BÈO ĐẤT

Bèo đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây cỏ trói gà, địa là, cẩm tỳ là, cỏ tỹ gà, cây mồ côi,.. Bèo đất là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông Y. Đặc biệt vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, chữa ho rất hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm công dụng và cách dùng của dược liệu này. Cây bèo đất còn có chức năng đặc biệt là lá của nó có chức năng hấp thụ chất hữu cơ khi bẫy được các con côn trùng nhỏ.

daydreaming distracted girl in class

BÈO ĐẤT

Đặc điểm tự nhiên

Bèo đất là một loại thực vật thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao từ 5-30cm. Thân cây mảnh nhìn tựa như sợi chỉ và trên thân có các lông tuyến.

Lá dẹp, mọc lan tỏa ra xung quanh, xếp thành hình hoa thị ở gốc sát đất. Gốc thuôn nhỏ dài như hình thìa. Phiến lá hình tròn hay bầu dục có chiều dài 10-12mm, mặt lá phủ đầy lông tuyến có chiều dài tương đương với chiều rộng của lá.

Hoa cây bèo đất có cuống nằm cách xa lá. Hoa mọc thành chùm dạng nhánh thẳng có năm cánh màu trắng hoặc hồng.

Quả cây thuộc dạng quả nang, trong quả chứa nhiều hạt.

Mùa hoa: tháng 3-4; mùa quả: tháng 5-7.

Cây bèo đất được tìm thấy ở nhiều nước như: Việt Nam, Trung Quốc,.. và một số quốc gia thuộc khu vực châu Úc.

Ở nước ta, loại cây này mọc hoang trên các gò đất ẩm, đầm lầy và cả những khu ruộng bạc màu. Cây ưa phát triển ở những nơi có ánh sáng. Cây bèo đất có ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, tập trung chủ yếu ở miền Trung và miền Nam. Miền Trung thì có Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Nẵng hay Nghệ An. Miền Nam thì cây mọc ở Bến Tre, Đồng Nai hay Lâm Đồng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn bộ cây đều dùng làm thuốc được.

Thu hái: Cây bèo đất có khả năng phát triển quanh năm nên có thể thu hoạch bất cứ thời điểm nào trong năm. 

Chế biến:Khi thi hoạch, cây sẽ được nhổ cả rễ, đem rửa sạch tạp chất và phần đất cát bám dính dưới gốc. Cuối cùng phơi khô để làm thuốc.

Dược liệu qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh mối mọt.

Thành phần hóa học

Cây bèo đất chứa một số thành phần như:

2-methyl-5-oxy 1,4-naphtoquinon có tính chất gây đỏ da.

Droseron một chất màu đỏ có công thức dioxymetylnaphtoquincm.

Lucoza, glucoza và một số chất khác.

Tác dụng

+Cây bèo đất có thành phần có tác dụng giảm cơ giật nên được làm thuốc trấn kinh, trị ho gà và trị ho. Ngoài ra, một số tài liệu có ghi nhận về tác dụng gây xung huyết dưới da của dược liệu này.

+Có tác dụng trị nấm.

+Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết giải độc.

Công dụng

Bèo đất có vị đắng, tính ôn có tác dụng làm thanh nhiệt giải độc và còn một số chức năng sau đây:

+Làm giảm ho.

+Hỗ trợ điều trị bệnh ho gà, trấn kinh.

+Điều trị bệnh viêm họng ở giai đoạn cấp và mãn tính .

+Điều trị sưng đau họng, ho, khạc ra máu, chảy máu mũi.

+Hỗ trợ làm giảm chai chân.

Liều dùng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Bèo đất có thể dùng dưới dạng:

+Thuốc sắc.

+Bào chế thành cao.

+Ngâm rượu.

+Điều chế thành siro uống.

Lưu ý

+Dị ứng với bất kì thành phần nào của dược liệu.

+Phụ nữ có thai và đang cho con bú cần thận trọng.

 

Có thể bạn quan tâm?
RÂU MÈO

RÂU MÈO

Orthosiphon aristatus hay râu mèo, là cây thân thảo nhiệt đới điển hình, thân cây có cạnh, rãnh dọc và ít phân nhánh. Được dùng để trị sỏi thận, tiểu tiện không thông, phù thũng, đau khớp, gút, rối loạn tiêu hóa…
administrator
QUA LÂU NHÂN

QUA LÂU NHÂN

Qua lâu nhân là hạt của Cây Qua lâu, có tên khoa học là Semen Trichosanthis.
administrator
RAU MÁ

RAU MÁ

Rau má có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, lợi tiểu, nhuận gan và giải độc. Do đó thường sử dụng rau má để làm thuốc bổ và chủ trị các chứng bệnh như hư khí, rôm sảy, bạch đới, tả lỵ, mụn nhọt, chữa thổ huyết, sát trùng,….
administrator
CÂY SI

CÂY SI

Cây si, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây gừa, cây cừa. Cây si,có thể nói đây là loại cây phổ biến ở Việt Nam, nó có sức sống mãnh liệt, có thể sống ở mọi nơi, mọi khí hậu hay hoàn cảnh môi trường khác nhau. Nó xuất hiện ở nhiều nơi từ nhà của các hộ gia đình cho đến nơi công cộng như đình, chùa và các công trình của nhà nước. Nhưng cây Si không chỉ là cây cảnh đơn thuần mà còn là một loại cây làm thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY RÁY

CÂY RÁY

Cây ráy, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dã vu, ráy dại. Cây ráy là loài thực vật mọc hoang nhiều ở những vùng đất ẩm thấp. Ít ai biết rằng, loài cây dại này có nhiều tác dụng chữa bệnh và lợi ích đối với sức khỏe. Dân gian thường sử dụng củ ráy để giảm sốt, trị bệnh gout, mụn nhọt ngoài da và đau nhức xương khớp do phong tê thấp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY SẢ

CÂY SẢ

Cây sả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Sả chanh, cỏ sả, hương mao, lá sả. Cây sả mọc hoang và được trồng trên khắp mọi miền của nước ta, là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt Nam. Sả cũng là một trong mười vị thuốc trong toan căn bản của Y Học Cổ Truyền, có nhiều tác dụng chữa bệnh. Ngoài ra, sả còn là nguyên liệu trong mỹ phẩm làm mượt tóc, cất tinh dầu,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SÀI ĐẤT

SÀI ĐẤT

Cây Sài đất là một loại thực vật mọc dại rất phổ biến tại những nước thuộc khu vực nhiệt đới. Nó thường được mọi người sử dụng như một loại rau trong các bữa cơm. Tuy nhiên, bên cạnh công dụng như 1 loại thực phẩm thì Sài đất còn là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe con người.
administrator
CÂY BỒ ĐỀ

CÂY BỒ ĐỀ

Cây bồ đề, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây giác ngộ, cây đề, hu món (tiếng Tày), Assattha (tiếng Pali), cây bo, Pipul,... Cây bồ đề là một trong những cây linh thiêng, mang tính tâm linh nhất, thường được trồng trong chùa và được nhiều người kính viếng. Tuy nhiên, có một sự thật thú vị ít người biết là cây bồ đề có thể làm thuốc và được y học cổ truyền sử dụng nhiều năm qua. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator