DÂM BỤT

Dâm bụt, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông bụt, hồng bụt, bụt, xuyên can bì, mộc can. Dâm bụt – loài cây quen thuộc được trồng khắp nước ta để làm hàng rào, làm cảnh. Ngoài ra, các bộ phận của cây như: Lá, hoa, vỏ rễ còn được sử dụng để làm thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

DÂM BỤT

Đặc điểm tự nhiên

Dâm bụt là một loại cây nhỏ cao 1 - 2m hoặc cây nhỡ cao 4 - 5m. Thân hình trụ, tròn, nhẵn, màu nâu xám. Lá đơn, móc so le, có cuống dài, hình bầu dục, gốc tròn, đầu nhọn, mép có răng cưa to, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhẵn, có lá kèm hình chỉ dài và nhọn.

Hoa to, mọc đơn độc ở kẽ lá, có cuống dài, lưỡng tính, màu đỏ, tiểu đài có 6 - 7 mảnh hình chỉ. Đài gồm 5 lá đài, màu lục dính vào nhau thành hình ống. Tràng có 5 cánh, rời nhau, phiến rộng, mỏng hẹp. Bộ nhị đơn gồm nhiều nhị dính liền nhau bởi chỉ nhị thành một ống dài mang những bao phấn, 5 lá noãn dính nhau thành một bầu thượng 5 ô, mỗi ô chứa hai dây noãn theo kiểu noãn trung trụ. Vòi dài nằm trong ống nhị, đầu nhụy có 5 núm.

Quả nang tròn, chứa nhiều hạt.

Dâm bụt được trồng khắp nơi ở Châu Á. Tại Việt Nam, Dâm bụt được trồng để làm cảnh ở vườn nhà, công viên hoặc trồng dày làm hàng rào. Đây là loài cây ưa sáng, ưa ẩm, có khả năng tái sinh mạnh, có thể nhân giống bằng giâm cành hoặc gốc ghép.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Bộ phận dùng: Lá tươi, vỏ thân, vỏ rễ và hoa của cây dâm bụt đều được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Sau khi thu hái, rửa sạch dược liệu và loại bỏ những tạp chất. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô để dùng dần.

Bảo quản dược liệu ở những nơi thoáng mát, khô ráo.

Thành phần hóa học

Lá Dâm bụt chứa chất nhầy, ester, acid acetic, beta-sitosterol, caroten.

Hoa Dâm bụt chứa flavonoid (quercetin, kaempferol, cyanidin-3,5-diglucoside, cyanidin-3-sophoroside-3-glucosid), alkaloid I và II, vitamin (thiamin, riboflavin, acid ascorbic, beta caroten), chất nhầy…

Tác dụng

+Tác dụng giảm cholesterol, hạ áp của dâm bụt: Theo nghiên cứu, dâm bụt có thể làm giảm mức cholesterol. Cholesterol gây xơ vữa thành mạch dẫn đến các bệnh lý tim mạch. Điều này là do saponin trong cây liên kết với cholesterol và ngăn cản hấp thu của nó trong cơ thể.Ngoài ra, còn có tác dụng hạ áp và điều hòa lưu lượng máu.

+Tác dụng giúp hỗ trợ giảm cân: Cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, flavonoid, khoáng chất. Lượng chất chống oxy hóa cao thúc đẩy trao đổi chất nên dâm bụt có lợi cho việc giảm cân. Ngoài ra, cây còn làm giảm hấp thu chất béo và carbohydrate, thích hợp cho người muốn giảm cân. Nhờ khả năng lợi tiểu, trọng lượng nước của cơ thể cũng được giảm.

+Tác dụng giảm lượng đường trong máu của dâm bụt: Một nghiên cứu cho thấy dùng chiết xuất hoa dâm bụt uống trong 21 ngày làm giảm đường huyết từ 41- 46%. Cơ chế liên quan đến acid ferulic. Một trong những polyphenol của hoa giúp kích thích tiết insulin và tăng nhạy cảm của nó với mô ngoại biên

+Tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch: Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất hoa dâm bụt giúp các tế bào chống lại viêm nhiễm. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến miễn dịch cơ thể. Vì vậy, để tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể, có thể sử dụng trà từ hoa dâm bụt.

+Trong điều trị rụng tóc từng vùng: Trong một thử nghiệm lâm sàng điều trị bệnh rụng tóc từng vùng, đã cho bệnh nhân dùng thuốc gội đầu làm từ Dâm bụt, Sapidus trifoliatus, Origanum vulgare, Me rừng, Đa tròn lá, dầu chải tóc làm từ Dâm bụt, Cam thảo dây, Nhọ nồi, Clitoria terneata trong dầu vừng; và uống thuốc sắc từ Xuyên tâm liên, Tiểu hồi, Piccrorrhiza kurroa, Sena indica, Carum copocum ptychotis, có 80% bệnh nhân (gồm cả nam và nữ, 10 – 45 tuổi, bệnh căn khác nhau) sau 6 tháng điều trị đã đạt kết quả khả quan.

+Tác dụng bảo vệ chống lại ung thư da: Nghiên cứu cho thấy, bôi chiết xuất dâm bụt trước khi tiếp xúc tia UV và hóa chất benzoyl peroxide giúp khôi phục một phần mức độ các enzym bảo vệ ngăn ngừa tổn thương tế bào.

Công dụng

Dâm bụt có vị ngọt, hơi đắng, nhớt và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị kiết lỵ ra máu mũi.

+Điều trị mụn nhọt, sưng đau, đỏ nóng có mủ mà không vỡ được.

+Điều trị bạch đới, mộng tinh, tiểu buốt, lỵ.

+Điều trị mất ngủ.

+Điều trị khó ngủ, hồi hộp, tiểu đỏ.

+Điều trị kinh nguyệt không đều, thấy kinh sớm, vòng kinh ngắn hoặc ra nhiều máu, rong huyết.

+Điều trị quai bị, đau mắt.

Liều dùng

Dùng 15-30g/ngày vỏ, rễ và lá.

Lưu ý khi sử dụng

Trước khi thực hiện bài thuốc, cần ngâm và rửa sạch vị thuốc Bông bụt cùng với nước muối. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng dẫn đến bội nhiễm. Đặc biệt là khi dùng ngoài.

 

 

Có thể bạn quan tâm?
ĐẬU BIẾC

ĐẬU BIẾC

Đậu biếc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông biếc, hoa đậu tím, hoa mắt biếc, hoa ngọc biếc. Hoa đậu biếc được lấy từ bông của cây đậu biếc, dùng để pha trà uống mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện não bộ, ngăn ngừa lão hóa,…Loại hoa này còn tạo nên những dải màu rất đẹp khi pha chế thành uống nước. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TANG PHIÊU TIÊU

TANG PHIÊU TIÊU

Vị thuốc Tang phiêu tiêu thực chất là tổ của loài bọ ngựa sống trên cây Dâu tằm được thu hái, phơi và sấy khô để sử dụng. Đây là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền cho nam giới với tác dụng bổ thận, tráng dương rất hiệu quả. Ngoài những tác dụng trên, Tang phiêu tiêu còn được giới khoa học quan tâm nghiên cứu và chứng minh những tác dụng khác của nó.
administrator
TANG KÍ SINH

TANG KÍ SINH

Vị thuốc Tang kí sinh thực chất là người ta thu hoạch cây Tầm gửi mọc kí sinh trên cây Dâu, sau đó chế biến và sử dụng theo mục đích. Cây tầm gửi được sử dụng nhiều trong Đông y như một vị thuốc trị bệnh phong thấp rất hiệu quả. Ngoài tác dụng chính nói trên, người ta còn sử dụng vị thuốc này để chữa trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác.
administrator
VỎ TRẤU

VỎ TRẤU

Vỏ trấu là một thành phần được cho là có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đây là phần bao bên ngoài của hạt gạo, thường bị loại bỏ trong quá trình sản xuất gạo. Vỏ trấu chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, bao gồm các chất chống oxy hóa, chất xơ và vitamin B. Sau đây hãy cùng tìm hiểu vỏ trấu và những cách sử dụng dược liệu này nhé.
administrator
TRẦU KHÔNG

TRẦU KHÔNG

Trầu không (Piper betle) là một loại cây thân leo có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Á, được sử dụng như một dược liệu quý từ lâu đời trong y học cổ truyền. Trầu không, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Các nghiên cứu khoa học cho thấy Trầu không có nhiều thành phần hóa học quan trọng như tannin, phenol, alkaloid và flavonoid, có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lý răng miệng.
administrator
CỎ NGỌT

CỎ NGỌT

Cỏ ngọt là loại dược liệu có chứa hoạt chất Steviol – một hoạt chất có độ ngọt gấp 300 lần so với đường kính nhưng không chứa năng lượng. Vì vậy cỏ ngọt được sử dụng trong món ăn cho bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp để tạo vị ngọt tự nhiên.
administrator
TIM SEN

TIM SEN

Cây sen, còn được biết đến là quốc hoa của Việt Nam, nổi bật với vẻ đẹp cùng với công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của chúng ta. Trong đó, tim sen là phần được sử dụng phổ biến, thường dùng để hãm trà uống với công dụng giúp ngủ ngon, thư giãn tinh thần. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tim sen, công dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng nhé.
administrator
HỒNG BÌ

HỒNG BÌ

Hồng bì được sử dụng làm dược liệu trong Đông y với công dụng: Lợi tiêu hóa, tiêu phù, long đờm, giảm ho, cầm nôn mửa, hạ nhiệt – giảm sốt... dùng để làm thuốc chữa một số bệnh như cảm sốt, ho, ho có đờm, bệnh dạ dày, đau thượng vị, đau bụng kinh,…
administrator