THƯƠNG LỤC

Thương lục là một loại thảo dược được mọi người truyền miệng với cái tên cao sang là “sâm cao ly” do hình dáng tương tự với Nhân Sâm. Loại thực vật này rất dễ trồng và được sử dụng nhiều trong đông y để cải thiện triệu chứng của xơ gan cổ trướng, hỗ trợ thông đại tiểu tiên... Tuy nhiên, đây là dược liệu thuộc nhóm hạ phẩm, tức là có công dụng chữa bệnh nhưng lại chứa độc tính. Rất nhiều người thậm chí đã tử vong khi tự ý dùng loại dược liệu này. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về loại thảo dược này.

daydreaming distracted girl in class

THƯƠNG LỤC

Giới thiệu về dược liệu

Cây thương lục còn được gọi là thương lục nhỏ, kim thất nương, sơn la bạc, trưởng bất lão, bạch mẫu kê hoặc dã la bạc. Cây có tên khoa học là Phytolacca acinosa Roxb, thuộc họ thương lục (Phytolaccaceae).

Thương lục là dược liệu thân thảo, sống lâu năm, chiều cao khoảng 1.5m. Thân cây có hình trụ, nhẵn và không có lông, ít phân nhánh, với màu xanh lục hoặc pha đỏ tím. Ở phần gốc thân hơi hóa gỗ. Lá Thương lục to, là lá đơn có cuống, mọc so le với phiến lá hình trứng tròn, có 2 mặt nhẵn, đầu nhọn và mép nguyên, dài từ 10 – 30 cm và rộng từ 13 – 14 cm. 2 mặt của lá nhẵn, gân nổi rõ ở mặt dưới. Hoa thương lục có màu trắng, thường mọc thành cụm với chiều dài từ 15 - 20cm, có lá bắc. Bao hoa gồm 5 phiến với đầu nhọn, từ 8 – 19 nhị và bầu từ 8 – 10 noãn. Rễ củ của Thương lục mập, có ngấn ngang, khá giống với củ nhân sâm nên rất dễ bị nhầm lẫn. Quả cây mọng màu xanh, khi chín có màu đỏ tím, từ 8 – 10 múi. Hạt màu đen bóng, hình quả thận.

Mùa ra hoa từ tháng 5 - tháng 7, mùa quả từ tháng 8 - tháng 10.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng của Thương lục là rễ, thu hoạch sau 6 - 7 tháng từ khi trồng. Thường thu hoạch rễ củ vào mùa thu hoặc đông. Sau khi đào rễ, chúng ta cắt bỏ phần rễ con, rửa sạch rồi phơi trong điều kiện râm mát cho tới khi rễ khô lại. 

Muốn rễ có mùi giống nhân sâm, có thể đem ngâm trong mật ong và rượu 40° theo tỷ lệ: 1kg rễ thương lục cùng 250ml rượu và 250ml mật ong. Khi rễ đã ngấm đều rượu và mật ong, đem sấy hay phơi khô (hoặc thái mỏng và phơi khô). Cần bảo quản dược liệu trong điều kiện khô ráo, thoáng mát.

Thương lục có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ. Loài thực vật này thấy ở nhiều nước như Pakistan, Ấn Độ, Bhutan, Nepan, Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào…

Hiện nay đã được di thực vào Việt Nam, xuất hiện ở vùng núi phía Bắc, ở độ cao từ 700 – 1600 m, bao gồm Sa Pa, Mường Khương (Lào Cai), Phong Thổ (Lai Châu), Kỳ Sơn (Nghệ An), Quan Hóa (Thanh Hóa)…

Đôi khi, người ta còn chế biến Thương lục với Cam thảo hay giấm để giảm bớt độc tính. Rễ củ đem thái phiến vát từ 3 – 5 cm, dày từ 1 – 3 cm. Sau đó ngâm cùng cam thảo 1 – 2 giờ, ủ mềm trong 30 phút và phơi khô.

Hoặc Thương lục đem chích giấm. Thái thành phiến rồi đem trộn đều với giấm, ủ từ 8 – 10 giờ rồi sao vàng. Hoặc Thương lục nấu giấm: Thái thành phiến đem trộn đều cùng giấm. Nấu cho đến khi cạn giấm, đem phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

Thành phần của rễ củ có chứa tinh bột, Glucoside, Tanin, Saponin và Triterpen.

Tất cả các bộ phận của Thương lục có chứa một loại chất độc có tên là Phytolaccatoxin.

Tác dụng - Công dụng

Theo Y học cổ truyền, Thương lục có vị đắng, tính hàn và độc. Quy kinh vào Tỳ, Thận, Đại trường, Bàng Quang. Tác dụng cây thương lục bao gồm lợi tiểu, đại tả, tán kết, tiêu thũng, trục thủy, thùy ẩm ở phủ tạng. Vì vậy, dược liệu này được dùng để trị thủy thũng và tà khí trong bụng. Bên cạnh đó, vị thuốc thương lục còn dùng chữa đau cổ, khó thở, phù nề, đầy tức ngực bụng, xơ gan cổ trướng, viêm loét cổ tử cung, phù thũng, đại tiểu tiện không thông. Dùng cây thương lục đắp ngoài có thể cải thiện tình trạng mụn nhọt sưng đau.

Theo Y học hiện đại, Thương lục này có các tác dụng dược lý bao gồm long đàm, kháng viêm, kháng khuẩn, giảm phù nề, lợi tiểu, kích thích hệ miễn dịch. Hiện nay các chuyên gia sử dụng vị thuốc này để điều trị phù nề, xơ gan cổ trướng hay đắp ngoài giảm ung nhọt.

Cách dùng - Liều dùng

Thương lục có thể được sử dụng bằng cách sắc lấy nước uống hoặc đắp ngoài da. Liều dùng khi sắc uống là từ 3 - 4g, có thể sử dụng riêng lẻ hoặc phối hợp với các dược liệu khác để tăng hiệu quả. Liều dùng sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe tổng thể của người dùng. Dạng thuốc đắp ngoài không giới hạn liều dùng.

Sau đây là một số bài thuốc sử dụng Thương lục:

  • Trị mụn nhọt, mụn đầu đinh, mủ da: Sử dụng khoảng 15g thương lục và 60g bồ công anh, cho tất cả vào nồi nấu với nước cho tới khi sôi. Sử dụng nước này để rửa lên vùng da bị mụn nhọt, mụn đầu đinh hay mủ da sẽ giúp làm se cồi mụn;

  • Trị đau cổ họng: Hơ nóng rễ thương lục rồi bọc vải và chườm vào cổ. Thực hiện đều đặn từ 2 - 3 lần/ngày, sau 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm đáng kể. Cần lưu ý đợi rễ cây nguội bớt rồi mới chườm, không dùng khi quá nóng bởi vùng da ở cổ rất nhạy cảm và dễ bị bỏng;

  • Trị viêm thận cấp và mạn tính: Sử dụng khoảng 10g thương lục và 60g thịt lợn, rửa sạch tất cả nguyên liệu và cho vào nồi, thêm nước rồi nấu chín. Chia ra ăn 3 lần/ngày;

  • Trị cổ trướng: Sử dụng 6g thương lục, 30g bí đao, 30g đậu đỏ, 20g phục linh, và 20g trạch tả, cho tất cả vào niêu và sắc uống từ 5 - 7 ngày sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh;

  • Trị chứng có hòn cứng đau trong bụng: Sử dụng rễ thương lục vừa đủ, giã nát và vắt nước tẩm vào bông. Đắp bông lên bụng cho tới khi lạnh và thay. Sử dụng tới khi triệu chứng hết hẳn;

  • Trị tuyến vú tăng sinh: Sử dụng thương lục tươi và chế thành viên uống. Ban đầu uống mỗi ngày 6 viên, mỗi viên nặng 0.5g. Sau khi quen, tăng dần số lượng lên từ 20 viên/ngày, chia ra uống 3 lần/ngày;

  • Trị té ngã sưng đau: Sử dụng rễ thương lục và khổ sâm với lượng bằng nhau, rửa sạch và giã nát rồi đắp lên vị trí bị sưng. Tiến hành thường xuyên sẽ giúp giảm triệu chứng đau và sưng.

Lưu ý

Theo các tài liệu đông y, Thương lục là loài cây có độc tính ở mọi bộ phận (các nghiên cứu hiện đại cho biết chất độc là phytolaccatoxin, các chất thuộc nhóm saponin, lectin). Độc tính thường giảm bớt sau khi đun sôi. Khi cơ thể hấp thụ một lượng lớn chất độc này có thể gây ra biểu hiện tê môi và lưỡi, đau bụng, vã mồ hôi, giãn đồng tử, co giật, tăng tiết đờm, nôn mửa, liệt hô hấp, tụt huyết áp, tim đập nhanh, hôn mê, nói lảm nhảm, tinh thần hoảng hốt... Thậm chí, khi không cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.

Khi sử dụng cây Thương lục trong trị bệnh, cần lưu ý:

  • Phụ nữ mang thai không được sử dụng Thương lục vì các chất độc có thể dẫn tới sảy thai;

  • Không sử dụng thương lục ở người già hay người có tỳ vị hư nhược;

  • Chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn, không sử dụng quá liều hay quá thời gian quy định do các hoạt chất trong cây thương lục sẽ gây tổn thương thân, tiêu diệt tinh trùng dẫn tới vô sinh hay tổn thương gân cốt;

  • Nếu dùng quá liều, chất độc có thể gây ngộ độc sau từ 10 - 20 phút. Khi nhận thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào như đau bụng, nôn mửa, tăng thân nhiệt, khó thở, tụt huyết áp hay tinh thần hoảng hốt,... cần đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn ngay;

  • Trong trường hợp ngộ độc thương lục mức độ nhẹ có thể sử dụng đậu xanh, cam thảo sống, đem giã nát rồi đem nấu nước uống. Tuy nhiên, để ngăn ngừa các biến chứng xấu xuất hiện thì bệnh nhân vẫn cần đến bệnh viện để được thăm khám.

  • Thương lục thuộc nhóm thuốc công hạ (tức thuốc tẩy xổ), tác động của nó tương đối mạnh. Vì vậy, không nên sử dụng ở người già, trẻ nhỏ và người có Tỳ Vị hư nhược.

Hiện nay rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa rễ thương lục với nhân sâm. Do đó, cần đặc biệt lưu ý và tìm hiểu kỹ nguồn gốc của dược liệu trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ không đáng có.

 

Có thể bạn quan tâm?
XUYÊN TÂM LIÊN

XUYÊN TÂM LIÊN

Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata) là một loại dược liệu quý có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Nó được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm cả các bệnh lý liên quan đến hô hấp và tiêu hóa. Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tính hiệu quả của Xuyên tâm liên trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm, chống oxy hóa, và giảm đau. Với những công dụng đa năng và an toàn, Xuyên tâm liên được đánh giá là một dược liệu tiềm năng trong y học hiện đại.
administrator
CÂY BÌM BỊP

CÂY BÌM BỊP

Bìm bịp (Clinacanthus nutans) là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền của Đông Nam Á. Nó có mùi thơm và vị đắng, được sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh như viêm da, mẩn ngứa, cảm cúm, và đau đầu. Ngoài ra, Bìm bịp còn có các thành phần hoạt chất quan trọng như flavonoid và phenolic, đã được nghiên cứu cho hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý khác. Dưới đây là những thông tin chi tiết hơn về đặc điểm, tính chất và công dụng của dược liệu Bìm bịp.
administrator
CỎ MẦN TRẦU

CỎ MẦN TRẦU

Cỏ mần trầu có vị ngọt hơi đắng, tính bình. Loài cỏ này được sử dụng làm dược liệu với nhiều tác dụng như: thanh nhiệt, giải độc; khư phong, khư đàm; trị cao huyết áp; đề phòng viêm não truyền nhiễm; vàng da do viêm gan; viêm tinh hoàn; lợi tiểu; chữa sốt; viêm thận; dị ứng khắp người mẩn đỏ; mụn nhọt…
administrator
CỦ NIỄNG

CỦ NIỄNG

Củ niễng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Niềng niễng, cây lúa miêu, giao bạch, cao duẫn. Củ niễng hay niễng là một loại rau dùng để chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc. Bên cạnh đó, Niễng cũng là một vị thuốc thường được sử dụng để giải khát, lợi tiểu, giải say rượu, kích thích tiêu hóa, giảm đau và hỗ trợ điều trị đái tháo đường, viêm tuyến tiền liệt,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
XƯƠNG RỒNG

XƯƠNG RỒNG

Xương rồng (Euphorbia antiquorum) là một loại cây thân thảo thuộc họ Thầu dầu. Cây này được sử dụng như một dược liệu quý trong Y học cổ truyền và còn được trồng với mục đích trang trí. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nó chứa các chất độc có thể gây kích ứng da và độc hại cho các loài vật nuôi. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xương rồng và những lợi ích của nó nhé.
administrator
LỤC THẦN KHÚC

LỤC THẦN KHÚC

Lục thần khúc thực chất không phải là tên của một loại cây thuốc nhất định, mà nó được tạo nên từ nhiều loại dược liệu khác nhau được lên men cùng với bột mì hoặc bột gạo rồi được đóng bánh và phơi khô để sử dụng.
administrator
SA NHÂN

SA NHÂN

Dược liệu là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây Sa nhân. Vì hạt trông giống hạt sỏi, do đó có tên Sa nhân (Sa là cát, sỏi).
administrator
HOÀI SƠN

HOÀI SƠN

Hoài sơn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Củ mài, thự dự, sơn dược, khoai mài, chính hoài, khoan mài. Củ hoài sơn (củ mài) là dược liệu quý, được dùng trong nhiều bài thuốc và món ăn điều trị chứng suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, di tinh, bạch đới, thận hư và viêm phế quản mãn tính. Ngoài ra vị thuốc này còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe và phục hồi thể trạng sau khi ốm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator