CAM THẢO DÂY

Cam thảo dây đã được sử dụng trong dân gian từ lâu. Mỗi bộ phận được dùng với một vị thuốc. Tên gọi khác: Cườm thảo đỏ, Dây chi chi Tên khoa học: Abrus precatorius L Dược liệu là bộ phận trên mặt đất của cây Cam thảo dây Abrus precatorius L., họ Đậu - Fabaceae.

daydreaming distracted girl in class

CAM THẢO DÂY

Đặc điểm tự nhiên

Cam thảo dây là một loại dược liệu có thân dây, mọc bò dưới mặt đất, cành nhỏ gầy, thân có nhiều xơ. Lá dược liệu kép, có hình lông chim, độ dài cả phần lá khoảng 15 – 24 cm, có 8 – 20 chét lá đôi. Phiến lá dài có hình chữ nhật, dài 5 – 20 mm, rộng 3 – 8 mm, cuống lá thường ngắn.

Hoa Cam thảo dây có màu hồng, mọc thành chùm nhỏ ở các kẽ lá hay ở đầu cành, cánh hoa có hình bướm. Quả cây thon, bề mặt có lông ngắn, dài khoảng 5 cm, rộng 5 – 12 mm, dày khoảng 8 mm. Bên trong chứa 3 – 7 hạt. Hạt có hình trứng, vỏ rất cứng, màu đỏ, sáng bóng với một điểm đen lớn ở gốc hạt.

Cây mọc trên các đồi cỏ, đất trồng, rừng còi, rừng thưa, trên đất có đá từ vùng thấp đến vùng trung du và miền núi đến độ cao 1500m.

Mùa hoa quả từ tháng 3 - 6 trở đi đến tháng 9 - 10.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Dùng dây và lá, không dùng quả và hạt.

Thu hái: Khi thân và lá đang phát triển mạnh từ tháng 5 đến tháng 10.

Chế biến: Lấy lá non (bỏ quả), cắt nhỏ. Dùng tươi hoặc phơi nắng.

Thành phần hóa học

Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi (1960), rễ và lá Cam thảo dây chứa một chất ngọt tương tự như glyxyrixin có trong rễ. Cũng theo giáo sư, hạt Cam thảo dây chứa một chất protid độc gọi là abrin, thuộc nhóm phytotoxin có tác dụng gây vón hồng cầu. Nghiên cứu khi nhỏ vài giọt dung dịch abrin vào kết mạc mắt gây phù kết mạc và gây hại tới giác mạc vĩnh viễn. Các nghiên cứu cho thấy thành phần hóa học trong hạt có nhóm hợp chất lectin (abrin) làm ức chế quá trình tổng hợp protein, gây chết tế bào.

Các protein gây độc khác như enzyme phân cắt chất béo, aglucosideabrussic acid, heamagglutinin, ure.

Trong hạt rất giàu các amino acid như alanine, serine, choline, valine và methyl ester, các ion như canxi, magie, natri, kali…

Thành phần hóa học trong lá như abrin, trigonellin, abruslactone A, hemiphloin, abrusoside A, abrusoside B, abrusoside C, abrusoside C, abrusoside D, arabinose, galatose, xylose, choline, hypaphorine, precatorine, glycyrrhizin, montanyl alcohol, inositol, D monomethyl ether và pinitol.

Đặc biệt, trong lá và rễ cây có thành phần saponin (axit glycyrrhizic…).

Tác dụng

Nhân dân nhiều nước châu Mỹ, châu Âu và châu Á dùng rễ, thân và lá thay vị cam thảo bắc trong các đơn thuốc. Tuy nhiên do hoạt chất không giống nhau hẳn, cho nên việc thay thế chưa hoàn toàn hợp lý.

Nhân dân ta dùng cam thảo dây để chữa ho, giải cảm và dùng thay thế cam thảo bắc trong một số trường hợp. Rễ có vị ngọt của cam thảo, thường được dùng thay cam thảo nhưng kém ngọt, mùi không thơm và vị đắng. Lá cũng có chất ngọt. Dây lá phơi khô dùng sống hoặc sao qua làm thuốc để điều hòa các vị thuốc khác, dùng trị ho, giải cảm, trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng.

Thường dùng hạt ngoài làm thuốc sát trùng: Giã hạt cho nhỏ, đắp lên chỗ đau. Tuy nhiên có độc cần chú ý.

Trước đây người ta hay dùng hạt này chữa bệnh đau mắt hột, đau mắt thường.

Hạt chứa loại albumin độc là abrin, nên chỉ được dùng ngoài để sát trùng, tiêu viêm, làm mụn nhọt chóng vỡ mủ (giã nhỏ đắp); tốt nhất là trị vú sưng đau do tắc tia sữa: người ta lấy một lượng vừa đủ, giã nát, nghiền thành bột trộn với dầu mè bôi và đắp ngoài.

Liều dùng

Thuốc thang (uống) sử dụng lá 9 – 15g.

Dùng ngoài: Dùng tươi với lượng thích hợp, sắc, rửa sạch hoặc giã nát và bôi.

Có thể bạn quan tâm?
ĐINH LĂNG

ĐINH LĂNG

Đinh lăng (Polyscias fruticosa) là một loại cây dược liệu có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được sử dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu đời. Loài cây này có vị ngọt, tính ấm và có tác dụng bổ thận, tăng cường sức khỏe, giảm đau nhức, điều hòa kinh nguyệt, tăng cường tuần hoàn máu và hỗ trợ trị liệu bệnh ung thư. Hiện nay, Đinh lăng được nghiên cứu để phát triển thành các sản phẩm chức năng và có tiềm năng trong điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, việc sử dụng Đinh lăng cần tuân thủ đúng liều lượng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe.
administrator
NA RỪNG

NA RỪNG

Na rừng hay Nắm cơm là một vị thuốc quý thường được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý cho phụ nữ sau khi sinh nở. Bên cạnh đó, Na rừng còn được biết đến rộng rãi bởi nhiều công dụng hữu ích như giảm đau, chống viêm, hỗ trợ an thần, bổ thận, giảm ho, tiêu đờm,…
administrator
TANG BẠCH BÌ

TANG BẠCH BÌ

Vị thuốc Tang bạch bì thực chất là vỏ rễ của cây Dâu tằm được thu hái, chế biến và sử dụng. Cây Dâu tằm là một loài cây rất phổ biến đối với mọi người bởi những giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà nó mang lại khi có thể sử dụng như một loại trái cây hay chế biến thành những sản phẩm với hương vị hấp dẫn.
administrator
CỦ ĐẬU

CỦ ĐẬU

Củ đậu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Củ sắn, sắn nước. Củ đậu là một thứ thực phẩm đã quá quen thuộc trong đời sống hàng ngày của nhân dân ta. Người ta có thể dễ dàng mua chúng từ bất kỳ một sạp rau hay trái cây nào. Thứ củ bình dân mà xuất hiện trong các món ăn lại ngon ngọt lạ lùng. Ngoài ra nó cũng còn là một loại dược liệu có tác dụng chữa trị bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NÀNG NÀNG

NÀNG NÀNG

Nàng nàng là một trong nhiều vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong dân gian, có mặt trong rất nhiều bài thuốc khác nhau. Với những công dụng tuyệt vời như trị mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, mạnh gân cốt và ích tinh...
administrator
SO ĐŨA

SO ĐŨA

So đũa là cây thân gỗ, cao khoảng 8 – 10m và phát triển rất nhanh. Thân và cành mảnh, bề mặt nhẵn, vỏ sần sùi, dày và tiết ra mủ có màu đỏ. Rễ cọc, có nhiều rễ non và rễ phụ thường được vi khuẩn cộng sinh và tạo thành các nốt sần.
administrator
PHÒNG PHONG

PHÒNG PHONG

Phòng phong là một loài dược liệu quý có nguồn gốc xuất xứ từ đất nước Trung Quốc với nhiều công dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Bên cạnh được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền dân gian, Phòng phong còn được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý để chứng minh hiệu quả.
administrator
NÁNG HOA TRẮNG

NÁNG HOA TRẮNG

Vị thuốc Náng hoa trắng là một loại dược liệu được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Và trong tình hình sức khỏe của xã hội hiện nay, Náng hoa trắng thậm chí còn được biết đến rộng rãi hơn với công dụng nổi tiếng đó là hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó còn là những tác dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác như các bệnh về đau nhức xương khớp hoặc một vài bệnh ngoài da.
administrator