TRÁI QUÁCH

Trái quách là một loại trái cây tương đối phổ biến ở các tỉnh miền Nam, có hình dáng và mùi vị độc đáo. Trái quách có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe bao gồm như chống viêm ruột, nhuận tràng, bổ dưỡng… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về trái Quách và những lợi ích của nó đối với sức khỏe của chúng ta.

daydreaming distracted girl in class

TRÁI QUÁCH

Giới thiệu về dược liệu

Trái quách là trái từ cây quách, còn có tên gọi khác là cây cần thăng.

Cây Quách có tên khoa học là Limonia acidissima L. [Feronia limonia (L)], họ Cam (Rutaceae).

Quách là cây gỗ nhỏ, có chiều cao tới 12 m. Cây thường có gai chắc, dài khoảng 1 cm. Cây Quách khi trồng từ 4 – 7 năm sẽ cho trái. Lá kép lông chim mọc lẻ, có từ 2 – 3 đôi lá chét mọc đối. Cây Quách như không có cuống, nhẵn, ở dạng màng hay hơi dai. Lá có tuyến thơm, lá chét cuối có hình trứng ngược với chiều dài tới 4 cm. Cuống lá có cánh.

Hoa của cây Quách có màu trắng kem, xanh lục hay hơi hồng tía. Hoa mọc thành chùm đơn ở kẻ lá, có chiều dài ngắn hơn quả. Quả mọng, gần đầu hình cầu với đường kính từ 7 – 8 cm. Quả Quách có vỏ dày hóa gỗ, màu trắng hoặc hơi xá. Quả loang lỗ kiểu hạt li ti giống trái dây cám. Thịt quả có nhiều sợi cứng và hạt bám lên. Khi chưa chín có phần thịt màu trắng, khi chín chuyển sang màu nâu sậm tới màu đen. Khi để chín quá thì sẽ lên men. Hạt nhiều, thuôn dẹt, chiều dài 5 – 6 mm, có lông bên ngoài.

Cây Quách có nguồn gốc từ Indomalaya, được tìm thấy ở Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, Đông Dương…

Tại Việt Nam, cây Quách được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh Trà Vinh. Cây quách mọc rải rác ở các khu vực rừng, được người dân trồng lấy bóng mát, lấy quả. Quách ra hoa tháng 2 – 3, ra quả vào khoảng tháng 10 – 11 cho tới sang năm.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận sử dụng làm thuốc chủ yếu là phần thịt quả.

Khi quả còn xanh, đem xắt mỏng, phơi khô và sử dụng để trị tiêu chảy. Bên cạnh đó, có thể đập vỡ quả non để lấy phần thịt trắng đục,  chấm mắm đường, chấm muối hay ăn kèm rau sống bao gồm chuối chát.

Trái quách khi chín tự rụng. Vì lớp vỏ quả hóa gỗ dày cứng chắc, do đó khi rụng vẫn còn nguyên vẹn. Mùi vị của trái Quách rất đặc trưng, khá tương đồng với trái sầu riêng. Những người thích mùi vị khi càng ăn sẽ sẽ càng nghiện, nhưng những ai không thích mùi vị của nó thì sẽ muốn tránh xa.

Thành phần hóa học

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng toàn bộ cây quách đều có thể sử dụng được, đặc biệt là quả chín có giá trị dinh dưỡng cao. Theo một số nghiên cứu, cứ 100 g phần thịt quả c thì có chứa 74 g nước, 8 g protid, 7,5 g carbohydrate, 1,5 g lipid và 5 g tro. Thịt quả phơi khô có chứa 15% acid citric, một lượng nhỏ K, Ca, Fe, vitamin thiết yếu (A, B1, B2, C).

Bên cạnh đó, thịt trái quách còn chứa nhiều hoạt chất bao gồm tanin, flavonoid và coumarin.

Tác dụng - Công dụng

Trị táo bón

Thành phần trong trái Quách có nhiều chất xơ, do đó có công dụng làm tăng co bóp đường ruột, giúp làm sạch ruột, chống táo bón hay trĩ.

Thanh nhiệt

Trái quách chín dùng ngay được hoặc dầm đá đường làm thức uống thanh nhiệt. Thành phần quả Quách có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất. Sử dụng lâu ngày có công dụng giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hội chứng thiếu vitamin C mãn tính – bệnh scurvy.

Trị các bệnh lý tiêu chảy, viêm đường tiêu hóa

Thành phần tanin trong trái quách được ghi nhận là có công dụng điều trị bệnh nhiễm trùng tiêu hóa, lỵ, tiêu chảy.

Tăng cường hệ miễn dịch

Thành phần Flavonoid là một hoạt chất có công dụng chống oxy hóa mạnh. Nó còn là một yếu tố không thể thiếu giúp cơ thể hấp thu vitamin C – chất có vai trò trong quá trình tăng trưởng và tái tạo mô. Vì vậy, sử dụng loại quả này thường xuyên mang đến hiệu quả tăng cường sức đề kháng, làm bền thành mạch và nhanh lành vết thương.

Trị hội chứng rối loạn chuyển hóa

Trái quách được nghiên cứu có công dụng giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết, mỡ máu. Vì vậy có công dụng góp phần điều trị một số bệnh lý chuyển hóa bao gồm tăng huyết áp, tiểu đường hay rối loạn mỡ máu.

Cách dùng - Liều dùng

Theo Y học cổ truyền, trái Quách non còn xanh xắt mỏng đem phơi khô, có thể được sử dụng để chữa trị các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy. Trái Quách chín có thể dùng để trị táo bón, hỗ trợ tiêu hóa.

Dân gian thường sử dụng dao để bổ hay đập trái quách lên bề mặt cứng để làm quả nứt ra. Phần thịt quả có màu nâu sậm, thêm đá và đường, sử dụng như món giải khát. Khi ăn cần lưu ý nhả hạt. Tuy nhiên khi nuốt phải hạt lượng ít thì cũng không nên quá lo lắng do thường không gây hại tới sức khỏe.

Trái Quách khi chín có mùi chua rất nồng, nếu ai không quen sẽ thấy có mùi hôi. Khi chín hoàn toàn có hương vị chua ngọt dịu, hơi có vị của trái cây đã lên men. Quả vừa chín tới có vị ngọt bùi. Để phân biệt, thường cào nhẹ vỏ xám bên ngoài quả, khi thấy bên dưới vỏ có màu nâu thì quả chín hoàn toàn. Khi quả chín vừa sẽ có màu nâu nhạt, hơi xanh.

Phần thịt trái chín có thể được dùng để ngâm rượu bổ, giúp kích thích ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và mạnh gân cốt.

Cách làm rượu quách: cạo sạch lớp vỏ cám bên ngoài, đem phơi cho ráo và làm các đường nứt trên thân trái. Tiếp tục cho trái quách vào bình, ngâm với rượu trắng và đường phèn. Bài thuốc này có công dụng hỗ trợ gân cốt, tăng cường sức khỏe khi sử dụng.

Lưu ý

Mặc dù có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, khi sử dụng cũng cần có một số lưu ý sau:

  • Chỉ nên dùng trái Quách chín, hạn chế sử dụng trái còn tươi do có thể gây đau họng hay khàn giọng.

  • Tránh sử dụng trái khi bị nứt do có thể phần thịt quả bên trong bị mốc.

Trái quách là đặc sản đồng bằng sông cửu long, có hương vị rất lạ, mùi hương đặc trưng cùng với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Quả Quách cũng có nhiều ứng dụng trong ẩm thực. Cần hỏi ý kiến chuyên gia khi trước khi sử dụng, gặp bác sĩ ngay khi gặp các tác dụng phụ không mong muốn.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
DƯƠNG XỈ

DƯƠNG XỈ

Dương xỉ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ngọc dương xỉ, quyết lá xoăn. Dương xỉ là loài cây mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, râm mát. Cây thường được trồng làm cảnh, trang trí nội thất, sân vườn. Khoa học đã chứng minh chiết xuất của cây chứa nhiều hoạt chất giúp bảo vệ sức khỏe làn da. Nhờ vào tác dụng chống tia UV, dương xỉ là “thần dược” làm đẹp da an toàn và hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THƯƠNG NHĨ TỬ

THƯƠNG NHĨ TỬ

Thương nhĩ tử là một dược liệu quý, còn được gọi là Ké đầu ngực, đã được sử dụng từ lâu với công dụng điều trị viêm xoang vô cùng hữu hiệu. Bên cạnh đó, dược liệu này có thể được sử dụng với tác dụng điều trị bệnh đau đầu, chảy nước mũi, viêm mũi hay đau nhức xương khớp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng thương nhĩ tử trong bài viết sau.
administrator
CÂY CANH CHÂU

CÂY CANH CHÂU

Cây canh châu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chanh châu, kim châu, tước mai đằng, xích chu đằng, khan slam, sơn minh trà. Canh châu được biết đến là loài cây thường được trồng để làm cảnh. Dân gian lại thường dùng lá Canh châu dùng riêng hoặc phối với lá vối, hãm nước uống thay trà, có tác dụng giải khát, đề phòng bệnh sởi. Ngoài ra, lá của cây canh châu còn được nấu để uống vào mùa hè nhằm giải khát và thanh nhiệt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DẦU BƠ

DẦU BƠ

Dầu bơ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây thủy kiện, lễ dấu. Dầu bơ là loại dầu thực vật khá phổ biến trong đời sống chúng ta. Với hương vị nhẹ và điểm bốc khói cao, nó trở thành một loại dầu ăn được nhiều người ưa chuộng. bên cạnh đó, loại dầu này được sử dụng khá nhiều không chỉ trong lĩnh vực làm đẹp mà nó còn có nhiều công dụng khác cho sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HOA ĐU ĐỦ ĐỰC

HOA ĐU ĐỦ ĐỰC

Hoa đu đủ đực, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông đu đủ đực. Đu đủ, loài trái cây bổ dưỡng có chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Do không tạo được trái ăn được nên cây Đu đủ đực thường bị nhổ bỏ. Tuy nhiên trong dân gian, thường dùng hoa Đu đủ đực để làm thuốc chữa ho cho trẻ em. Ngoài ra, hoa Đu đủ đực còn dùng điều trị nhiều bệnh lý tiêu hóa, tim mạch, ung thư,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐỊA CỐT BÌ

ĐỊA CỐT BÌ

Địa cốt bì, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khô kỷ, Khổ di, Kỷ căn, Khước thử, Địa tinh, Cẩu kế, Địa tiết, Địa tiên, Tiên trượng, Tiên nhân tượng, Khước lão căn, Tử kim bì, Địa cốt quan. Từ lâu, Địa cốt bì là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng trị ho, sốt, thanh nhiệt rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SÂM VÒ

SÂM VÒ

Sâm vò là một cái tên có lẽ hơi xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, nếu nhắc đến cái tên Sương sâm thì hẳn là chúng ta ai cũng biết. Vì đây là một món ăn hoặc món đồ uống giúp giải khát và làm mát cơ thể trong những thời tiết oi bức ở các tỉnh miền Tây nước ta.
administrator
HUYỀN SÂM

HUYỀN SÂM

Cây Huyền sâm được sử dụng làm dược liệu để làm thuốc lợi tiểu, chữa sốt, viêm họng, viêm amygdal, loét lở miệng, ho,… hay dùng để bôi trực tiếp lên da để chữa bệnh chàm, ngứa, bệnh vảy nến, bệnh trĩ, sưng, phát ban,…
administrator