ĐỊA CỐT BÌ

Địa cốt bì, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khô kỷ, Khổ di, Kỷ căn, Khước thử, Địa tinh, Cẩu kế, Địa tiết, Địa tiên, Tiên trượng, Tiên nhân tượng, Khước lão căn, Tử kim bì, Địa cốt quan. Từ lâu, Địa cốt bì là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng trị ho, sốt, thanh nhiệt rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

ĐỊA CỐT BÌ

Đặc điểm tự nhiên

Câu kỷ là một cây thuốc quý, dạng cây bụi mọc đứng, phân cành nhiều, cao 0,5 – 1,5m. Cành mảnh, thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá.

Lá nguyên nhẵn, mọc cách, một số mọc vòng, cuống lá ngắn, phiến lá hình mũi mác, hẹp đầu ở gốc.

Hoa nhỏ mọc đơn độc ở kẽ lá hoặc có một số hoa mọc chụm lại. Đài nhẵn, hình chuông, có 3 – 4 thùy hình trái xoan nhọn, xẻ đến tận giữa ống. Tràng màu tím đỏ, hình phễu, chia 5 thùy hình trái xoan tù, có lông ở mép. Nhị 5, chỉ nhị hình chỉ đính ở đỉnh của ống tràng, dài hơn tràng. Bầu có 2 ô, vòi nhụy nhẵn dài bằng nhụy, đầu nhụy chẻ đôi.

Quả mọng hình trứng, khi chín màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ. Hạt nhiều hình thân dẹp. Ra hoa tháng 6 – 9, có quả từ tháng 7 đến tháng 10.

Cây mọc hoang nên thích nghi với hầu hết các địa hình ở nước ta, kể cả trung du, đồng bằng hay đồi núi. Thường cây sẽ phát triển ở những vùng đất pha cát và có ánh sáng đầy đủ. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Vỏ rễ là phần được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Dược liệu được thu hái vào mùa xuân hoặc cuối thu. Sau đó đem rửa sạch, rút bỏ lõi, chỉ lấy vỏ.

Chế biến: Sau khi thu hoạch cắt thành từng đoạn bằng nhau rồi cho vào sắc chung cùng cam thảo, ngâm 1 đêm rồi sấy khô. 

Chọn phần vỏ không còn lõi, rửa sạch rồi cắt nhỏ. Có khi có tẩm thêm rượu rồi sấy sơ qua. 

Bảo quản dược liệu ở những nơi khô ráo, tránh ẩm mốc làm mất tác dụng của thuốc.

Thành phần hóa học

Trong địa cốt bì có:

+Alkaloid (kukoamin) và dipeptit là lyciumamid.

+Saponin không có phản ứng anthraglucozit và tanin.

Tác dụng

+Tác dụng hạ sốt: Dạng chiết nước và chiết cồn từ vị thuốc thử nghiệm trên thỏ cho kết quả giảm sốt rất tốt.

+Tác dụng ổn định đường huyết: Thí nghiệm trên loài thỏ cho thấy tác dụng hạ đường của nước sắc Địa cốt bì sau khi dùng thuốc 4 – 5g.

+Tác dụng hạ cholesterol máu: Trên thỏ, cao lỏng Địa cốt bì làm giảm cholesterol toàn phần trong máu một cách rõ rệt, còn triglyceride thì ảnh hưởng không nhiều lắm. Chất betaine có tác dụng bảo vệ gan chống nhiễm mỡ.

+Tác dụng đối với huyết áp: Trên chó mèo, thỏ, chuột nhắt trắng, Địa cốt bì có tác dụng hạ huyết áp trung bình, thời gian hạ áp ngắn.

+Tác dụng kháng khuẩn: Ức chế rõ các vi khuẩn gây bệnh đường ruột Bacilus typhi, Shigella shigae,…

Công dụng

Địa cốt bì có vị ngọt, tính hàn và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị nóng trong xương và nóng nảy bứt rứt.

+Điều trị xương khớp nóng hoặc lạnh và hư lao khiến miệng đắng, khát nước.

+Điều trị nôn ra máu không dứt.

+Điều trị bạch đới.

+Điều trị răng sâu đau nhức.

+Điều trị dương vật loét, chảy mủ, máu và ngứa ngáy.

+Điều trị thận suy gây đau thắt lưng.

Liều dùng

Địa cốt bì có thể dùng bằng cách sắc nước uống, tán bột uống hoặc dùng ngoài. Nếu dùng uống chỉ nên dùng từ 3 – 5 chỉ/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Địa cốt bì có tính hàn nên không dùng cho người Tỳ Vị hư hàn và ngoại cảm phong hàn gây sốt.

+Áp dụng các bài thuốc không phù hợp có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bài thuốc từ dược liệu địa cốt bì.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
THANH YÊN

THANH YÊN

Thanh yên (Citrus medica) là một loại cây thuộc họ Cam, được sử dụng làm dược liệu từ rất lâu đời trong Y học cổ truyền. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã được trồng rộng rãi trên khắp châu Á. Thanh yên có nhiều thành phần hữu ích và được sử dụng trong nhiều bài thuốc để chữa bệnh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Thanh yên có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
administrator
CÂY CỎ LÀO

CÂY CỎ LÀO

Cây cỏ lào là một dược liệu quen thuộc, hết sức gần gũi với đời sống người dân chúng ta. Từ xưa, ông cha ta đã biết sử dụng nó để cầm máu, chống viêm, kháng khuẩn,… Tuy nhiên cụ thể về những công dụng và cách dùng đúng của dược liệu này không phải ai cũng biết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CAN KHƯƠNG

CAN KHƯƠNG

Can khương thật ra chính là gừng khô, nhờ vào dược tính cao nên được sử dụng làm vị thuốc trong Y học Cổ truyền. Can khương là thân rễ khô của Gừng lâu năm, có củ phình bự và tạo xơ nhiều thì được thu hoạch, rửa sạch, sắc lát và phơi khô để dùng. Lúc này, thành phần dược tính có trong Can khương là nhiều nhất. Giá trị này ít hơn ở cây non. Tên gọi khác: Bạch khương, Bào khương, Quân khương, Đạm can khương… Tên khoa học: Zingiber offcinale Roscoe. Họ: Gừng (Zingiberaceae).
administrator
CẢO BẢN

CẢO BẢN

Cảo bản là dược liệu mọc tự nhiên, sau được trồng ở Trung Quốc với nhiều công dụng như: chữa cảm phong hàn, đau đầu, kinh nguyệt không đều, liệt nửa người, ghẻ, mẩn ngứa, gàu,…
administrator
HOÀNG ĐÀN

HOÀNG ĐÀN

Hoàng đàn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng đàn liễu, hoàng đàn cành rũ, bách mộc, bách xoắn, ngọc am, tùng có ngấn. Hoàng đàn là cây gỗ quý hiếm ở nước ta, đã có tên trong Sách Đỏ và cần được bảo tồn. Ngoài ra, đây còn là một loại dược liệu quý mà mỗi bộ phận có công dụng khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỎ MẦN TRẦU

CỎ MẦN TRẦU

Cỏ mần trầu có vị ngọt hơi đắng, tính bình. Loài cỏ này được sử dụng làm dược liệu với nhiều tác dụng như: thanh nhiệt, giải độc; khư phong, khư đàm; trị cao huyết áp; đề phòng viêm não truyền nhiễm; vàng da do viêm gan; viêm tinh hoàn; lợi tiểu; chữa sốt; viêm thận; dị ứng khắp người mẩn đỏ; mụn nhọt…
administrator
CÂY BA CHẼ

CÂY BA CHẼ

Ba chẽ (Dendrolobium triangulare) là một loại dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa trị nhiều loại bệnh. Cây Ba chẽ có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Các thành phần hoạt chất trong Ba chẽ bao gồm các hợp chất polyphenol, flavonoid, acid amin và các dẫn xuất alkaloid. Ba chẽ được sử dụng để chữa bệnh như viêm xoang, đau đầu, đau khớp và các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Ba chẽ, bạn nên tìm hiểu kỹ về cách sử dụng và tuân thủ đúng liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator
TAI CHUỘT

TAI CHUỘT

Tai chuột là một loại dược liệu được sử dụng khá nhiều trong dân gian, phổ biến hơn đối với đồng bào miền núi. Trong Y học cổ truyền, Tai chuột là một vị thuốc có các tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến tiết niệu, sinh dục như trị viêm đường niệu, tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu đục, khí hư,… Sau đây là những thông tin về dược liệu Tai chuột.
administrator