TIM SEN

Cây sen, còn được biết đến là quốc hoa của Việt Nam, nổi bật với vẻ đẹp cùng với công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của chúng ta. Trong đó, tim sen là phần được sử dụng phổ biến, thường dùng để hãm trà uống với công dụng giúp ngủ ngon, thư giãn tinh thần. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tim sen, công dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng nhé.

daydreaming distracted girl in class

TIM SEN

Giới thiệu về dược liệu

Tim sen, còn gọi là tâm sen, hay Liên tâm theo tên gọi của vị thuốc trong Đông y.

Tim sen, có tên khoa học là Embryo Nelumbinis hay Plumula Nelumbinis. Đây là phần chồi mầm được phơi hoặc sấy khô của cây sen (có tên khoa học Nelumbo nucifera, họ Sen súng Nelumbonaceae).

Sen là cây thảo, sống ở nước. Phần thân rễ mập, mọc bò dài trong bùn được gọi là ngó sen hoặc ngẫu tiết. Bộ phận này có thể ăn được.

Lá cây sen (còn được gọi là liên diệp) có hình tròn, mọc lên khỏi mặt nước. Phiến lá hình khiên, to, có gai nhỏ, đường kính từ 60 - 70cm, gân tỏa tròn.

Hoa sen to, mọc riêng lẻ trên cuống dài và thẳng. Hoa có màu hồng, hồng đỏ hay trắng, đều lưỡng tính, đài 3 - 5, màu lục. Tràng hoa có nhiều cánh màu hồng (hoặc trắng một phần), cánh ngoài có màu lục như lá đài. Nhị nhiều, bao phấn 2 ô, có màu vàng, đường nứt dọc. Bộ nhụy gồm nhiều lá noãn rời, trên một đế hoa hình nón ngược (gọi là gương sen). Trung đới mọc dài ra, có màu trắng thường gọi là gạo sen thường được dùng để ướp chè.

Quả sen (còn gọi là hạt sen) chứa một hạt không nội nhũ (liên nhục). Hai lá mầm dày, chồi mầm (liên tâm) chứa 4 lá non gập vào phía trong.

Cây sen được trồng ở nhiều nơi ở Việt Nam, đặc biệt ở vùng Đồng Tháp Mười. Sen là cây ưa khí hậu nóng ẩm ở vùng nhiệt đới. Khi trồng sen ở vùng núi cao Sapa (độ cao trên 1500 m) thì cây sinh trưởng và phát triển kém hoặc chết. Mùa thu hái sen thường vào tháng 7 - 9.

Việt Nam là một trong những nước có sản lượng sen lớn. Hàng năm sản xuất từ vài trăm tấn đến 1000 tấn hạt sen tới thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Vị thuốc Liên tâm là phần tâm sen, có chiều dài khoảng 1 cm, rộng khoảng 0.1cm. Phía trên là chồi mầm màu lục sẫm, có 4 lá non gấp vào trong. Phần dưới bao gồm rễ và thân mầm, có hình trụ màu vàng nhạt, mặt cắt ngang gồm nhiều lỗ hổng (khi quan sát bằng kính lúp). Thu hái phần quả bế ở gương sen đã chín già, bỏ vỏ cứng bên ngoài, ngâm và ủ cho mềm. Sau đó bóc loại lớp vỏ lụa đỏ, thông lấy tâm sen, đem phơi hay sấy nhẹ từ 40 – 50 oC cho tới khô. Tùy mục đích, có thể đem sao vàng hay chế với các dược liệu khác để làm tăng hiệu quả điều trị.

Thành phần hóa học

Các chuyên gia đã nghiên cứu thấy trong liên tâm có chứa Asparagin cùng một ít alkaloid khoảng 0,06% nelumbin (một chất màu trắng, có vị đắng, thể đặc cứng giòn ở 40 - 50 oC; từ trên 65 oC có thể chất sền sệt, dễ tan trong rượu, trong chloroform, ete etylic, axeton, axit loãng và cồn amylic, gần như không tan trong ete dầu hoả, kết tủa với thuốc thử alkaloid). Bên cạnh đó, Liên tâm có chứa 0,4% Liensinin; nhiều alkaloid như Liensinin, Izoliensinin, Neferin, Lotusin, Metylcoripalin, Nuciferin, Pronuciferin, Demetylcoclaurin; flavonoid, sterol, polysaccharide, tinh dầu dễ bay hơi.

Tác dụng - Công dụng

Theo Y học cổ truyền

Tâm sen có vị đắng, tính hàn, quy vào kinh Tâm. Có công dụng thanh nhiệt, dưỡng tâm an thần. Chủ trị:

  • Tâm phiền (hồi hộp, tức ngực, lo sợ, hâm hấp, sốt khó chịu), mất ngủ.

  • Trị nôn mửa có máu.

  • Di tinh, mộng tinh.

Mỗi ngày sử dụng từ 2 – 4g dạng thuốc sắc, hãm, hoàn hoặc tán. Thường được sử dụng phối hợp với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị

Theo Y học hiện đại

Tim sen đã được nghiên cứu với nhiều tác dụng dược lý khác nhau, đặc biệt là trên hệ tim mach, thần kinh và đặc tính kháng khối u.

Tác dụng trên hệ tim mạch

Thành phần Liensinin, isoliensinin và senin có trong tim sen là các alkaloid có công dụng hạ áp. Cơ chế tác động thông qua làm giãn cơ trơn mạch máu, kiểm soát thụ thể kênh canxi. Tác động của những thành phần này tương tự với các thuốc tân dược hiện nay. Bên cạnh đó, liensinin còn cho thấy tác dụng chống loạn nhịp tim.

Ngoài hiệu quả kiểm soát huyết áp, các thành phần trong dược liệu này còn có công dụng ức chế kết tập tiểu cầu, hỗ trợ làm tan huyết khối trong lòng mạch. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng với các thuốc chống kết tập tiểu cầu do nguy cơ chảy máu. Các nghiên cứu này hứa hẹn về việc ứng dụng tâm sen trên những bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch.

Điều hòa hệ thần kinh

Hiện nay, các tình trạng rối loạn thần kinh bao gồm trầm cảm, lo âu, mất ngủ…đang xảy ra ở mức báo động. Những tình trạng này là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng sống của chúng ta.

Một số nghiên cứu đã thực hiện và cho thấy chiết xuất alkaloid từ liên tâm có công dụng giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm. Cơ chế tác động thông qua ức chế quá trình viêm thần kinh. Bên cạnh đó, còn có hiệu quả chống lo âu nhờ khả năng tăng cường chất dẫn truyền thần kinh như GABA. Thành phần Nelumbin, chất tạo ra vị đắng cho liên tâm, cho thấy công dụng an thần, giúp ngủ ngon.

Tác dụng kháng khối u

Các alkaloid bao gồm isoliensinin, liensinin… có trong tim sen được nghiên cứu là có khả năng làm chậm sự phát triển của khối u. Những thành phần này có khả năng ức chế sự tăng sinh, di cư, bám dính và xâm lấn của khối u. Bên cạnh đó, còn làm tế bào ung thư chết theo chu trình. Những phát hiện này là tiền đề để tiến hành thêm nhiều các nghiên cứu lâm sàng với mục đích khẳng định tác dụng này.

 

Bên cạnh các công dụng trên, tim sen còn có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, chống oxy hóa, kháng viêm, điều chỉnh nồng độ glucose và lipid máu.

Cách dùng - Liều dùng

Liều dùng thông thường là 4 – 10g/ngày ở dạng thuốc sắc.

Một số bài thuốc có sử dụng tim sen:

Giúp an thần, trị mất ngủ: Sử dụng Tim sen 5g, lá Vông 20g, Táo nhân 10g và hoa Nhài tươi 10g. Chế biến các dược liệu như sau Tim sen sao thơm; Táo nhân sao đen và đập dập; Lá vông sấy khô, tán bột. Đem trộn tất cả dược liệu lại, hãm cùng 1 lít nước. Sau đó, cho hoa nhài vào khi còn ấm. Chia ra uống nhiều lần trong ngày để đạt được công dụng tốt nhất

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim: Sử dụng 3g Liên tâm. Cho dược liệu vào cốc, thêm nước sôi hãm từ 10 – 15 phút. Mỗi ngày uống từ 1 – 2 lần giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tim mạch, huyết áp.

Hỗ trợ điều hòa đường huyết: Sử dụng Liên tâm 8g; Thạch cao 20g; 12g mỗi vị gồm Sa sâm – Thiên môn, Mạch môn, Bạch biển đậu – Ý dĩ, Hoài sơn. Đem tất cả sắc lấy uống mỗi ngày 1 thang.

Trị huyết áp cao, mờ mắt, đầu ong ong khó chịu: Sử dụng Tâm sen 4g, Hoa hòe 10g và Cúc hoa 8g. Đem 3 dược liệu sao vàng, pha trà uống hàng ngày.

Chữa ù tai, nước tiểu vàng, lưng đau, di tinh, mộng tinh: Sử dụng Tâm sen 8g, 20g mỗi vị gồm Đậu đen và Thục địa, 16g mỗi vị gồm Khiếm thực và Hạt sen, 12g Quả dành dành sao và 10g hạt Hòe. Đem tất cả sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang, trong vòng 10 ngày.

Chữa khó ngủ, tâm phiền, hồi hộp, lo âu: Sử dụng Tâm sen 8g, hạt Muồng 20g sao khô và Mạch môn 15g. Đem cả 3 dược liệu hãm lấy nước uống thay trà hàng ngày. Khi dùng cần kiêng uống cà phê, nước chè đặc.

Lưu ý

Theo Đông y, tim sen thường được sử dụng để pha trà, chưa ghi nhận tác dụng phụ nào gặp phải. Tuy nhiên, do hàm lượng alkaloid cao nên có dược tính mạnh, có nguy cơ gây độc tính trên tim. Vì vậy, cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng, không nên sử dụng kéo dài. Bên cạnh đó, nếu sử dụng tim sen kéo dài có thể giảm ham muốn tình dục.

Những số lưu ý khác khi dùng:

  • Không uống trà khi bụng đói.

  • Không dùng tim sen khi đã bị ẩm, mốc.

  • Không sử dụng ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay phụ nữ đang cho con bú, người rối loạn kinh nguyệt.

  • Chứng hư nhiệt, âm hư không dùng.

  • Trong tâm sen có chứa độc tính. Do đó, muốn sử dụng trước tiên cần khử độc bằng cách sao rồi mới phối hợp vào thang thuốc.

 

Có thể bạn quan tâm?
RAU RĂM

RAU RĂM

Theo Y học cổ truyền, rau răm có vị cay nồng, đắng nhẹ, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng: bổ trí óc, sáng mắt, trợ tiêu hóa, sát trùng, ấm bụng, mạnh gân cốt, chống viêm, thúc đẩy vết thương mau lành, hoạt huyết, giải độc, hạ sốt…
administrator
RAU NGÓT

RAU NGÓT

Rau ngót là loại cây bụi, có thể cao đến 2 m. Lá rau ngót có tính mát và vị ngọt bùi, có tác dụng giải độc, hoạt huyết, lợi tiểu và mát huyết. Rễ rau ngót có tính mát, vị ngọt nhạt và hơi đắng có tác dụng tiêu độc, chữa viêm phổi, ban sởi hoặc tiểu dắt, sốt cao
administrator
VẠN NIÊN THANH

VẠN NIÊN THANH

Vạn niên thanh (Dieffenbachia Amoena) là một loại cây cảnh thường được trồng trong nhà để trang trí cũng như thanh lọc không khí. Tuy nhiên, ít người biết rằng Vạn niên thanh cũng được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Với những thành phần hoạt tính như alkaloid, saponin và chất độc tố, Vạn niên thanh có tác dụng giảm đau, chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa và làm sạch gan. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm hình thái, bộ phận dùng làm thuốc, các nghiên cứu y học hiện đại và một số bài thuốc chữa bệnh từ Vạn niên thanh.
administrator
HOA BÁCH HỢP

HOA BÁCH HỢP

Hoa bách hợp, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tỏi rừng, cánh hoa li ly, cà ngái dòi, kíp pá, khẻo ma. Bách hợp là một loài hoa dáng hình lộng lẫy, kiêu sa và mùi hương thơm dễ chịu, thanh tao. Bách hợp mang trên mình ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp thuần khiết, sự hòa thuận tốt lành. Nhưng không chỉ có vậy, chúng còn là một vị thuốc giúp an thần, bổ tim phổi, chữa ho. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TRÂM BẦU

TRÂM BẦU

Trâm bầu (Combretum quadrangulare) là một loại cây thuộc họ Sắn (Combretaceae) có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Nam Á. Trâm bầu thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh lý như sốt, đau đầu, đau cơ, đau nhức xương khớp, chứng viêm đường tiết niệu, và các vấn đề về tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dược liệu Trâm Bầu cũng như những cách sử dụng nó tốt nhất nhé.
administrator
RAU ĐẮNG ĐẤT

RAU ĐẮNG ĐẤT

Theo y học cổ truyền, Rau đắng đất có tính mát và vị đắng, có tác dụng hạ nhiệt, kích thích tiêu hóa, nhuận gan, khai vị, sát trùng, nhuận tràng và kiện vị.
administrator
CÂY CHÀM

CÂY CHÀM

Cây chàm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chàm đậu, đại chàm, chàm bụi. Cây Chàm là một loại cây sống ở vùng núi, được dùng để tạo thuốc nhuộm. Chàm còn được dùng để chế Thanh đại, một vị thuốc y học cổ truyền. Cây Chàm thường được sử dụng để thanh nhiệt cơ thể, tán uất, lương huyết, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa viêm họng, dùng bôi lên các vết thương lở loét và điều trị bệnh trĩ. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐỊA CỐT BÌ

ĐỊA CỐT BÌ

Địa cốt bì, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khô kỷ, Khổ di, Kỷ căn, Khước thử, Địa tinh, Cẩu kế, Địa tiết, Địa tiên, Tiên trượng, Tiên nhân tượng, Khước lão căn, Tử kim bì, Địa cốt quan. Từ lâu, Địa cốt bì là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng trị ho, sốt, thanh nhiệt rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator