DẦU DỪA

Cây dừa là một loài cọ cao đặc trưng của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cao tới 30m. Dừa là một trong những thực phẩm quan trọng ở một số nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Dừa và các sản phẩm của nó (sữa và dầu) được người dân sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như nấu ăn, điều trị tóc da, nguyên liệu thực phẩm và y học dân gian.

daydreaming distracted girl in class

DẦU DỪA

Giới thiệu về dược liệu

Cây dừa là một loài cọ cao đặc trưng của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cao tới 30m.

Dừa là một trong những thực phẩm quan trọng ở một số nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Dừa và các sản phẩm của nó (sữa và dầu) được người dân sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như nấu ăn, điều trị tóc da, nguyên liệu thực phẩm và y học dân gian.

Trong những năm gần đây, dầu dừa đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông và dân chúng trên toàn thế giới; đặc biệt là ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Đồng thời, loại dầu này cũng được cộng đồng nghiên cứu khoa học quan tâm; với sự gia tăng theo cấp số nhân của các bài báo khoa học qua các năm.

Thành phần hóa học

Mặc dù được gọi chung là dầu, nhưng dầu dừa được cấu tạo chủ yếu bởi các axit béo bão hòa (92%), còn lại 8% là chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa.

Trong 100g dầu từ trái dừa chứa 890 kcal và 82,5 g chất béo bão hòa. Bơ, mỡ lợn và dầu cọ có hàm lượng axit béo loại này thấp hơn nhiều (tương ứng 51,2, 39 và 49 g) và ít calo hơn (717, 900 và 884 kcal, tương ứng) cho cùng một khẩu phần.

Ngoài ra, loại dầu này không có các axit béo thiết yếu, có trong các loại dầu thực vật khác được sử dụng trong nấu ăn; chẳng hạn như dầu đậu nành (7% axit linoleic và 51% axit linoleic), dầu hạt lanh (53% axit linoleic và 13% axit linoleic), và dầu hạt cải (9,1% axit linoleic và 18,6% axit linoleic).

Tác dụng

+Tác dụng cải thiện bệnh xơ vữa động mạch: Axit béo bão hòa được biết đến với việc làm tăng lượng cholesterol trong máu. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây xơ vữa động mạch, liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Do cấu trúc dầu dừa chủ yếu là acid béo bão hòa chiếm tới 92%. Vijayakumar và cộng sự (2016) báo cáo tỷ lệ mắc bệnh bệnh xơ vữa động mạch cao ở bang Kerala (Ấn Độ); nơi dân số sử dụng loại dầu này làm nguyên liệu nấu ăn.

+Tác dụng ngăn ngừa và điều trị bệnh Alzheimer: Người ta đã báo cáo rằng dầu từ trái dừa có khả năng phòng ngừa, điều trị bệnh Alzheimer. Những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer được điều trị với liều hàng ngày 40ml / ngày đã cải thiện tình trạng nhận thức. Kết quả khả quan hơn đối với phụ nữ không bị đái tháo đường type II.

+Tác dụng chống viêm: Các đặc tính chống viêm tiềm năng của dầu dừa đã được nhà khoa học Vysakh và cộng sự nghiên cứu. Chiết xuất VCO-polyphenol (80 mg / kg) thể hiện sự ức chế viêm 74% đối với mô hình viêm mãn tính trên chuột bị viêm khớp.

+Tác dụng kháng khuẩn: Là do monolaurin, là một chất béo được tạo thành bởi glixerol và axit lauric. Chất này kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus, Helicobacter pylori. Trong số hai loại thường dùng, dầu dừa nguyên chất dường như mang tiềm năng lớn nhất. Bởi nó có polyphenol và một lượng vitamin E cao hơn so với loại tinh luyện.

+Tác dụng ngăn ngừa vết nhăn: Bạn có thể sử dụng dầu dừa làm đẹp bằng cách đổ một ít dầu lên tay và xoa đều để tạo độ nóng vừa phải. Áp dầu lên vùng da dưới mắt và các vùng có nếp nhăn, sau đó massage nhẹ nhàng. Các chị em sẽ không còn lo các dấu hiệu tuổi già đến sớm nữa nhé.

Công dụng

+Ngăn ngừa ung thư hiệu quả: Dầu dừa là một axit béo bão hòa lên đến 92% để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó cũng chứa vitamin sinh đủ điều kiện như là một chất chống oxy hóa. Do đó làm giảm nguy cơ ung thư như ung thư ruột kết, ung thư vú và ung thư da.

+Điều trị bệnh nấm chân: Các đặc tính kháng nấm mạnh mẽ của dầu dừa sẽ giúp bạn ngăn chặn những căn bệnh về nấm.

+Điều trị đau họng.

+Điều trị bệnh vảy nến.

+Điều trị bệnh đau tai: Đau tai, viêm tai hoặc nhiễm trùng tai có thể sẽ khỏi rất nhanh chỉ với một vài giọt dầu dừa trộn với dầu tỏi.

+Giảm ngứa do bệnh thủy đậu.

+Chữa bệnh Eczema.

+Điều trị bệnh trĩ.

+Điều trị bệnh chảy máu cam.

+Điều trị nhiệt miệng.

Cách sử dụng và chế biến dầu dừa

Dầu dừa nguyên chất thích hợp hơn dạng tinh luyện. Bởi nó chứa một lượng lớn các chất có đặc tính chống oxy hóa.

Tuy nhiên, việc sử dụng dầu này làm dầu ăn không nên được khuyến khích. Bởi vì nó có điểm sôi thấp; và việc sử dụng trong quá trình chiên rán liên tục dẫn đến sản sinh các chất gây ung thư. 

Lưu ý khi sử dụng

+Sau khi lấy dầu dùng thì phải đậy nắp kín.

+Khi phát hiện dầu có mùi lạ hoặc đổi màu thì cần ngưng sử dụng và bỏ đi.

+Khi dùng trên da thì không nên quá lạm dụng để tránh tình trạng bết dính, bít lỗ chân lông gây ra mụn.

+Một số người có cơ địa dị ứng với dầu dừa thì nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần này.

+Dầu dừa chất lượng tốt, nguyên chất thì có thể bảo quản ở nhiệt độ thường sử dụng trong một năm. Còn khi bảo quản ở nhiệt độ thấp trong ngăn mát tủ lạnh thì có thể kéo dài thời gian lên đến 2 – 3 năm.

+Vào mùa đông khi dầu dừa bị đông lại thì chúng ta chỉ nên lấy một lượng nhỏ bôi đều lên da, nó sẽ tan ra ngay.

 

Có thể bạn quan tâm?
MĂNG CỤT

MĂNG CỤT

Tên khoa học của măng cụt là Garcinia mangostana L., thường dùng trong điều trị tiêu chảy, lỵ, ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng đường tiêu hóa, vàng da, nhiễm trùng, hay hỗ trợ ngừa ung thư.
administrator
TAM LĂNG

TAM LĂNG

Trong Y học cổ truyền, Tam lăng là một vị thuốc được cho rằng có những công dụng gần như tương đương và có thể thay thế vị thuốc Mật gấu. Với những tác dụng nổi bật như tiêu viêm, tán ứ,…mà Tam lăng có mặt trong khá nhiều các bài thuốc chữa các bệnh lý liên quan đến ứ huyết. Sau đây là những thông tin về dược liệu Tam lăng.
administrator
HOA ĐU ĐỦ ĐỰC

HOA ĐU ĐỦ ĐỰC

Hoa đu đủ đực, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông đu đủ đực. Đu đủ, loài trái cây bổ dưỡng có chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Do không tạo được trái ăn được nên cây Đu đủ đực thường bị nhổ bỏ. Tuy nhiên trong dân gian, thường dùng hoa Đu đủ đực để làm thuốc chữa ho cho trẻ em. Ngoài ra, hoa Đu đủ đực còn dùng điều trị nhiều bệnh lý tiêu hóa, tim mạch, ung thư,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY AN XOA

CÂY AN XOA

Cây An xoa (Helicteres hirsuta) là một loại dược liệu được sử dụng từ lâu đời trong Y học cổ truyền. Với các thành phần có trong cây, nhiều bài thuốc đã được chế biến để điều trị một số bệnh thường gặp. Cây An xoa có công dụng lưu thông khí huyết, trị đau, giảm viêm và kháng khuẩn. Đồng thời, dược liệu cũng được sử dụng để cải thiện chức năng gan và thận.
administrator
ÍCH TRÍ NHÂN

ÍCH TRÍ NHÂN

- Tên khoa học: Alpinia oxyphylla Mig - Họ: Zingiberaceae (Gừng) - Tên gọi khác: riềng lá nhọn Ích trí nhân là quả chín của cây mang đi sấy khô.
administrator
VỎ TRẤU

VỎ TRẤU

Vỏ trấu là một thành phần được cho là có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đây là phần bao bên ngoài của hạt gạo, thường bị loại bỏ trong quá trình sản xuất gạo. Vỏ trấu chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, bao gồm các chất chống oxy hóa, chất xơ và vitamin B. Sau đây hãy cùng tìm hiểu vỏ trấu và những cách sử dụng dược liệu này nhé.
administrator
HOA BÁCH HỢP

HOA BÁCH HỢP

Hoa bách hợp, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tỏi rừng, cánh hoa li ly, cà ngái dòi, kíp pá, khẻo ma. Bách hợp là một loài hoa dáng hình lộng lẫy, kiêu sa và mùi hương thơm dễ chịu, thanh tao. Bách hợp mang trên mình ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp thuần khiết, sự hòa thuận tốt lành. Nhưng không chỉ có vậy, chúng còn là một vị thuốc giúp an thần, bổ tim phổi, chữa ho. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BÁN CHI LIÊN

BÁN CHI LIÊN

Bán chi liên, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng cầm rau, tử liên thảo, nha loát thảo, hiệp điệp,… Càng ngày người dân ta càng phải đối mặt với căn bệnh ung thư nhiều hơn, vì vậy nền Đông y cũng không ngừng phát triển nghiên cứu những dược liệu có tác dụng hỗ trợ chữa trị căn bệnh này. Bách chi liên cũng là một trong những loại cây có tác dụng chữa trị ung thư hiệu quả.
administrator