ĐẬU BIẾC

Đậu biếc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông biếc, hoa đậu tím, hoa mắt biếc, hoa ngọc biếc. Hoa đậu biếc được lấy từ bông của cây đậu biếc, dùng để pha trà uống mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện não bộ, ngăn ngừa lão hóa,…Loại hoa này còn tạo nên những dải màu rất đẹp khi pha chế thành uống nước. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

ĐẬU BIẾC

Đặc điểm tự nhiên

Thân thảo, mềm, sống nhiều năm, thường leo nơi hàng rào tạo thành giàn hoa, trang trí đẹp mắt. Lá mọc đối, dạng bầu dục, sắc xanh đậm. Phiến lá có gân nổi rõ, lông tơ bao phủ, cuống dài.

Hoa mọc thành chùm ở nách lá. Hình dáng hoa được mô tả giống bộ phận sinh dục nữ, kích thước khoảng 4×3 cm. Cánh hoa có thể thuộc loại cánh đơn hoặc kép. Trong thực tế, màu sắc hoa khá đa dạng có thể xanh lam đậm, trắng, nhưng có lẽ phổ biến hơn cả là sắc xanh tím. Hương hoa dịu nhẹ đặc trưng, nếu ngâm vào trong nước sẽ tạo thành loại nước màu xanh biếc, hầu như không có vị. Quả dẹt, dài khoảng 5 cm, lúc non sắc xanh, chuyển nâu đậm dần khi già. Bên trong quả có khoảng 6-10 hạt, đen, bóng.

Ra hoa thường vào tháng 6 đến tháng 11 hằng năm.

Theo nhiều tài liệu ghi nhận, nguồn gốc của cây đậu biếc là từ châu Á. Ngày nay, loài phân bố ở khắp thế giới, xuất hiện nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,…Loài thích hợp sinh sống và phát triển mạnh mẽ nơi khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Ở Việt Nam, ta dễ dàng bắt gặp đậu biếc ở hàng rào, sân vườn, công viên… Tùy vào địa phương, có thể dùng cây làm cảnh, che bóng mát, phân bón, che phủ, cải tạo đất.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Hoa của cây đậu biếc được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Từ lúc gieo trồng đến thu hoạch trong khoảng 3-5 tháng.

Chế biến: Sau khi hái hoa trực tiếp từ trên cây, dùng nước rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn. Tiếp theo nên để hoa tươi vào trong bọc kín, cất giữ nơi thoáng mát, tránh côn trùng. Tuy nhiên, để kéo dài thời gian bảo quản, tránh ẩm mốc, ta nên phơi hoa khô ráo để tủ lạnh ngăn mát dùng dần.

Thành phần hóa học

Theo nhiều tài liệu, hoa đậu biếc có thành phần hóa học khá phong phú và đa dạng. Với nhiều chất hữu cơ vừa tạo sắc hoa rực rỡ vừa mang lại giá trị sức khỏe cao như:

Flavonoid gồm anthocyanin-hoạt chất tạo nên màu sắc hoa đặc trưng.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học còn tìm thấy các hoạt chất như: glycosid, este, saponin, tannin, alkaloid, carbohydrate, protein, tinh dầu, chất chống oxy hóa, nucleotide, acetylcholine, cyclotides,…

Ngoài ra phần hạt chứa nhiều acid amin và chất dầu có độc tính.

Tác dụng

+Tác dụng ngăn ngừa lão hóa và giảm mỡ thừa: Trong thành phần hóa học của hoa đậu biếc tồn tại một số hoạt chất tốt cho tế bào. Nhờ đó khi sử dụng máu huyết lưu thông giúp nuôi dưỡng biểu bì và da giúp cho quá trình lão hóa được chậm lại. Đồng thời các vấn đề rụng tóc cũng được cải thiện. Thêm vào đó là sự tồn tại của anthocyanin gây ức chế phản ứng tích thu chất béo nội tạng. Đây là nguyên nhân nhiều phụ nữ dùng hoa đậu biếc để giảm cân và giữ gìn vóc dáng.

+Tác dụng ngăn chặn nguy cơ ung thư: Nhờ những hợp chất hữu cơ có khả năng chống lại gốc tự do mà hoa đậu biếc có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư. Thêm vào đó hoa này còn bảo vệ nhân tế bào và màng tế bào. Nhờ đó tăng khả năng phát hiện tế bào ung thư của bạch cầu.

+Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch: Chính nhờ màu xanh biếc của hoa mà cơ thể được nhận nhiều hợp chất hữu cơ có lợi. Đồng thời những hợp chất này giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

+Tác dụng kháng lại một số vi khuẩn gây hại: Một số vi khuẩn gây hại như K, Ecoli luôn khiến chúng ta mệt mỏi. Tuy nhiên trong những nghiên cứu ban đầu đã chứng minh được rằng những vi khuẩn này sẽ bị ức chế khi dùng hoa đậu biếc.

+Giúp cải thiện sức khỏe tim mạch: Các vấn đề như xơ vữa động mạch hay bệnh về động mạch vành đều được giảm nhẹ sau khi sử dụng hoa đậu biếc. Hơn nữa dùng hoa đậu biếc còn giúp máu lưu thông tốt hơn và điều hòa huyết áp ổn định.

+Tác dụng đối với bệnh nhân tiểu đường: Khi ăn hoa đậu biếc cơ thể sẽ tăng khả năng tiết insulin. Chất này sẽ kiểm soát chỉ số đường huyết đặc biệt là ở bệnh nhân tiểu đường.

+Tác dụng nâng cao thị lực và ngừa một số bệnh về mắt: Khi máu huyết lưu thông thị lực cũng được duy trì ổn định. Nhờ đó các bệnh lý về mắt được giảm thiểu tối đa. Mắt sẽ được bảo vệ tốt hơn và hạn chế nguy cơ mắc chứng đục thủy tinh thể hay tổn thương võng mạc.

+Tác dụng an thần và điều trị một số bệnh tâm lý: Trong một số tài liệu ghi chép lâu đời cho biết hoa đậu biếc với màu xanh biếc có khả năng cải thiện tâm lý hiệu quả. Điều này được bắt nguồn ở nước Ấn Độ. Tuy nhiên hiện nay đó vẫn còn là một giả thuyết cần được nghiên cứu thêm.

Liều dùng

Đa số hoa đậu biếc được sử dụng dưới dạng tươi, khô, bột… Mỗi ngày, lấy khoảng 5 hoa khô, pha với 200-400 ml nước sôi để uống. Sau khoảng thời gian ngắn, ta thu được dung dịch màu xanh biếc đẹp đặc trưng, mùi hương nhẹ nhàng.

Lưu ý khi sử dụng

+Phụ nữ đang mang thai, cho con bú và phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh.

+Người đang dùng các thuốc chống đông máu hay đang chuẩn bị cho phẫu thuật (khoảng 2 tuần).

+Các trường hợp huyết áp và đường huyết thấp cần cẩn trọng.

+Phần hạt đậu biếc chứa 12% chất dầu, có độc tính. Cần cẩn thận, bởi nếu nuốt phải dễ bị rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy.

 

Có thể bạn quan tâm?
CÁP GIỚI

CÁP GIỚI

Cáp giới (Gekko Gekko) có nguồn gốc từ Nam Á và Đông Nam Á. Với nhiều đặc tính hữu ích, Cáp giới đã được sử dụng trong Y học cổ truyền từ hàng trăm năm nay. Toàn bộ cơ thể của Cáp giới được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, từ các vấn đề về da, đường tiêu hóa đến bệnh ung thư. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều quan trọng khi sử dụng Cáp giới để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator
TANG THẦM

TANG THẦM

Tang thầm là tên gọi của vị thuốc trong Y học cổ truyền, chỉ quả dâu tằm chín. Vị thuốc này được dùng nhiều để pha trà với công dụng chữa đau lưng mỏi gối, râu tóc bạc sớm, mất ngủ, táo bón... Đây cũng là một loại đồ uống thơm ngon bổ dưỡng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tang thầm và những lợi ích sức khỏe của quả Dâu tằm nhé.
administrator
MÃ TIÊN THẢO

MÃ TIÊN THẢO

Mã thầy là cây thân thảo, nhỏ, sống lâu năm, cây cao từ 10cm và có thể cao đến 1m. Thân màu xanh lục, có 4 cạnh.
administrator
THƯƠNG NHĨ TỬ

THƯƠNG NHĨ TỬ

Thương nhĩ tử là một dược liệu quý, còn được gọi là Ké đầu ngực, đã được sử dụng từ lâu với công dụng điều trị viêm xoang vô cùng hữu hiệu. Bên cạnh đó, dược liệu này có thể được sử dụng với tác dụng điều trị bệnh đau đầu, chảy nước mũi, viêm mũi hay đau nhức xương khớp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng thương nhĩ tử trong bài viết sau.
administrator
CÂY HOA MÀO GÀ

CÂY HOA MÀO GÀ

Cây hoa mào gà là một loài hoa thuộc họ chi Mào Gà, có nguồn gốc từ Ấn Độ và các nước vùng Trung Phi. Hoa mào gà thường được sử dụng phổ biến để làm cây cảnh, thuốc, thậm chí là thức ăn ở một số nơi trên thế giới. Cây cho ra hoa rất đẹp và có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, trắng, vàng, cam… Trong đó, hoa mào gà trắng và đỏ là hai loại được tìm thấy nhiều nhất ở nước ta. Cây Hoa mào gà không chỉ gắn liền với tuổi thơ của nhiều người mà còn có thể dùng làm thuốc trị các bệnh khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SÀI ĐẤT

SÀI ĐẤT

Cây Sài đất là một loại thực vật mọc dại rất phổ biến tại những nước thuộc khu vực nhiệt đới. Nó thường được mọi người sử dụng như một loại rau trong các bữa cơm. Tuy nhiên, bên cạnh công dụng như 1 loại thực phẩm thì Sài đất còn là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe con người.
administrator
BA CHẠC

BA CHẠC

Ba chạc mọc khắp nơi ở nước ta, thường được sử dụng để tắm ghẻ. Ba chạc còn có tên gọi khác là cây dầu dấu, cây bí bái, cây mạc, cây chè đắng,…
administrator
THẢO QUYẾT MINH

THẢO QUYẾT MINH

Thảo quyết minh là một dược liệu rất phổ biến, còn được biết đến với tên gọi như Quyết minh, cây Muồng ngủ, Muồng, Hạt muồng muồng, Muồng đồng tiền, Đậu ma, Thủa nhò nhè (Tày), T’răng (Bana), Muồng hòe, Lạc trời, Hìa diêm tập (Dao), họ Đậu với tên khoa học là Fabaceae. Theo Y học, Thảo quyết minh được sử dụng để điều trị một số bệnh trên mắt như viêm màng kết mạc cấp tính, quáng gà, viêm võng mạc; tăng huyết áp, đau đầu, mất ngủ, bệnh ngoài da do nấm, bệnh chàm ở trẻ em, táo bón kinh niên. Mặc dù là một loại dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe, sử dụng Thảo quyết minh sai cách hay không đúng liều lượng sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thảo quyết minh cũng như tác dụng, cách dùng, trong bài viết sau.
administrator