SƠN NẠI

Sơn nại có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau, hành khí, trừ uế khí, tiêu thực và trừ thấp. Do đó dược liệu được dùng để chữa ngực bụng đau lạnh, tiêu chảy, chữa chứng ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, cảm, ho, nôn mửa, hen suyễn.

daydreaming distracted girl in class

SƠN NẠI

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Kaempferia galanga L

Họ: Gừng (Zingiberaceae)

Tên khác: Tam nại, địa liền, thiền liền hoặc sa khương

Đặc điểm dược liệu

Sơn nại là cây thân thảo sống lâu năm và không có thân. Thân rễ gồm nhiều củ nhỏ bám vào nhau, hình trứng. Lá có 2 – 3 cái, có bẹ và mọc xòe ra sát trên mặt đất. Phiến lá có trứng hoặc hình bầu dục, thót hẹp lại thành cuống. Mép lá nguyên, mặt trên màu xanh lục và nhẵn, mặt dưới có lông mịn. Hoa mọc ở giữa bẹ lá, không có cuống, lá bắc hình mũi mác nhọn, gồm 6 - 12 hoa màu trắng với những đốm màu tím ở giữa xếp thành hình bánh xe. Mùa hoa tháng 5 – 7.

Phân bố, sinh thái

Cây sơn nại mọc hoang nhiều nơi ở nước ta và các nước Châu Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia,… Bên cạnh đó, cây còn được trồng ở các vườn dược liệu.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng làm thuốc: Củ 

Thu hái: Từ tháng 11 đến hết tháng 3 hàng năm, lúc này dược liệu đạt chất lượng và nhiều dược tính nhất. 

Chế biến:  Sau khi thu hoạch, đem phần củ rửa sạch và thái mỏng rồi phơi khô, không được sấy bằng than vì sẽ làm củ bị đen và kém mùi thơm.

Bảo quản: Tránh ánh sáng trực tiếp, đặt ở nơi khô ráo.

Thành phần hóa học 

Trong củ địa liền có chứa 2,4-3,9% tinh dầu với các hợp chất chính như xinamic axit etyl, bocneola methyl, xineola, acid p-methoxycinnamic, ethyl cinnamate. Ngoài ra thân rễ còn có các hợp chất n – pentadecan, A3 – caren, camphen...

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, cây sơn nại có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau, hành khí, trừ uế khí, tiêu thực và trừ thấp. Do đó dược liệu được dùng để chữa ngực bụng đau lạnh, tiêu chảy, chữa chứng ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, cảm, ho, nôn mửa, hen suyễn.

- Ở Trung Quốc, người dân sử dụng cây địa liền để điều trị thực trệ khí trướng, viêm dạ dày, loét dạ dày, sưng mang thai, đau răng, phong thấp đau xương và một số bệnh lý khác. 

- Ở Philippines, nước sắc địa liền có thể chữa sốt rét, ăn uống khó tiêu. Phần lá thường được rửa sạch, giã nát rồi đem xào nóng và đắp lên khớp xương bị tê thấp.

- Ở Malaysia, dùng rễ thân cây địa liền chữa lở loét, cao huyết áp và bệnh hen suyễn. Hoặc dùng phần thân rễ và lá đem rửa sạch và nhai chậm chữa đau họng, ho

- Ngoài ra, ở một số nơi khác dùng rễ cây địa liền làm rau sống ăn hoặc dùng nước chiết từ cũ chữa chứng hôi miệng, làm cao dán trị nhức mỏi. Đồng thời dùng tinh dầu từ củ thoa tóc để tạo mùi thơm.

Theo Y học hiện đại, sơn nại có tác dụng:

- Tác dụng ức chế tăng sinh và ức chế sản sinh các gốc oxy hóa tự do: thành phần ethyl para-methoxycinnamate trong sơn nại có tác dụng ức chế sản xuất các sản phẩm oxy hóa nội bào, bảo vệ khỏi tổn thương oxy hóa mà không gây độc cho tế bào. Ngoài ra hoạt chất này có hoạt tính ức chế chống lại các tế bào ung thư biểu mô WRL-68 và MDA-MB-231. Đây có thể là tác nhân hóa trị liệu đặc biệt nếu liệu pháp chống estrogen không hiệu quả. 

- Tác dụng ức chế vi khuẩn: Dịch chiết từ thân rễ cây sơn nại có khả năng ức chế hoạt động của một số vi khuẩn như tụ cầu, trực khuẩn, nấm Candida albicans, vi khuẩn E.coli, viêm phổi Klebsiella, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn tả và cả phế cầu.

- Tác dụng giảm đau, kháng viêm: Sơn nại có tác dụng ức chế thụ thể đau hóa học và cơ học. Cơ chế giảm đau liên quan đến thụ thể opioid ở hệ thống trung ương và enzym cyclooxygenase ở hệ thống ngoại biên.

- Tác dụng an thần: Thành phần trong thân rễ dược liệu có tác dụng an thần thông qua việc ức chế hoạt động vận động.

- Hoạt động giãn mạch: Dịch chiết từ Sơn nại ức chế dòng canxi đi vào các tế bào mạch máu. Ức chế giải phóng oxit nitric và prostaglandin từ tế bào nội mô có tác dụng giãn mạch. Ngoài ra dịch chiết cũng có tác dụng chống tăng huyết áp.

Cách dùng - Liều dùng 

Có thể dùng cây địa liền dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu, tán bột hay hoàn viên. Liều lượng dùng tối đa mỗi ngày là 3 – 6 gram.

Một số bài thuốc có sơn nại:

- Chữa cảm sốt nhức đầu: Nghiền mịn các dược liệu 5 gram củ cây địa liền, 10 gram cát căn và 5 gram bạch chỉ, sau đó làm thành viên uống.

- Điều trị tiêu hóa kém, ngực bụng lạnh đau

  • Cách 1: Sắc uống 4 – 8 gram sơn nại. Ngoài ra cũng có thể tán bột và uống. 

  • Cách 2: Tán bột các dược liệu địa liền, đương quy, đinh hương và cam thảo, mỗi vị có liều lượng bằng nhau. Sau đó trộn hồ và hoàn viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần lấy 10 viên uống với rượu.

- Bài thuốc trị ho gà: Đun các dược liệu 300 gram địa liền, 1000 gram rau sam tươi, 300 gram lá chanh, 500 gram tía tô, 1000 gram rau má tươi và 1000 gram vỏ rễ dâu đã được tẩm mật ong và sao, 12 lít nước trên lửa nhỏ. Cô còn 4 lít, bảo quản và dùng dần. Mỗi ngày cho trẻ uống từ 15 – 30 ml.

- Điều trị táo bón kinh niên, nhức đầu, ăn không tiêu, cảm sốt: Nghiền thành bột các dược liệu 1000 gram địa liền, 1000 gram thổ phục linh, 1000 gram rau má tươi và 500 gram cam thảo. Mỗi ngày lấy 2 – 4 gram hòa tan nước và uống.

- Trị chứng ăn uống khó tiêu, đau thần kinh tọa, đau dạ dày: Tán thành bột các dược liệu 20 gram địa liền và 10 gram quế chi. Mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần uống 2 gram.

Lưu ý

Không nên dùng sơn nại cho phụ nữ có thai, những đối tượng âm hư, dạ dày nóng rát hoặc thiếu máu.

 

Có thể bạn quan tâm?
ĐUÔI CHUỘT

ĐUÔI CHUỘT

Dược liệu Đuôi chuột (Stachytarpheta jamaicensis) là một loài thực vật được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và hiện đại. Được biết đến với tên gọi khác là Điềm thông, Đũa bếp, Cỏ đuôi lươn, Mạch lạc, Bôn bôn, Hải tiên, Giả mã tiên, Đuôi chuột được sử dụng trong nhiều bài thuốc truyền thống để điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, đường tiêu hóa và kháng viêm. Ngoài ra, loài cây này cũng có các tính chất khác như chống nấm, giảm đau và tăng cường miễn dịch. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần và các công dụng của dược liệu Đuôi chuột.
administrator
BÁN HẠ BẮC

BÁN HẠ BẮC

Bán hạ bắc là loại dược liệu quý trong Đông y, thường có tác dụng hiệu quả với tiêu đờm, cầm nôn, được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc trị ho, tiêu hóa kém,.. Bán hạ bắc còn có tên gọi khác là Thủy ngọc, Địa văn (Bản Kinh), Hòa cô (Ngô Phổ Bản Thảo), Thủ điền, Thị cô (Biệt Lục)…
administrator
NGỌC TRÚC

NGỌC TRÚC

Ngọc trúc có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu đờm, nhuận táo, dưỡng âm, mát huyết, sinh tân dịch, trừ khát. Do đó dùng để chữa các bệnh ho khan có họng khô miệng khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, kém ăn, khó tiêu, phong thấp, suy nhược hoặc vị nhiệt gây ăn nhiều nhanh đói.
administrator
THẠCH HỘC

THẠCH HỘC

Thạch hộc là một dược liệu quý, đã được sử dụng với mục đích y học trong ít nhất 2.000 năm, bằng chứng được ghi chép trong Thần Nông Bản Thảo Dược, viết từ 2300 đến 2780 năm trước. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng vị thuốc này có những thành phần hoạt chất phong phú, có công dụng rất tốt trên lâm sàng trong điều trị các bệnh lý bao gồm viêm họng mãn tính, bệnh về mắt, bệnh đường tiêu hóa, đái tháo đường hay viêm khớp.
administrator
TÔ NGẠNH

TÔ NGẠNH

Tía tô là một loại gia vị quen thuộc trong mọi căn bếp Việt. Không chỉ thế nhiều bộ phận của dược liệu này bao gồm lá, quả, cành... đều có thể được sử dụng để làm thuốc. Lá của Tía tô gọi là Tô diệp, quả gọi là Tô tử (thường bị hiểu nhầm là hạt) và cành là Tô ngạnh. Mỗi bộ phận có những tác dụng khác nhau đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tô ngạnh và những công dụng tuyệt vời của vị thuốc này đối với sức khỏe.
administrator
LONG CỐT

LONG CỐT

Long cốt có tên khoa học là Os Dracois, (Fossilia Ossis Mastodi): là xương hoá thạch của những động vật cổ đại thuộc loài khủng long như tê giác ngựa 3 ngón chân Rhinoceros sinensis Owen.; Rhinoceros indet, loài hươu: Cervidae indet; loài trâu: Bovidae indet...; Long xỉ (Dens Draconis) cũng là một loại long cốt, có cùng thành phần hóa học và công dụng. Long cốt là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Với các tác dụng như an thần, trị đổ mồ hôi trộm, di tinh, hoạt tinh,…
administrator
TAM LĂNG

TAM LĂNG

Trong Y học cổ truyền, Tam lăng là một vị thuốc được cho rằng có những công dụng gần như tương đương và có thể thay thế vị thuốc Mật gấu. Với những tác dụng nổi bật như tiêu viêm, tán ứ,…mà Tam lăng có mặt trong khá nhiều các bài thuốc chữa các bệnh lý liên quan đến ứ huyết. Sau đây là những thông tin về dược liệu Tam lăng.
administrator
CỎ BẠC ĐẦU

CỎ BẠC ĐẦU

Ở nhiều nơi trên đất nước ta, cỏ đầu trắng mọc hoang ven đường, bờ ruộng. Cỏ bạc đầu có vị cay, tính bình, tác dụng giải biểu, khu phong, chỉ thống, tiêu thũng, vị thuốc này được dùng để chữa cảm mạo, ho gà, viêm phế quản, viêm xoang...
administrator