DẦU HẠT NHO

Nếu thịt quả nho thường được sử dụng để chưng cất rượu, thì hạt nho lại được sử dụng trong công nghệ chiết dầu. Dầu hạt nho không chỉ có nhiều công dụng trong thẩm mỹ, mà còn có nhiều ứng dụng trong công nghiệp.

daydreaming distracted girl in class

DẦU HẠT NHO

Giới thiệu về dược liệu

Nếu thịt quả nho thường được sử dụng để chưng cất rượu, thì hạt nho lại được sử dụng trong công nghệ chiết dầu. Dầu hạt nho không chỉ có nhiều công dụng trong thẩm mỹ, mà còn có nhiều ứng dụng trong công nghiệp.

Dầu hạt nho là một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất rượu. Sau khi nho được ép ra để lấy nước rượu, các hạt nho còn sót lại được sử dụng để làm ra dầu hạt nho.

Các loại dầu thường được chiết xuất trong các nhà máy bằng cách nghiền nát hạt và sử dụng dung môi. Tuy nhiên các loại dầu hạt và dầu thực vật lại thường được sản xuất bằng phương pháp ép lạnh. Có lẽ bạn sẽ lo lắng vì các dung môi độc hại như hexan có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế thì các loại dung môi đều đã được loại bỏ trong trong suốt quá trình sản xuất.

Thành phần hóa học

Trong dầu có nhiều chất hóa học như flavonoid, carotenoid, tanin và axit phenolic. Đây chính là thành phần tạo ra tác dụng chống oxy hóa của dầu hạt nho.

Ngoài ra, trong dầu nho còn chứa vitamin E, và các axit béo không bão hòa, hay phytosterol. Tương ứng với mỗi giống, phương pháp chiết xuất khác nhau sẽ cho ra chất lượng dầu khác nhau.

Tác dụng

+Dầu có khả năng chống viêm: Dầu hạt nho giúp giảm nồng độ LDL (cholesterol xấu). Loại cholesterol này thường tạo ra các mảng bám thành mạch, làm xơ hóa và hẹp lòng mạch. Chính vì vậy, loại dầu này có khả năng bảo vệ cơ thể trước những bệnh lý tim mạch. Ngoài ra, những thành phần ưa nước trong dầu cũng ức chế sản sinh ra axit arachidonic. Trong việc hình thành phản ứng viêm, axit arachidonic giúp sản xuất các chất trung gian khác (leukotrienes và prostaglandin). Do đó, dầu giúp giảm sự xuất hiện của hiện tượng viêm trong cơ thể.

+Dầu chứa chất chống oxy hóa: Trong dầu chứa các hợp chất phenolic. Đặc tính nổi bật của các hợp chất này là khả năng chống oxy hóa. Axit gallic, epicatephin trong dầu hạt nho hấp thu các gốc oxy hóa tự do. Nồng độ các chất này trong hạt nho là nhiều nhất, so với vỏ, và lá nho. Dầu hạt nho loại bỏ các gốc tự do, giảm nồng độ LDL và loại trừ độc tố do kim loại nặng. Chính vì vậy, đây là giải pháp hữu hiệu trong việc bổ sung các thành phần chống oxy hóa tự nhiên như vitamin E.

+Dầu giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh: Một nghiên cứu thấy rằng, dầu hạt nho ức chế sự phát triển của Staphylococcus aureus và Escherichia coli. Resveratrol trong dầu nho gây tổn thương màng tế bào của vi khuẩn. Vì vậy, dầu gây độc cho vi khuẩn gây bệnh. Khả năng này còn hiệu quả đối với cả các trường hợp vi khuẩn để kháng với kháng sinh thông thường.

+Dầu có khả năng ngăn sự phát triển của khối u: Nghiên cứu VITAL tiến hành trên 35239 người đàn ông về sự liên quan của sử dụng vitamin, khoáng chất với yếu tố nguy cơ ung thư. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, người sử dụng dầu hạt nho giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến xuống 41%. Tuy nhiên, loại dầu này vẫn chưa chứng minh được tác dụng trong việc làm giảm ung thư đại tràng và ung thư phổi trên những người đàn ông này.

+Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Khi sử dụng 45 gam dầu hạt nho mỗi ngày sẽ làm giảm 7% nồng độ LDL, và tăng 13% nồng độ HDL ở người (LDL là cholesterol xấu, còn HDL là cholesterol tốt).

Công dụng của dầu đối với làn da

+Dầu có khả năng điều trị mụn trứng cá: Nhờ vào khả năng ức chế phát triển của vi khuẩn Staphylococcus aureus (vi khuẩn thường trú trên da), mà dầu hạt nho giúp điều trị mụn. Mặc khác, dầu còn làm sạch sâu lỗ chân lông nên ngăn chặn tắc nghẽn nang lông – tuyến bã. Đây là một trong các cơ chế chính gây ra mụn trứng cá.

+Dầu cấp ẩm cho da: Vì dầu nho chứa vitamin E và vitamin C, nên giúp tái tạo collagen. Ngoài ra, chính các vitamin này giúp cho làn da của chúng ta luôn đàn hồi và căng bóng. Thứ hai là, nhờ vào các thành phần tan trong dầu, mà giúp giữ được nước cho làn da. Điều này sẽ giúp da mặt mịn màng.

+Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: Dầu có thể dùng để xoa trên da mặt. Và có một nghiên cứu cho thấy nó có khả năng hấp thu toàn bộ tia UV từ ánh sáng mặt trời.

Cách sử dụng dầu hạt nho

Hiện nay, dầu hạt nho đã được đưa vào nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Bạn có thể sử dụng dầu hạt nho nguyên chất, thoa lên da trước khi ngủ hoặc dùng kết hợp với kem dưỡng ẩm. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn dầu hạt nho với các loại tinh dầu như nhũ hương, hoa oải hương,... để giúp da mềm mại hơn. Cách khác, bạn dùng chiết xuất dầu hạt nho ở dạng lỏng hoặc viên nang, kết hợp với các loại thảo dược khác để cải thiện các vấn đề về sức khỏe.

Lưu ý khi sử dụng dầu hạt nho

+Kiểm tra xem bạn có bị dị ứng với dầu hạt nho không: Trước khi thoa trực tiếp dầu lên da mặt, bạn thử thoa một ít dầu lên cổ tay hoặc mắt cá chân, đợi sau 24 giờ, nếu không có phản ứng phụ thì bạn có thể dùng trên da mặt;

+Một số nghiên cứu cho thấy dầu hạt nho có thể không an toàn với người sắp phẫu thuật, người đang dùng thuốc làm loãng máu (như aspirin hoặc warfarin).

 

 
Có thể bạn quan tâm?
DẦU DỪA

DẦU DỪA

Cây dừa là một loài cọ cao đặc trưng của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cao tới 30m. Dừa là một trong những thực phẩm quan trọng ở một số nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Dừa và các sản phẩm của nó (sữa và dầu) được người dân sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như nấu ăn, điều trị tóc da, nguyên liệu thực phẩm và y học dân gian.
administrator
TÔ MỘC

TÔ MỘC

Tô mộc là vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong Y học, có nguồn gốc từ thân vây Vang. Cây Vang là một loại thực vật mọc hoang nhiều nơi trên nước ta. Tô mộc – bộ phận sử dụng làm thuốc là phần lõi gỗ được chẻ nhỏ ra. Tô mộc được sử dụng trong dân gian với tác dụng làm tan huyết ứ, trị chấn thương té ngã, phụ nữ kinh nguyệt bế tắc, đau bụng.
administrator
TỲ GIẢI

TỲ GIẢI

Tỳ giải (Dioscorea lokoro) là một loại thảo dược quý được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Dược liệu Tỳ giải được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau, với nhiều lợi ích khác nhau đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tỳ giải và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
KHẾ

KHẾ

- Tên khoa học: Averrhoa carambola L. - Họ: Oxalidaceae (Chua me đất) - Tên gọi khác: Khế ta, Khế cơm, Khế chua, Khế giang, Ngũ lăng tử, Ngũ liêm tử
administrator
NỮ TRINH TỬ

NỮ TRINH TỬ

Nữ trinh tử là hạt thu hoạch và xử lý để làm thuốc từ cây Nữ trinh, loài cây có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc với nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Dược liệu này được sử dụng như một vị thuốc trong các bài thuốc y học cổ truyền từ rất lâu và được lưu truyền qua hàng trăm năm ở Trung Quốc.
administrator
TINH DẦU DƯỠNG DA

TINH DẦU DƯỠNG DA

Tinh dầu hiện nay được sử dụng khá phổ biến như một liệu pháp hương thơm. Tuy nhiên, một số loại tinh dầu còn có khả năng dưỡng da, được ứng dụng nhiều trong các phương pháp làm đẹp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu một số loại tinh dầu tốt cho những tình trạng da khác nhau và cách sử dụng tinh dầu dưỡng da.
administrator
ĐƠN LÁ ĐỎ

ĐƠN LÁ ĐỎ

Đơn lá đỏ (Excoecaria cochinchinensis) là một loài cây thuộc họ Thầu Dầu. Loài cây này được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa bệnh với các tác dụng khá đa dạng. Đơn lá đỏ chứa nhiều thành phần có tính chất kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Tuy nhiên, khi sử dụng Đơn lá đỏ để chữa bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator
THỤC ĐỊA

THỤC ĐỊA

Thục địa là một vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong Đông Y, có nguồn gốc từ Sinh địa. Tuy nhiên, quá trình bào chế khác nhau khiến cho Thục địa có dược tính tương đối khác với Sinh địa. Thục địa được sử dụng với công dụng bổ thận, ích tinh, dưỡng huyết; dùng chữa vô sinh, trị nhức mỏi gân cốt, tinh thần mệt mỏi. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thục địa, công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng.
administrator