu tự nhiên này còn giúp trung hòa acid dạ dày. Từ đó giúp làm lành vết loét ở niêm mạc dạ dày và thông huyết đau bụng, làm giảm đau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DÂM BỤT

DÂM BỤT

Dâm bụt, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông bụt, hồng bụt, bụt, xuyên can bì, mộc can. Dâm bụt – loài cây quen thuộc được trồng khắp nước ta để làm hàng rào, làm cảnh. Ngoài ra, các bộ phận của cây như: Lá, hoa, vỏ rễ còn được sử dụng để làm thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator