CÂY SẢ

Cây sả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Sả chanh, cỏ sả, hương mao, lá sả. Cây sả mọc hoang và được trồng trên khắp mọi miền của nước ta, là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt Nam. Sả cũng là một trong mười vị thuốc trong toan căn bản của Y Học Cổ Truyền, có nhiều tác dụng chữa bệnh. Ngoài ra, sả còn là nguyên liệu trong mỹ phẩm làm mượt tóc, cất tinh dầu,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY SẢ

Đặc điểm tự nhiên

Sả chanh: Là dạng cây mọc theo dạng bụi, sống lâu năm với thân cao từ 1 – 1,5 m. Cây có thân rễ màu trắng xanh hoặc hơi tía. Phiến lá dài khoảng 1m, hẹp với các bẹ lá cuốn chặt vào nhau. Mép lá sờ hơi nhám và có mùi thơm dễ chịu. Bẹ lá không có lông nhưng có sọc dọc. Hoa mọc thành cụm gồm nhiều hoa nhưng không có cuống.

Sả Java: Mọc dạng bụi có thân cao khoảng 2 m. Thân gốc có màu hồng hoặc đỏ tím. Rễ cây phát triển khỏe ăn sâu vào lòng đất khoảng 20 – 25 cm. Lá thuôn dài, có màu xanh, mép lá nhám. Khi trưởng thành, lá rủ xuống khoảng 2/3 phiến lá với các bẹ lá quấn chặt lấy nhau, bao bọc lấy câu. Hoa mọc thành từng chùm thẳng đứng.

Sả bẹ (còn gọi là Sả Sri Lanka). Có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Á. Sả bẹ mọc thành bụi, tán rộng, thân cao tới 2m, lá dài hẹp, có ít hoặc không có lông. Hoa mọc kép, cụm hoa chùy, hoa dài 60 – 80cm. Gốc Sả Sri Lanka có màu tím hồng hay tím đỏ.

Sả hồng: Cây Sả Hồng có thân lá nhỏ hơn các loại sả khác, mọc thành bụi cao đến 1,5m. Lá và hoa sả hồng được dùng chiết xuất tinh dầu nguyên chất.

Cây sả là loại thực vật sinh sôi ở vùng nhiệt đới. Cây sả có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, sả có thể được tìm thấy ở các bãi đất hoang, ẩm ướt. Cây sả cũng được trồng và phân bố ở khắp ba miền.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Thân và lá sả được sử dụng để bào chế thuốc hoặc thường được dùng để làm nguyên liệu cho các món ăn.

Thu hái: Có thể thu hái quanh năm.

Chế biến: Dùng tươi nên chỉ cần hái về rửa sạch và dùng. Sả cũng có thể được phơi trong bóng mát hay sấy khô để làm thuốc.

Sả tươi hay khô có thể giữ khá lâu trong môi trường khô ráo, thoáng mát, ở nhiệt độ phòng.

Tinh dầu Sả nên chứa trong những hũ thủy tinh nhỏ tối màu. Nên cất giữ nơi khô thoáng, tránh nhiệt độ quá nóng, tránh ánh sáng trực tiếp. Có thể cất giữ trong tủ lạnh.

Thành phần hóa học

Sả Sả java: Citronellal (32–45%), geraniol (21–24%) và geranyl acetate (3–8%).

Sả chanh: Chứa 1 - 2% tinh dầu có màu vàng nhạt, thơm mùi chanh, thành phần chủ yếu là citral (65 - 85%), geraniol (40%).

Tác dụng

+Giải độc cơ thể: Sả có tác dụng thông tiểu tiện và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chính vì vậy, chúng giúp tuyến tụy, thận, gan và bàng quang trở nên sạch sẽ hơn

+Sát trùng: Theo một số nghiên cứu được đăng tải trên tạp chi y khoa Braxin cho thấy, sử dụng sả giống như một phương pháp điều trị nhiễm trùng khuẩn staph. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, các tinh chất chứa trong cây sả có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn các loại thuốc kháng sinh.

+Chống viêm: Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 cho biết, các tinh chất chiết xuất từ sả chanh có tác dụng chống viêm, giúp cải thiện triệu chứng bệnh viêm ruột

+Ngăn ngừa ung thư: Theo các nhà khoa học, thường xuyên sử dụng nước sả sẽ giúp tiêu diệt tế bào ung thư như ung thư vú và ung thư gan. Bởi trong tinh chất sả có chứa thành phần luteolin – hoạt chất có khả năng ức chế, làm chậm sự tăng trưởng và tiêu diệt tế bào ung thư

Công dụng

Cây sả có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Nó được biết đến với rất nhiều công dụng như:

+Điều trị rối loạn tiêu hóa và đau bụng.

+Điều trị đau bụng tiêu chảy do cảm lạnh.

+Điều trị ho do cảm lạnh, cảm cúm.

+Giảm cảm giác buồn nôn khi có thai.

+Điều trị đái rắt và phù nề chân.

+Điều trị cảm sốt do phong hàn, nhức đầu, không ra mồ hôi.

+Điều trị mụn nhọt.

+Giải nhiệt, thông tiểu, tiêu thực, làm ra mồ hôi.

+Hỗ trợ điều trị bệnh alzheimer, parkinson, co giật động kinh.

Liều dùng

Tác dụng phụ: Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ tài liệu nào ghi chép về tính không an toàn của cây sả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng sả để điều trị bệnh. Nguyên nhân là do sả có tác dụng kích thích tử cung dẫn đến sảy thai.

Lưu ý khi sử dụng

+Cây sả có tính ấm và có khả năng làm ra mồ hôi nên chỉ có tác dụng điều trị các chứng bệnh do hư hàn.

+Không nên sử dụng tinh dầu sả nguyên chất tránh gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

+Người mắc các chứng bệnh do nhiệt hoặc cơ thể hư nhược không nên dùng sả.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
TOAN TÁO NHÂN

TOAN TÁO NHÂN

Toan táo nhân là một vị thuốc không còn xa lạ gì trong Đông Y, thường được sử dụng như một vị thuốc hay cho người hay bị mất ngủ là. Tuy nhiên, không phải ai cũng biệt vị thuốc này có nguồn gốc từ trái táo mà chúng ta vẫn thường ăn, tên là Táo ta. Táo nhân là phần lấy từ hạt phía trong hạch của quả táo, qua quy trình bào chế để thành vị thuốc tốt cho sức khỏe. Toan táo nhân có tác dụng an thần, trị chứng mất ngủ, hay ra mồ hôi, sử dụng ở người phiền muộn hay hồi hộp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Toan táo nhân và những công dụng của nó nhé.
administrator
THƯƠNG TRUẬT

THƯƠNG TRUẬT

Các loại dược liệu là một trong những lựa hàng đầu khi điều trị bệnh lý do có nguồn gốc từ thiên nhiên và thân thiện với cơ thể. Thương truật là một dược liệu rất đa dạng về thành phần và tác dụng dược lý, do đó thường được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa, trị tiêu chảy hay đầy bụng…. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thương truật cũng như những bài thuốc dân gian thường được sử dụng trong dân gian.
administrator
DÂY GẮM

DÂY GẮM

Dây gắm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vương tôn, dây gắm lót, dây mấu, dây sót. Dây gắm là loài thực vật thân leo, mọc hoang ở các vùng núi cao tại miền Bắc nước ta. Dược liệu này có vị đắng, tính bình, công năng tán hàn, khu phong, trừ thấp, giải độc, sát trùng và tiêu viêm. Nhân dân thường sử dụng dây gắm để chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp do phong thấp hoặc thống phong (bệnh gút). Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DỀN GAI

DỀN GAI

Dền gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Rau giền gai, thích hiện, giền hoang, phjăc hôm nam, la rum giê la, dền hoang. Dền gai là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng giảm đau, thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
XẠ CAN

XẠ CAN

Xạ can (Iris domestica) là một loại dược liệu có lịch sử sử dụng trong Y học cổ truyền. Thành phần chính của Xạ can là Irisin, một chất saponin có tác dụng chống viêm và giảm đau. Xạ can có thể được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau, bao gồm đau đầu, đau khớp, viêm đường tiết niệu, và tăng huyết áp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Xạ can và cách sử dụng dược liệu này chữa bệnh nhé.
administrator
CÂY NHÀU

CÂY NHÀU

Cây nhàu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Noni, nhàu núi, nhàu rừng, cây ngao. Cây nhàu là vị thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại. Công dụng của cây nhàu là điều trị bệnh tiểu đường, mụn nhọt ngoài da, huyết áp cao, đau mỏi xương khớp, tụ máu do chấn thương, rối loạn kinh nguyệt,... Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
KHỔ QUA

KHỔ QUA

- Tên khoa học: Momordica charantia - Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae) - Tên gọi khác: Mướp đắng, Mướp mủ, Lương qua, Cẩm lệ chi, Mác khấy (Tày)
administrator
CÂY BA CHẼ

CÂY BA CHẼ

Ba chẽ (Dendrolobium triangulare) là một loại dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa trị nhiều loại bệnh. Cây Ba chẽ có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Các thành phần hoạt chất trong Ba chẽ bao gồm các hợp chất polyphenol, flavonoid, acid amin và các dẫn xuất alkaloid. Ba chẽ được sử dụng để chữa bệnh như viêm xoang, đau đầu, đau khớp và các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Ba chẽ, bạn nên tìm hiểu kỹ về cách sử dụng và tuân thủ đúng liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator