MÃ TIÊN THẢO

Mã thầy là cây thân thảo, nhỏ, sống lâu năm, cây cao từ 10cm và có thể cao đến 1m. Thân màu xanh lục, có 4 cạnh.

daydreaming distracted girl in class

MÃ TIÊN THẢO

Giới thiệu về dược liệu 

- Tên khoa học: Verbena officinalis L.

- Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)

- Tên gọi khác: Cỏ roi ngựa, Mã tiên thuốc, Rgồ mí (KHo), Nhả tháng én (Tày) 

- Tên nước ngoài: Verveine (Pháp)

Đặc điểm thực vật 

- Mã thầy là cây thân thảo, nhỏ, sống lâu năm, cây cao từ 10cm và có thể cao đến 1m. Thân màu xanh lục, có 4 cạnh. 

- Lá mọc đối, kích thước dài 2-8cm và rộng 1-4cm, phiến lá chia thùy hình lông chim, có răng cưa nhọn. Cuống lá rất ngắn hoặc không có. 

- Hoa lưỡng tính, mọc thành cụm dạng bông dài ở ngọn cây, gồm các hoa nhỏ có cánh hoa màu xanh tím. Đài hoa có 5 răng, có mang lông. Tràng hoa có ống hình trụ uốn cong, có lông ở lòng ống, có 5 thùy nhỏ trải ra; nhị 4, bầu 4 ô. Lá bắc có mũi nhọn. Hoa nở từ mùa xuân tới mùa thu.

- Quả nang có 4 nhân. Hạt không có nội nhũ. 

Phân bố, sinh thái

Mã tiên thảo sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở hầu hết các tỉnh thành, đăc biệt ở các vùng núi từ Lạng Sơn vào tới Lâm Ðồng. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

- Bộ phận dùng: Toàn cây

- Thu hái: Vào mùa thu khi cây đã ra hoa và một số hoa đã bắt đầu kết quả. 

- Chế biến: Dùng tươi hoặc phơi sấy khô.

Thành phần hóa học

Toàn cây mã tiên thảo chứa một glucozid gọi là verbenaln hay verbenalozid, một loại iridoid glucozid là hastatoside. Ngoài ra còn chứa các men invectin và men emunxin. Khi phơi sấy, tỷ lệ glucozit có thể giảm tới hơn 25%.

Tất cả các bộ phận cây đều giàu kali, trong đó vỏ hạt có hàm lượng kali cao nhất. Rễ cây chứa các nguyên tố sắt, mangan.

Dịch chiết mã tiên thảo chứa β-sitosterol, axit ursolic, axit oleanolic, axit 3-epiursolic, axit 3-epioleanolic, phenylpropanoid glycoside, verbascoside và β-sitosterol-D-glucoside.

Tác dụng - Công dụng

Theo y học hiện đại, các nghiên cứu chứng tỏ mã tiên thảo mang tác dụng đẩy nhanh quá trình đông máu giúp cầm máu, tác dụng tiêu viêm, giảm đau, ức chế vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ hay vi trùng gây sốt rét. Verbenalin mang tác dụng tăng tiết sữa. Hastatoside và verbenalin giúp dễ ngủ. Aucubin mang nhiều tác dụng như làm lành vết thương ngoài da, giảm bệnh lý liên quan thoái hoá thần kinh, ức chế sự phát triển virus viêm gan B.

Theo đông y, mã tiên thảo có vị đắng, tính hàn. Đi vào kinh can, tỳ. Mang công năng phá huyết, sát trùng, thông kinh. Dùng chữa trị tình trạng lở ngứa ngoài da, lở ngứa da vùng kín, chàm, viêm da, mụn nhọt, tiêu chướng, lỵ, ứ huyết, kinh nguyệt không đều, sốt rét, nhiễm giun chỉ, nhiễm sán, cảm lạnh, viêm họng, ho gà, viêm dạ dày, viêm ruột, viêm gan, viêm thận phù thũng, viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu. 

Cách dùng – Liều dùng

Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày khoảng 6-12g khô tương ứng với 25-50g tươi.

- Bài thuốc chữa da lở ngứa: thu hái 60-80g toàn cây mã tiên thảo tươi, rửa sạch và nấu lấy nước tắm, thực hiện 1 lần/ ngày.

- Bài thuốc chữa viêm khoang miệng: 30g toàn cây mã tiên thảo tươi, rửa sạch, sắc với 500 ml nước lọc, dùng nước uống thay trà mỗi ngày. 

- Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều: Dùng 40g mã tiên thảo, kết hợp với các dạng dược liệu khác: Ngải cứu 20 g, Ích mẫu 100 g, Cỏ tháp bút 20 g. Tất cả dược liệu đêm rửa sạch, sắc với 500 ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Uống trước kì kinh 10 ngày để có hiệu quả tốt nhất.

- Bài thuốc chữa đau bụng kinh: Cân mỗi loại 15g Mã tiên thảo, Huyền sâm, Bạch thược, Sinh địa hoàng, Địa cốt bì, Xuyên luyện tử, Nữ trinh tử, kết hợp cùng Cỏ nhọ nồi 10g, Uất kim 6g, Mẫu đơn bì 8g. Tất cả dược liệu đêm rửa sạch, sắc với 300 ml nước,chia làm 2 lần uống trong ngày.

- Bài thuốc hỗ trợ điều trị vàng da do gan: Dùng 60g Mã tiên thảo dạng khô, rửa sạch rồi sắc cùng với 500ml nước. Sau đó, lọc bỏ bã và cho thêm đường vào cho dễ uống, chia làm 3 lần uống mỗi ngày sau khi ăn.

- Bài thuốc chữa cảm cúm phát sốt: Dùng 50g Mã tiên thảo, kết hợp với các dạng dược liệu khác: Khương hoạt 25g, Thanh cao 25g; cho vào nồi đổ ngập nước, sắc lấy 2 bát nước nhỏ, chia thành 2 lần uống trong ngày; nếu kèm theo đau họng, thêm Cát cánh 15g cùng sắc uống. 

- Bài thuốc ức chế vi trùng gây sốt rét: Dùng 30-60g Mã tiên thảo, sắc nước uống. Uống 1 lần trước và sau thời điểm lên cơn sốt 1-2 giờ.

- Bài thuốc tránh lây nhiễm virus gây viêm gan B: Dùng 25g Mã tiên thảo, kết hợp cùng 5g cam thảo, sắc với 150ml nước, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 40ml – đó là liều lượng 1 lần uống đối với người lớn, mỗi ngày uống 3 lần vào trước bữa cơm, liên tục trong 4 ngày.

- Bài thuốc chữa bí tiểu, tiểu ra máu: Dùng 60g Mã tiên thảo, sắc nước, chia thành 2 phần uống trong ngày. uống thuốc sau 2 ngày thì hết bí tiểu, sau 3 ngày không còn tiểu ra máu. 

- Bài thuốc chữa bạch hầu: Dùng 30-50g Mã tiên thảo, sắc với nước đến khi còn khoảng 300ml. Người lớn mỗi lần uống 150ml, ngày uống 2 lần, liên tục 3-5 ngày. Trẻ em 8-14 tuổi mỗi lần uống 100ml, ngày uống 2 lần, liên tục 3-5 ngày. Trẻ nhỏ dưới 8 tuổi mỗi lần uống 50ml, ngày uống 2 lần, liên tục 3-5 ngày.

Lưu ý

- Thận trọng khi sử dụng mã tiên thảo cho phụ nữ mang thai, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
ĐƯỜNG PHÈN

ĐƯỜNG PHÈN

Đường phèn là một loại gia vị quen thuộc đối với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Không chỉ được sử dụng trong ẩm thực, làm thức uống giải khát mà còn là dược liệu quý báu. Với sự đa dạng trong thành phần, đường phèn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
XUYÊN TIÊU

XUYÊN TIÊU

Xuyên tiêu (Zanthoxylum simulans) là một loại cây thuộc họ Rutaceae, được sử dụng rộng rãi trong y học truyền thống của Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác. Cây Xuyên tiêu được biết đến với tác dụng chữa trị đau nhức cơ bắp, đau đầu, đau răng và các triệu chứng viêm nhiễm khác. Ngoài ra, lá và quả của cây Xuyên tiêu cũng được sử dụng làm gia vị trong ẩm thực và sản xuất rượu truyền thống.
administrator
CÂY SI

CÂY SI

Cây si, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây gừa, cây cừa. Cây si,có thể nói đây là loại cây phổ biến ở Việt Nam, nó có sức sống mãnh liệt, có thể sống ở mọi nơi, mọi khí hậu hay hoàn cảnh môi trường khác nhau. Nó xuất hiện ở nhiều nơi từ nhà của các hộ gia đình cho đến nơi công cộng như đình, chùa và các công trình của nhà nước. Nhưng cây Si không chỉ là cây cảnh đơn thuần mà còn là một loại cây làm thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THÀI LÀI TRẮNG

THÀI LÀI TRẮNG

Thài lài trắng (Commelina communis) là một loại dược liệu được sử dụng từ lâu đời trong Y học cổ truyền. Thài lài trắng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Đạm trúc diệp, rau trai ăn, cỏ lài trắng, cỏ chân vịt. Dược liệu này được sử dụng chủ yếu để điều trị các bệnh về viêm, đau, sưng, đặc biệt là các bệnh về gan, thận và tiết niệu. Ngoài ra, Thài lài trắng còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau, kháng khuẩn.
administrator
RAU MÙI

RAU MÙI

Rau mùi có tên khoa học là Coriandrum sativum, có vị cay, tính ấm, nó tác dụng mạnh vào vùng phổi, tiêu hóa.
administrator
RỄ CAU

RỄ CAU

Theo y học cổ truyền, rễ cau giúp tiêu hóa, sát trùng. Dùng để điều trị các bệnh giun sán, ký sinh trùng đường ruột, thực tích khí trệ, bụng đầy tiện bón, chứng tả lị mót rặn, phù thũng.
administrator
HUYẾT DỤ

HUYẾT DỤ

Huyết dụ là một vị thuốc Nam phổ biến, có tác dụng chữa băng huyết, nôn, ho ra máu, viêm ruột, lao phổi, lỵ, dùng làm thuốc cầm máu,...
administrator
SÂM ĐẠI HÀNH

SÂM ĐẠI HÀNH

Sâm đại hành là một loại dược liệu khá phổ biến đối với người dân Việt Nam ta, thường được thấy trồng ở nhiều gia đình hoặc ở các vườn thuốc Nam. Đối với dân gian, những loại dược liệu có tác dụng bồi bổ sức khỏe thường được gọi là Sâm.
administrator