GAI CUA

Gai cua, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây mùi cua, cây cà dại hoa vàng, cây gai ma, cây lão thử lặc, cây cà gai. Cây gai cua hiện đang được y học cổ truyền một số nước như Ấn Độ, Nepal sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Toàn thân cây chứa các chất có tác dụng sát khuẩn, nhuận tràng, chống nấm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

GAI CUA

Đặc điểm tự nhiên 

Cây gai cua là cây thân thảo nhỏ, có chiều cao trung bình khi trưởng thành dao động từ 0,3 – 0,5 mét. Thân cây tròn, nhẵn, phân nhánh, có màu xám lục, bên ngoài mọc nhiều gai nhọn. 

Lá cây gai cua mọc so le hai bên thân hoặc trên cành. Lá xẻ thùy sâu, đầu thùy nhọn sắc như gai, không có cuống. Phía dưới gốc lá có bẹ ôm lấy thân. Gân lá màu trắng.

Cây bắt đầu ra hoa vào khoảng tháng 3 và kéo dài cho đến tháng 5. Hoa màu vàng tươi, mọc đơn độc ở đầu cành. Mỗi hoa có 6 cánh mỏng, 3 lá đài, bên trong có nhiều chỉ nhị ngắn, đỏ ở đầu nhụy.

Cây gai cua cho quả nang. Xung quanh quả có gai dài. Bên trong chứa hạt màu đen, tròn và hơi dẹt. Quả khi chín sẽ tự mở bung vỏ ra và phát tán hạt vào trong đất. Những hạt này sau đó đâm chồi và phát triển thành cây vào năm sau.

Cây gai cua phân bố tập trung ở các nước châu Mỹ có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ngoài ra, các nước khác như Mexico hay Việt Nam cũng tìm thấy loại cây này. Ở nước ta, cây gai cua thường mọc thành đám ở các khu đất trống, dọc hai bên đường đi, sườn đồi hay ven các chân đê. Loại cây này nhân giống bằng hạt và có khả năng phát triển mạnh ở những nơi ẩm ướt, có ánh sáng. Cây mọc nhiều ở các tỉnh đồng bằng và khu vực trung du Bắc Bộ. Ở miền Trung Việt Nam cũng có nhưng ít hơn.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phần dùng: Rễ và phần thân mặt đất là những bộ phận được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Cây gai cua có thể thu hái quanh năm. Rửa sạch, để dùng tươi hoặc đem phơi ngoài nắng cho thật khô dùng dần.

Bảo quản dược liệu khô được đóng bịch hoặc bảo quản trong hũ kín. Tránh để nơi ẩm ướt.

Thành phần hóa học

Toàn cây Gai cua chứa norsanguinarin, nor – chelerythrine, cryptopin,  cheilanthifolin, beta – scoulerine methohydroxyd,  alpha và beta – stylopine methohydroxyd, các alkaloid alocryptopin, protopin, berberin, coptisine, sanguinarine và chelerythrine.

+Hạt chứa 29,4% dầu. Các acid béo là acid oleic 22%, acid linoleic 48%. Có loài có acid palmitoleic (khoảng 6%), acid ricinoleic (khoảng 10%).

Hạt cây Gai cua mọc ở Nga chứa 35,57% dầu trong đó có sanguinarine 0,35% và alocryptopin 0,31%.

Hạt cây thu thập ở Việt Nam cho 52,8% dầu trong đó có 0,4% sanguinarine.

Rễ chứa alkaloid gồm chủ yếu protopine , alcacryptopin, berberin, sanguinarine. 

Tác dụng

+Tác dụng kháng khuẩn: Cao chiết với cồn 50° của cây có tác dụng trên tần số và biên độ hô hấp động vật thí nghiệm và có tác dụng ức chế siêu vi khuẩn bệnh Ranikhet.

+Tác dụng kháng androgen.

+Tác dụng diệt nấm: cây Gai cua có tác dụng diệt nấm đối với nhiều loại nấm phân lập từ hạt một loại đậu.

+Độc tính: Chú ý trong thân cây có chứa protopin. Đây là một loại độc chất nếu dùng có thể gây khó thở, chân tay tê liệt, nôn, tiêu chảy, kiết lỵ.

+Tác dụng đối với hệ hô hấp: Sử dụng cao chiết với cồn 50 độ của dược liệu trên động vật thí nghiệm thấy có tác động lên hệ hô hấp.

+Tác dụng đối với hệ sinh dục: Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm chất alcaloid isoquinolin chiết xuất từ hạt gai cua trên chó đực. Kết quả sau 60 ngày liên tục cho chó đực sử dụng alcaloid với liều 30mg/kg/ngày nhận thấy quá trình sinh tinh trùng bị ức chế, số lượng tiền tinh trùng của chó giảm.

Công dụng

Gai cua gồm có các công dụng sau đây:

+Điều trị viêm nhiễm ngoài da.

+Điều trị vàng da, phù.

+Điều trị chứng nói ngọng.

+Điều trị bệnh lậu.

+Điều trị sốt.

+Điều trị vết đứt, tổn thương hở ở ngoài da.

+Điều trị bỏng.

+Điều trị bệnh eczema.

Liều dùng

Liều dùng cây càng cua được điều chỉnh sao cho phù hợp với từng bệnh. Dược liệu có thể được sử dụng theo các hình thức sau: bôi, đắp ngoài da, sắc uống, tán bột uống.

Lưu ý khi sử dụng

Cây gai cua có độc. Bệnh nhân không được tùy tiện sử dụng bừa bãi, nhất là theo đường uống.

Có thể bạn quan tâm?
MANUKA

MANUKA

- Tên khoa học: Leptospermum scoparium - Họ Sim (Myrtaceae)
administrator
CÂY SẢ

CÂY SẢ

Cây sả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Sả chanh, cỏ sả, hương mao, lá sả. Cây sả mọc hoang và được trồng trên khắp mọi miền của nước ta, là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt Nam. Sả cũng là một trong mười vị thuốc trong toan căn bản của Y Học Cổ Truyền, có nhiều tác dụng chữa bệnh. Ngoài ra, sả còn là nguyên liệu trong mỹ phẩm làm mượt tóc, cất tinh dầu,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THANH YÊN

THANH YÊN

Thanh yên (Citrus medica) là một loại cây thuộc họ Cam, được sử dụng làm dược liệu từ rất lâu đời trong Y học cổ truyền. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã được trồng rộng rãi trên khắp châu Á. Thanh yên có nhiều thành phần hữu ích và được sử dụng trong nhiều bài thuốc để chữa bệnh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Thanh yên có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
administrator
AN NAM TỬ

AN NAM TỬ

An Nam Tử được sử dụng khá nhiều trong những bài thuốc chữa chứng ho khan, ho đờm, viêm họng mãn tiếng, khàn tiếng, chảy máu cam cho trẻ nhỏ và một số công dụng khác.
administrator
HẠT ĐÁC

HẠT ĐÁC

Hạt đác là loại hạt ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng, vitamin… có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như chữa sốt, lợi tiểu, chữa viêm cuống phổi, tiêu hóa...
administrator
KIM VÀNG

KIM VÀNG

- Tên khoa học: Barleria lupulina Lindl - Họ Ô rô (Acanthaceae) - Tên gói khác: Trâm vàng, Gai kim vàng, Gai kim bóng
administrator
TỎI TRỜI

TỎI TRỜI

Tỏi trời là một loại dược liệu quý có từ lâu đời được sử dụng trong Y học cổ truyền. Với tên khoa học là Veratrum mengtzeanum, loài cây này được tìm thấy chủ yếu ở vùng núi cao của châu Á. Tỏi trời chứa các hoạt chất có tác dụng điều trị nhiều bệnh, nhưng đồng thời cũng có rất nhiều lưu ý cần biết trước khi sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, thành phần, công dụng và những lưu ý khi sử dụng Tỏi trời để bảo vệ sức khỏe của chúng ta.
administrator
CÂY MÓC

CÂY MÓC

Cây móc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đủng đỉnh, đùng đình. Cây móc, trước đây cây thường được dùng để trang trí ở cổng cho đẹp trong các buổi lễ hội hoặc đám cưới, hỏi ở nhiều vùng quê. Nó cũng là một nét văn hóa khá đẹp của người dân miền quê Nam Bộ. Hiện nay cây được trồng làm cảnh. Nhưng ít ai biết rằng cây có thể chữa được các bệnh về cơ, xương, khớp và đặc biệt là tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator