NGỌC TRÚC

Ngọc trúc có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu đờm, nhuận táo, dưỡng âm, mát huyết, sinh tân dịch, trừ khát. Do đó dùng để chữa các bệnh ho khan có họng khô miệng khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, kém ăn, khó tiêu, phong thấp, suy nhược hoặc vị nhiệt gây ăn nhiều nhanh đói.

daydreaming distracted girl in class

NGỌC TRÚC

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Polygonatum odoratum (Mill.) Druce

- Tên đồng nghĩa: Polygonatum officinale All.

- Họ Thiên môn đông (Asparagaceae)

- Tên gọi khác: Nữ ủy

Đặc điểm thực vật

Ngọc trúc là cây thân thảo, sống nhiều năm, cao trung bình từ 40 – 60cm. Thân rễ mọc ngang, chia nhiều đốt, màu vàng trắng nhạt, trên thân rễ có nhiều rễ con mọc xung quanh. Vì thân cây bóng nhẵn như ngọc và lá có hình dạng giống lá trúc nên được gọi tên là Ngọc trúc.

Lá mọc từ giữa thân trở lên, mọc so le (thường hướng về một phía), phiến hình trứng, cứng dài và không có cuống, gốc tròn, đầu nhọn, gân hình cung sít nhau, mặt trên màu lục, mặt dưới có màu trắng nhạt. 

Hoa mọc thành cụm ở kẽ lá, hoa hình chuông, màu trắng, mỗi kẽ có cuống ngắn mang 1 – 2 hoa, mọc thõng xuống.

Quả mọng, hình cầu, đường kính từ 5 – 7mm thường có màu đen khi chín, 3-6 hạt, màu vàng có chấm.

Mùa hoa: tháng 3-5; mùa quả: tháng 6-9.

Phân bố, sinh thái

Ngọc trúc là cây ưa ẩm và chịu bóng, thường mọc dưới tán của những cây ăn quả như đào, lê, mận… hoặc trồng thành luống ở vườn rau. Cây thích nghi với điều kiện khí hậu ẩm mát của vùng nhiệt đới núi cao (khoảng   1400 – 1600m), về mùa đông có thể có băng giá nhưng cây vẫn tồn tại được. 

Đây là loài thực vật có nguồn gốc từ Trung Quốc đặc biệt phân bố nhiều ở tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông. Có trồng ở một số địa phương vùng núi cao phía Bắc nước ta. Tuy nhiên số lượng rất ít, được sử dụng trong phạm vi cộng đồng nhỏ.

Trại thuốc Sa Pa (Viện Dược liệu) là nơi duy nhất ở Việt Nam đang giữ giống ngọc trúc với mục đích bảo tồn lâu dài.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Thân rễ

Thu hái, chế biến: thu hái vào mùa xuân hoặc mùa thu, sau đó rửa sạch, cắt bỏ rễ con, đem phơi khô, rồi lăn cho mềm, tiếp tục phơi hoặc sấy khô. Ngoài ra, có thể bào chế dược liệu ngọc trúc theo những cách như: thái phiến, tẩm mật ong, chưng hoặc chế với rượu. 

Thành phần hóa học 

Thân rễ của Ngọc trúc chứa các thành phần như: asparagine, polysacarit, glycoside tim, saponin, quinine gluconate, vitamin A, quercitol, convallarin, conballamarin, tinh bột và chất nhầy.

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học cổ truyền: Ngọc trúc có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu đờm, nhuận táo, dưỡng âm, mát huyết, sinh tân dịch, trừ khát. Do đó dùng để chữa các bệnh ho khan có họng khô miệng khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, kém ăn, khó tiêu, phong thấp, suy nhược hoặc vị nhiệt gây ăn nhiều nhanh đói.

Theo y học hiện đại, dược liệu Ngọc trúc có một số tác dụng như:

- Convallarin trong ngọc trúc có tác dụng hạ áp, tẩy mạnh và kích thích thận. Aspagagine có công dụng lợi tiểu.

- Tăng cường khả năng chịu đựng tình trạng thiếu oxy của tim mạch, làm chậm hình thành xơ vữa động mạch và hạ lipit huyết.

- Cải thiện khả năng miễn dịch và được sử dụng để điều trị bệnh thấp khớp, bệnh tim mạch và đái tháo đường.

- Homoisoflavanone-1 được chiết xuất từ ​​Ngọc trúc có thể hoạt động như một chất ức chế ung thư và có tiềm năng như một phương pháp trị liệu mới chống lại ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Chiết xuất Ngọc trúc ức chế sự tăng sinh và gây ra apoptosis của tế bào ung thư vú MDA-MB-231. 

Cách dùng - Liều dùng 

Dược liệu ngọc trúc được dùng ở dạng thuốc sắc, xào, hầm hoặc nướng. Liều dùng khuyến cáo 6 – 12g/ngày, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Một số bài thuốc có ngọc trúc:

- Bài thuốc chữa chứng cảm mạo, đau họng, sốt, miệng khô, ho khan do mắc bệnh nhiệt phạm đến phần âm: Chuẩn bị: Sắc chung các dược liệu: hồng táo 2 quả, chích cam thảo 3g, bạc hà 6g, bạch vị 4g, hành sống 3 cây, ngọc trúc 12g, cát cánh 6g, đậu xị 16g. Dùng uống hằng ngày.

- Bài thuốc chữa chứng dạ dày và phổi khô nóng gây đau họng, khô miệng: Sắc uống các dược liệu: cam thảo 8g, mạch môn đông và sa sâm mỗi vị 12g, ngọc trúc 16g. Dùng trong ngày

- Bài thuốc trị ho có ít đờm, ho khan và ho do lao: Sắc uống hằng ngày các dược liệu: Ý dĩ nhân 16g, sa sâm 8g và ngọc trúc 20g.

- Bài thuốc chữa chứng đau mắt đỏ: Sắc lấy nước các dược liệu: Bạc hà 2g, sinh địa, thảo quyết minh (sao), cúc hoa và huyền sâm mỗi vị 10g, ngọc trúc 12g. Chia làm 2 phần: một phần để uống và một phần để xông mắt

- Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp: Thái nhỏ các dược liệu: hoài sơn, hà thủ ô, ngọc trúc và đan sâm mỗi vị 40g, đơn bì, mạch môn, đương quy và trạch tả mỗi vị 20g, sơn thù, thanh bì và chỉ thực mỗi vị 10g. Sau đó tán mịn, hòa với siro hoặc mật ong làm thành viên nặng 5g. Mỗi ngày dùng 1 viên.

- Bài thuốc trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực: Sắc thành cao các dược liệu: Đảng sâm 12g, Ngọc trúc 20g, chia thành 2 lần uống/ngày.

Lưu ý

- Không dùng cho người có tỳ hư, đờm thấp ứ trệ và người dương suy âm thịnh.

- Tránh dùng cho người bị đầy trướng bụng và tiêu chảy.

- Khi dùng để chế biến món ăn, không nên sử dụng nồi và vật dụng chế biến bằng sắt.

 

Có thể bạn quan tâm?
QUẢ SUNG

QUẢ SUNG

Sung có tên khoa học là Ficus racemosa, là cây thân gỗ to, cao trung bình từ 15 – 20m, không có rễ phụ, vỏ có màu nâu.
administrator
HÒE HOA

HÒE HOA

Hòe hoa là một dược liệu phổ biến trong Y học cổ truyền, có tác dụng chữa cao huyết áp, chữa chảy máu cam, băng huyết, trĩ chảy máu, phòng ngừa chứng đứt mạch máu não, ho ra máu, đái ra máu, đau mắt, xích bạch lỵ,…
administrator
CÂY CỎ LÀO

CÂY CỎ LÀO

Cây cỏ lào là một dược liệu quen thuộc, hết sức gần gũi với đời sống người dân chúng ta. Từ xưa, ông cha ta đã biết sử dụng nó để cầm máu, chống viêm, kháng khuẩn,… Tuy nhiên cụ thể về những công dụng và cách dùng đúng của dược liệu này không phải ai cũng biết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TINH DẦU QUÝT

TINH DẦU QUÝT

Tinh dầu quýt được chiết xuất từ phần vỏ của quả quýt, cùng với những tinh dầu thuộc nhóm cam chanh có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Loại tinh dầu này mang lại hiệu quả thư giãn thần kinh, cải thiện các bệnh lý hệ hô hấp và nhiều tình trạng khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu quýt và công dụng tuyệt vời của nó.
administrator
DẦU HẠT NHO

DẦU HẠT NHO

Nếu thịt quả nho thường được sử dụng để chưng cất rượu, thì hạt nho lại được sử dụng trong công nghệ chiết dầu. Dầu hạt nho không chỉ có nhiều công dụng trong thẩm mỹ, mà còn có nhiều ứng dụng trong công nghiệp.
administrator
GĂNG TU HÚ

GĂNG TU HÚ

Găng tu hú, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tu hú, mây nghiêng pa, găng tía, găng trâu, găng trai. Găng tu hú,dược liệu thuộc họ cà phê. Dược liệu có tác dụng kích thích gây nôn, gây sảy thai, cầm lỵ. Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, điều trị mụn nhọt, lở loét, bổ và lợi tiêu hóa. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU RĂM

RAU RĂM

Theo Y học cổ truyền, rau răm có vị cay nồng, đắng nhẹ, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng: bổ trí óc, sáng mắt, trợ tiêu hóa, sát trùng, ấm bụng, mạnh gân cốt, chống viêm, thúc đẩy vết thương mau lành, hoạt huyết, giải độc, hạ sốt…
administrator
THÔNG ĐỎ

THÔNG ĐỎ

Thông đỏ, có tên tiếng Anh là the Himalayan Yew, hay thuỷ tùng Hi-ma-lay-a. Thông đỏ là thảo dược được sử dụng rất rộng rãi trong dân gian để điều trị nhiều bệnh khác nhau bao gồm sốt, đau đầu, gãy xương, tiêu chảy, các vấn đề về hệ thần kinh,.. Trong những năm gần đây, chiết xuất tinh dầu từ cây Thông đỏ nổi lên như một thành phần có công dụng hỗ trợ điều trị một số loại ung thư. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thông đỏ và những điều công dụng của nó.
administrator