HẠT ĐÁC

Hạt đác là loại hạt ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng, vitamin… có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như chữa sốt, lợi tiểu, chữa viêm cuống phổi, tiêu hóa...

daydreaming distracted girl in class

HẠT ĐÁC

Giới thiệu Hạt đác

Hạt đác là loại hạt ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng, vitamin… có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như chữa sốt, lợi tiểu, chữa viêm cuống phổi, tiêu hóa...

  • Tên thường gọi: Hạt Đác

  • Tên gọi khác: Đoác, Hột Đác, Hột Đát, Hạt Đát, Hạt Đác Báng, Búng Báng, Quang Lang, Đao rừng, Tà Vạt, Dừa Núi...

  • Tên khoa học: Arenga pinnata (Wurmb) Merr

  • Họ: họ Cau (Arecaceae)

Hạt đác là gì? Công dụng, cách chọn mua, bảo quản hạt đác và 3 món ăn ngon

Hạt đác là loại hạt ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng, vitamin… có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Đặc điểm tự nhiên, Phân bố

Đặc điểm tự nhiên

Cây cao khoảng 7-15m, đường kính khoảng 40-50cm. Thân nhiều bẹ, gốc cuống lá tàn lụi dày và đông đặc. 

Lá đác hình kép lông chim, dài khoảng 3 - 5 m, có nhiều lá chét xếp ở hai bên cuống lá; mỗi lá chét dài khoảng 0,8-1,2 m, rộng 4 - 5,5 cm. Chúng mọc vòng quanh thân và tập trung nhiều ở phía ngọn, toả rộng ra xung quanh, gốc lá chét ôm lấy cuống lá rộng kéo dài thành đài.

Cụm hoa hình bông mo lớn, dài khoảng 0,9-1,2m, chia nhiều nhánh nhỏ cong xuống. Hoa đực có hình nón chứa 70-80 nhị; hoa cái có 3 lá đài tồn tại ở quả. 

Quả đác dài khoảng 3,5-5cm, hình bầu dục, kết thành từng buồng lớn, mỗi quả có 3-4 hạt. 

Hạt đác sau khi được tách vỏ có màu trắng đục, da trơn láng, ăn có cảm giác giòn sần sật, vị béo và bùi. Cây đác phải mất 10 năm, mới bắt đầu có trái; từ khi ra hoa, kết quả đến khi thu hoạch phải mất thêm 3 năm. Tuy nhiên, sau khi thu hoạch quả, cây đác sẽ không ra trái nữa cho đến khi chết đi.

Cây ra hoa từ tháng 6 (mùa hè) và có quả từ tháng 2 đến tháng 3 (năm sau).

Phân bố

Hạt đác là một loại hạt đặc sản của thành phố Nha Trang. Cây mọc trong thung lũng núi đá vôi, chân núi ẩm, các tỉnh miền trung du hay các vùng đồi núi.

Ngoài ra, cây còn phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Hạt, quả, thân và rễ.

Thu hái, chế biến 

Khi trái đác chín, chặt từng buồng quả đem về. Sau đó đốt cháy vỏ để nhựa quả khô lại rồi đập tách lấy hạt đác.

Thành Phần Hóa Học 

Theo tài liệu phân tích năm 1979 của Viện chăn nuôi, hạt Đác chứa 14,8% là nước, 2,6% protid, 1,1% lipid và các celuloza, dẫn xuất không protein, khoáng toàn phần (calcium, phosphor…).

Trong ruột thân cây Đác có nhiều tinh bột; trong nước chảy từ bông mo có chứa nhiều đường sacaroza.

Tác dụng – Công dụng

  • Điều hòa huyết áp

  • Giúp ngăn chặn bệnh loãng xương

  • Hỗ trợ quá trình giảm cân

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp

  • Bổ sung năng lượng

  • Giảm đau, chống viêm

Hạt đác đã được sử dụng trong y học dân gian cổ truyền nhờ tác dụng giảm đau và chống viêm. Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất chiết xuất từ quả có tác dụng ức chế phản ứng đau do axit axetic gây ra. Ức chế sự sưng nề do xylene. Đồng thời ức chế rõ rệt việc sản xuất IL-1β, TNF-α, PGE2 và IL-6 là các yếu tố gây viêm.

Qua một nghiên cứu thí nghiệm, chiết xuất từ quả cây Đác có thể làm giảm mức đường huyết, chống đái tháo đường. Từ đó kết luận quả Đác được sử dụng như một loại thực phẩm chống đái tháo đường tự nhiên mà không có tác dụng phụ.

Cách dùng – Liều dùng

  • Hạt đác khô đa số được sử dụng để dùng trong chế biến thuốc chữa và điều trị bệnh.

  • Bột Báng được dùng làm thực phẩm.

  • Nước ở bông mo Báng được dùng làm nguyên liệu chế đường, rượu.

  • Thân cây Báng còn được dùng làm thuốc, chữa sốt, lợi tiểu. Ngày dùng 30 – 50g thân cây dưới dạng thuốc sắc.

  • Dùng rim:

Hạt đác tươi đem ngâm nước, rửa sạch và loại bỏ phần nhớt. Luộc qua với nước rồi để ráo. 1 kg Đác tươi đem ướp với khoảng 300g đường. Sau 30 – 45 phút thì rim với lửa nhỏ đến khi cạn nước, hạt Đác săn lại.

Có thể rim cùng một số nguyên liệu khác như: quả dâu tằm, quả dâu tây, chanh dây, thơm, lá dứa, nếp cẩm… Sau khi rim có thể để tủ lạnh ăn dần hoặc dùng với các loại thực phẩm khác như sữa chua, đá lạnh…

Hiện nay hạt đác còn được dùng để chế biến các sản phẩm như hạt đác sấy dẻo, rim gừng sấy...

Lưu ý

Dịch của lớp vỏ quả ăn da, độc đối với cá.

 

Có thể bạn quan tâm?
THIÊN NIÊN KIỆN

THIÊN NIÊN KIỆN

Thiên niên kiện là loại dược liệu có rất nhiều tác dụng hữu ích, thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian và là một trong những vị thuốc nam hàng đầu. Trong Đông y, thiên niên kiện được sử dụng để trị rất nhiều bệnh ở người cao tuổi. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về loại dược liệu quý này.
administrator
HUYỀN SÂM

HUYỀN SÂM

Cây Huyền sâm được sử dụng làm dược liệu để làm thuốc lợi tiểu, chữa sốt, viêm họng, viêm amygdal, loét lở miệng, ho,… hay dùng để bôi trực tiếp lên da để chữa bệnh chàm, ngứa, bệnh vảy nến, bệnh trĩ, sưng, phát ban,…
administrator
KHƯƠNG HOÀNG

KHƯƠNG HOÀNG

Tên khoa học: Curcuma longa L. Họ: Gừng (Zingiberaceae) Tên gọi khác: Nghệ vàng
administrator
HẠT TIÊU

HẠT TIÊU

Hạt tiêu không chỉ được dùng làm gia vị trong đời sống hằng ngày mà còn là dược liệu có tác dụng chữa bệnh như động kinh, phong thấp, đau bụng tiêu chảy, đau dạ dày.
administrator
TINH DẦU THIÊN NHIÊN

TINH DẦU THIÊN NHIÊN

Tinh dầu hiện nay là một thành phần được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, tinh dầu thiên nhiên và tinh dầu hóa học là 2 loại khác nhau và có những tác động khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu thiên nhiên cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe nhé.
administrator
HỒNG XIÊM

HỒNG XIÊM

Hồng xiêm (Sapoche) là loại trái cây với hương vị thơm ngon và rất giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, vỏ, lá và quả xanh của cây còn được sử dụng để chữa bệnh bao gồm như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, cầm máu, ngừa sâu răng và thông tiểu tiện.
administrator
CÂY CỎ LÀO

CÂY CỎ LÀO

Cây cỏ lào là một dược liệu quen thuộc, hết sức gần gũi với đời sống người dân chúng ta. Từ xưa, ông cha ta đã biết sử dụng nó để cầm máu, chống viêm, kháng khuẩn,… Tuy nhiên cụ thể về những công dụng và cách dùng đúng của dược liệu này không phải ai cũng biết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DẦU DỪA

DẦU DỪA

Cây dừa là một loài cọ cao đặc trưng của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cao tới 30m. Dừa là một trong những thực phẩm quan trọng ở một số nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Dừa và các sản phẩm của nó (sữa và dầu) được người dân sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như nấu ăn, điều trị tóc da, nguyên liệu thực phẩm và y học dân gian.
administrator