MƯỚP SÁT

Mướp sát là một loài cây thường được tìm thấy ở các vùng bờ biển của khu vực Nam Á, Đông Nam Á và vùng phía Bắc của nước Úc. Tuy là một dược liệu quý với nhiều tác dụng chữa bệnh thần kỳ, Mướp sát lại chứa độc tố, nếu không biết cách sử dụng có thể gây hại đến sức khỏe thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

daydreaming distracted girl in class

MƯỚP SÁT

Giới thiệu về dược liệu Mướp sát

Mướp sát là một loài cây thường được tìm thấy ở các vùng bờ biển của khu vực Nam Á, Đông Nam Á và vùng phía Bắc của nước Úc. Tuy là một dược liệu quý với nhiều tác dụng chữa bệnh thần kỳ, Mướp sát lại chứa độc tố, nếu không biết cách sử dụng có thể gây hại đến sức khỏe thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

- Tên khoa học: Cerbera manghas L.

- Họ khoa học: Apocynaceae (họ Trúc đào).

- Tên gọi khác: Sơn dương tử, Hải qua tử, Da krapur,…

Cây thường được trồng để làm cảnh hoặc để phủ xanh tại một số quốc gia. Tại Việt Nam, cây thường được tìm thấy ở các khu vực duyên hải Miền Trung và một số khu vực miền Nam của đất nước. 

Tổng quan về dược liệu Mướp sát

Mướp sát là một loài cây ưa ẩm nên thường được tìm thấy ở gần các khu vực đầm lầy, kênh rạch và bờ sông. Cây thường dễ bị nhầm lẫn với một loài khác thuộc họ Trúc đào với tên khoa học là Cerbera odollam bởi vẻ ngoài giống nhau và độc tính giống nhau khi ăn phải.

Cây Mướp sát còn được biết với cái tên “cây tự sát” bởi những triệu chứng khi trúng độc có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời, đặc biệt là triệu chứng ở trên tim mạch. Bộ phận chứa nhiều độc tố nhất của cây là hạt. Tuy nhiên, nếu dùng với liều lượng hợp lý, hạt của cây Mướp sát có thể sử dụng để làm thuốc điều trị một số bệnh lý tim mạch. Ngoài ra dầu chiết xuất từ hạt của cây còn có thể sử dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm hoặc làm thuốc đuổi côn trùng và thuốc trừ sâu.

Đặc điểm của dược liệu Mướp sát 

Mướp sát là loài cây nhỡ hay cao, cây có thể có chiều cao lên đến 10 m, đường kính thân có thể đạt đến 70 cm. Các nhánh cây dày và chứa đầy nhựa mủ trắng, vỏ xù xì. Rễ cây có gỗ mềm. 

Lá có màu xanh đen và hình thuôn dài, mọc so le. Chiều dài khoảng 20 – 30 cm, chiều rộng từ 2 – 4 cm. Hoa có màu trắng, cụm hoa có hình xim, hoa rất thơm. Cây ra hoa vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 5.

Cây Mướp sát ra quả vào khoảng đầu tháng 6, quả có hình bầu dục, khi chín thì có màu đỏ, hạt đơn ở bên trong, kích thước hạt khoảng 2 x 1,5 cm. Phần lớn chất độc của cây nằm ở bên trong hạt. 

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

- Bộ phận dùng: thường dùng hạt của cây. 

- Thu hái và chế biến: thu hạt khi quả đã chín, sau đó đem phơi khô. Tiếp đến đập nát hạt và lấy phần nhân bên trong ép lấy dầu để thu được hoạt chất. Dầu hạt có thể dùng làm thuốc hoặc dùng bên ngoài, tuy nhiên phải chú ý liều lượng dùng phù hợp. Nếu sử dụng quá liều có thể gây độc hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.

Ngoài hạt, có thể dùng quả, hoa, lá, thân và rễ của cây để chữa trị bệnh, tuy nhiên các thành phần này cũng đều có độc (trừ rễ). Gỗ của một số cây lớn có thể được sử dụng để sản xuất đồ nội thất hoặc dùng làm than củi đốt.

Thành phần hóa học của Mướp sát

Thành phần hóa học chính có tác dụng dược lý của dược liệu Mướp sát chính là các glycosid tim, ngoài ra còn có các thành phần khác như terpenoid, các acid phenolic, iridoid, flavonoid steroid, lignan và các hợp chất khác. Toàn thân cây đều chứa một chất nhựa màu trắng, vốn là đặc trưng của các loài cây thuộc họ Trúc đào.

Đã có những báo cáo về việc tìm được trong lá của cây Mướp sát 17 hợp chất terpenoid, 13 hợp chất glycosid tim, 7 hợp chất steroid, 7 hợp chất iridoids, 5 hợp chất flavonoids và 4 hợp chất phenolic acid. Ngoài ra còn tìm được 9 hợp chất cấu trúc phenolic acid chỉ hiện diện trong quả cây, 6 glycosid tim chỉ hiện diện trong hạt, 3 flavonoid chỉ hiện diện trong rễ của cây.

Các glycosid tim chính trong cây Mướp khía là: cerberine (tìm thấy trong lá, quả & hạt), 17b-neriifolin (tìm thấy trong lá, thân, rễ và quả), 17b-digitoxigenin-b-D-glucosyl-(1-4)-aLthevetoside (tìm thấy trong thân và rễ). Ngoài ra một số báo cáo chỉ ra rằng trong hạt của cây Mướp sát còn chứa các glycosid tim khác như: ceberosid, neriifolin, thevetin.

Một số hợp chất khác còn được báo cáo tìm thấy trong cây Mướp sát như acid ursolic (trong là và quả), p-hydroxybenzaldehyde (trong lá và quả), acid vanillic (trong quả, thân và rễ). Bên cạnh đó, lignan cũng được tìm thấy trong thân và rễ của cây.

Tác dụng – công dụng theo y học hiện đại của cây Mướp khía

Tuy là một loài cây rất độc, mướp khía cũng có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh rất hiệu quả nếu sử dụng hợp lý, một số tác dụng dược lý đã được chứng minh bằng các mô hình in vitro và in vivo có thể kể đến như:

- Tác dụng chống oxy hóa: Do chứa một số thành phần có tác dụng trung hòa các gốc tự do như phenolic acid, flavonoid. Dịch chiết của cây mướp khía có tác dụng chống oxy hóa khá mạnh.

- Tác dụng chống ung thư:

  • Thành phần glycosid tim (Neriifolin) từ Mướp sát có tác dụng ức chế Pha S và G2/M trong chu kỳ nhân lên của tế bào HepG2 và kích thích quá trình chết theo chu trình  (Apoptosis) của các tế bào trên, từ đó cho thấy tiềm năng trị ung thư gan của Mướp sát. 

  • Một glycosid tim khác hiện diện trong hạt của cây Mướp sát (Tanghinigenin) cho tác động ức chế tế bào HL-60 và kích thích quá trình chết theo chu trình của tế bào này, cho thấy hiệu quả trước chống ung thư máu ở người.

  • Cardenolide hiện diện trong rễ của Mướp sát cho tác động ức chế quá trình nhân lên của tế bào ung thư đại trực tràng ở người

  • Một số glycosid tim trong cây Mướp sát như Cerberin, 7, 8-sehydrocerberin, tanghinin , b-D-glucosyl-(1–4)-a-L-thevetosides còn cho tác động chống các loại tế bào ung thư vú, ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư cổ tử cung,…

- Tác dụng kháng viêm: dịch chiết methanol của dược liệu Mướp sát cho tác dụng kháng viêm bằng cách ức chế các chất hóa hướng động bạch cầu.

- Tác dụng kháng khuẩn: dịch chiết nước của dược liệu Mướp sát cho tác dụng kháng lại một số chủng nấm như Aspergillus spp. và Penicillium spp., ngoài ra còn cho tác dụng ức chế một số vi khuẩn như Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, Escherichia coli,… Ngoài ra dịch chiết ethanol của Mướp sát còn cho tác dụng ức chế chủng virus VSV.

Tác dụng – công dụng theo y học cổ truyền của cây Mướp khía

Do cây Mướp sát có độc tính nên ít dùng làm thuốc ở Việt Nam, tuy nhiên ở một số nước khác. Cây Mướp sát được dùng nhiều theo kinh nghiệm dân gian để trị một số bệnh lý cấp tính và mãn tính.

+ Quả của cây Mướp sát được sử dụng để làm giảm đau, chống co giật, trợ tim và hạ huyết áp.

+ Hạt của cây Mướp sát có thể dùng ngoài da để để trị ghẻ hoặc bôi lên tóc trừ chấy.

+ Vỏ cây được sử dụng để trị chứng khó tiểu hay nấm ngoài da.

+ Hoa có thể được sử dụng để chữa bệnh trĩ.

+ Mướp sát có thể được sử dụng để sử dụng để điều trị sốt, sốt rét, đau nhức, tiểu đường, bệnh đường tiêu hóa, bệnh ngoài da và ký sinh trùng.

Độc tính của dược liệu Mướp sát

Bộ phận mang nhiều độc tính nhất của Mướp sát là phần hạt của cây bởi hạt chứa rất nhiều loại glycosid tim, trong đó chất có độc tính mạnh nhất là cerberin. Trong một số thí nghiệm trên động vật đã chỉ ra chỉ cần sử dụng một liều rất nhỏ của cây Mướp sát có thể gây tử vong ở động vật thí nghiệm. Liều nhỏ nhất gây chết tương đương với 1 nửa hạt của cây. 

Cơ chế gây độc của các glycosid tim được thể hiện qua hoạt tính gắn kết mạnh với bơm Na+/K+/ATPase của tế bào cơ tim. Điều này dẫn đến tăng nồng độ natri nội bào quá mức và ngăn chặn bơm ngược dòng kali dẫn đến giảm nồng độ kali ngoại bào, gây nên sự mất cân bằng điện thế trong và ngoài tế bào cơ tim.

Ngoài ra các glycosid tim còn kích thích mở các kênh calci của tế bào, dẫn đến tăng nồng độ calci nội bào quá mức, từ đó gây rối loạn quá trình co bóp của cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng đầu tiên và thường gặp nhất khi ăn trúng độc của cây có thể kể đến như buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp tim, giảm tiểu cầu, giãn đồng tử, nhồi máu cơ tim, chậm nhịp tim. Liệu pháp điều trị khi có các triệu chứng của trúng độc là sử dụng atropin, đặt máy trợ tim và các liệu pháp hỗ trợ khác.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu Mướp sát

- Do tính chất là một loài cây với độc tính cao. Người dùng thuốc không được tự ý sử dụng cây Mướp sát để điều trị bất cứ bệnh gì. Cần phải có sự tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

- Chú ý phải tuân thủ liều lượng khi sử dụng, tránh sử dụng quá liều có thể gây nguy hiểm thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

 

Có thể bạn quan tâm?
CÀ CUỐNG

CÀ CUỐNG

Cà cuống hay còn gọi là Cà dương, Long Sắt..., tên khoa học là Lethocerus indicus. Tinh dầu cà cuống được sử dụng với liều lượng thấp như một chất kích thích tâm thần để gây hưng phấn và cải thiện một chút hoạt động tình dục.
administrator
DUỐI

DUỐI

Cây duối, hay còn được biết đến với những tên gọi: Duối nhám, ruối, may xói, hoàng anh mộc, duối dai. Duối là cây thường được trồng làm hàng rào ở các vùng nông thôn Việt Nam, tạo nên vẻ đẹp của làng quê. Bên cạnh đó, các bộ phận của cây như rễ, thân, lá cũng có được sử dụng trong trị bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TÔ MỘC

TÔ MỘC

Tô mộc là vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong Y học, có nguồn gốc từ thân vây Vang. Cây Vang là một loại thực vật mọc hoang nhiều nơi trên nước ta. Tô mộc – bộ phận sử dụng làm thuốc là phần lõi gỗ được chẻ nhỏ ra. Tô mộc được sử dụng trong dân gian với tác dụng làm tan huyết ứ, trị chấn thương té ngã, phụ nữ kinh nguyệt bế tắc, đau bụng.
administrator
VIỄN CHÍ

VIỄN CHÍ

Viễn chí, hay còn được gọi với tên khác là Tiểu thảo, Nam viễn chí, có tên khoa học là Polygala japonica Houtt., họ Viễn chí (Polygalaceae). Viễn chí là một loại dược liệu được sử dụng từ rất lâu trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Viễn chí, đặc điểm, công dụng cũng như cách sử dụng Viễn chí trị bệnh nhé.
administrator
Ô DƯỢC

Ô DƯỢC

Tại nước ta chủ yếu là ở miền Trung, Ô dược là một loại thuốc khá phổ biến và thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Bên cạnh đó trong Y học cổ truyền, Ô dược còn rất nhiều những công dụng hữu ích khác như chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, ngoài ra còn các tác dụng khác như giảm đau, hành khí,…
administrator
TOÀN PHÚC HOA

TOÀN PHÚC HOA

Toàn phúc hoa là một loại dược liệu còn ít được nhiều người biết tới. Dược liệu này còn được gọi là Kim phí hoa, Tuyền phúc hoa hay Kim phí thảo. Toàn phúc hoa có tên khoa học là Flos Inulae, họ Cúc (Compositae). Theo Y học cổ truyền, vị thuốc này có vị mặn, tính ôn, quy kinh phế và đại trường. Dược liệu này được sử dụng trong điều trị các tình trạng ngực đầy tức, ho nhiều đờm, bụng đầy trướng… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Toàn phúc hoa và những công dụng của nó đối với sức khỏe của chúng ta nhé.
administrator
SỪNG TÊ GIÁC

SỪNG TÊ GIÁC

Tê giác là một trong những loài động vật có sừng đáng quý nhất trên thế giới và được coi là biểu tượng của sự mạnh mẽ, quyền lực. Sừng tê giác được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền như một phương pháp điều trị các bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, sự săn bắt và tàn phá của con người đã đẩy loài động vật này đến bờ vực tuyệt chủng. Hiện nay, Sừng tê giác đang là một trong những đối tượng được quan tâm và bảo vệ nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về việc sử dụng sừng tê giác trong y học và cần có sự thay đổi tư duy để bảo vệ loài động vật này.
administrator
ĐINH LĂNG

ĐINH LĂNG

Đinh lăng (Polyscias fruticosa) là một loại cây dược liệu có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được sử dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu đời. Loài cây này có vị ngọt, tính ấm và có tác dụng bổ thận, tăng cường sức khỏe, giảm đau nhức, điều hòa kinh nguyệt, tăng cường tuần hoàn máu và hỗ trợ trị liệu bệnh ung thư. Hiện nay, Đinh lăng được nghiên cứu để phát triển thành các sản phẩm chức năng và có tiềm năng trong điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, việc sử dụng Đinh lăng cần tuân thủ đúng liều lượng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe.
administrator