THƯƠNG TRUẬT

Các loại dược liệu là một trong những lựa hàng đầu khi điều trị bệnh lý do có nguồn gốc từ thiên nhiên và thân thiện với cơ thể. Thương truật là một dược liệu rất đa dạng về thành phần và tác dụng dược lý, do đó thường được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa, trị tiêu chảy hay đầy bụng…. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thương truật cũng như những bài thuốc dân gian thường được sử dụng trong dân gian.

daydreaming distracted girl in class

THƯƠNG TRUẬT

Giới thiệu về dược liệu

Tên gọi khác: Mã kế, Địa quỳ, Sơn tinh, Thiên tinh sơn kế, Xích truật, Mao truật…

Tên khoa học: Atractylodes chinensis (DS) Loidz hoặc Atractylodes lancea.

Họ khoa học: Họ Cúc (Compositae).

Bộ phận sử dụng của Thương truật được gọi là Rhizoma Atractylodis (Thân rễ).

Theo các tài liệu Y học cổ truyền, Thương truật là loại cây này có tuổi thọ khá cao, do đó được xếp vào danh sách nhóm cây lâu năm. Theo các nghiên cứu cho thấy chiều cao trung bình mỗi cây từ 0,6 m, với rễ cây là rễ củ thân có xu hướng mọc thẳng.

Phiến lá của cây mọc so le nhau, gần như không thể nhìn ra cuống. Ở phần gốc của mỗi lá được chia ra 3 thùy và 2 thùy, nằm ở 2 bên hình mác. Phần mép lá có dấu răng cưa nhỏ nhưng nhọn. Cây khi ra hoa sẽ mọc thành cụm xếp từ 5 - 7 lớp dạng ngói lợp. Hoa của cây có hình như ống trụ, xếp theo giới tính. Trong đó, bông hoa cái nằm ở ngoài và bên trong là bông lưỡng tính.

Thời gian ra hoa là khoảng giữa tháng 8 và tháng 10.

Tràng hoa Thương truật rất dễ dàng nhận thấy, có màu trắng hay hơi ngả sang tím nhạt, được chia thành 5 thủy xẻ khá sâu. Hoa cái bị thoái hóa ở phần nhụy nên hoa khác có 5 nhị. Nhụy hoa có đầu vòi được chia đôi, bầu nhụy có lông mềm khá nhỏ. Các cụm hoa của cây nhỏ và phần mảnh hơn so với cây bạch truật. Khi ra quả khô, ít được dùng trong các bài thuốc.

Thương truật có nguồn gốc từ Đông Á, được trồng rất lâu đời ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… Từ xa xưa đến nay, dân gian ta thường nhập thương truật từ Trung Quốc. Theo các tài liệu ghi chép về khu vực xuất hiện thường xuyên của cây thuốc Thương truật bao gồm Giang Tô, Hà Nam, Hồ Bắc. Trong tất cả các vị trí đã tìm thấy, Giang Tô là nơi có địa chất phù hợp nhất. Các phân tích đã cho thấy chất lượng của cây thuốc ở đây là cao hơn cả. Ngoài ra, Hồ Bắc là nơi sản xuất sản lượng lớn và có sức tiêu thụ cao. Một lượng dược liệu không nhỏ sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài, bào chế thuốc cho các quốc gia khác.

Ở Việt Nam, Thương truật được trồng nhiều ở Sa Pa, sinh trưởng và phát triển rất tốt. Cây ưa ẩm và ưa sáng, thích nghi rất tốt với khí hậu ẩm mát quanh năm, có nhiệt độ trung bình dưới 20°C.

Đầu mùa xuân là thời điểm mà hạt nảy mầm thành cây con, do đó mùa hè cây sẽ sinh trưởng rất nhanh chóng và ra hoa quả nhiều. Ngược lại vào mùa đông cây sẽ tàn lụi. Thời điểm tốt nhất để thu hoạch Thương truật là vào mùa xuân và mùa thu. Khi thu hái, chọn những phần thân rễ (củ) to, cứng chắc, không có râu, mặt cắt ngang có nhiều đốm trên bề mặt. Những loại mùi thơm nồng là tốt.

Cây nhỏ sống lâu năm, cao 30-70 cm, có thân thẳng đứng, ít phân nhánh. Rễ phát triển thành củ, kích thước to nhỏ không đều, xếp thành chuỗi.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Thương truật là loại cây rễ củ, do đó phần rễ hấp thụ rất nhiều dinh dưỡng và được chọn dùng nguyên liệu chế biến thuốc. Tuy nhiên, khi thu hoạch thu hoạch cần chú ý đến thời điểm, thường thu hoạch vào mùa xuân, mùa thu. Đây là thời điểm phù hợp để sau thu hoạch thu được chất lượng tốt nhất.

Chọn phần rễ to, cứng, loại bỏ đi rễ con. Rễ nhìn như chuỗi hạt hình trụ, nối nhau bởi các đốt to nhỏ không đều, chiều dài khoảng 8 cm và đường kính 2 cm. Vỏ ngoài có màu nâu đen, vân chạy ngang, có các vết tích thân cây để lại. Với mùi thơm đặc trưng, nồng, đắng và ngọt ít.

Rễ cây sau khi thu hoạch sẽ cần vệ sinh sạch để loại bỏ đất và tạp chất xung quanh. Sau khi làm sạch, ngâm trong nước gạo để giúp dược liệu mềm hơn. Khi rễ đã mềm ra sẽ rất dễ dàng để thái thành miếng vừa dùng. 

Sau khi thái lát, thu được những phiến dày, hình dạng đa dạng, với phần bên ngoài nâu xám và nâu vàng bên trong, đôi khi xuất hiện vết sẹo của rễ con. Mặt phiến có màu vàng nhạt, rải rác khoang dầu và khi để ngoài không khí kết tinh thành hình kim nhỏ, màu trắng. Dược liệu thái xong đem đi sao khô để bảo quản dễ dàng hơn.

Khi chích thương truật, phần phiến sẽ được làm ẩm bằng nước vo gạo. Sau đó sẽ đem sao vàng cho đến khi khô lại. Một cách khác có thể sử dụng đó là tẩm nước vo gạo, sau đó hấp chín và đem phơi khô.

Thương truật sao cám: Cho vào chảo, đun nóng cám gạo cho đến khi có khói bốc lên, thêm dược liệu đã thái vào, đảo đều và sao cho tới khi chuyển thành vàng sẫm trên bề mặt. Sau đó lấy ra, sàng bỏ cám (với tỷ lệ 10kg dược liệu: 1kg cám).

Dược liệu sau quá trình làm chín và phơi khô sẽ có thể đem bảo quản và sử dụng lâu hơn. Khi bảo quản, cần lưu ý để ở vị trí thoáng mát, tránh nấm mốc và ánh sáng trực tiếp.

Thành phần hóa học

Theo các tài liệu về Y học cổ truyền, Thương truật có thành phần rất đa dạng và phong phú bao gồm:

  • Thân rễ có chứa Glycosid kali atractylon, hydroxyatractylon và hinesol,

  • Tinh dầu bao gồm p-cymen, beta selinene, elemol và arcurenmen.

Bên cạnh đó, còn có chứa Atractyol, Caryophyllene, Selience, Elemene, Eudesmol, b-Maaliene, Guaiene, Chamigrene… và nhiều chất khoáng khác.

Tác dụng - Công dụng

Theo Y học cổ truyền

Thương truật có vị cay, đắng, tính ấm. Quy kinh vào Tỳ, Vị. Theo Đông y, Thương truật có tác dụng kiện tỳ, giúp mồ hôi, hỗ trợ sáng mắt, giảm đau, an thần, lợi tiêu hóa, bồi bổ cơ thể,…

Chủ trị trong ăn uống không ngon, tiêu chảy, chậm tiêu, khô mắt, uể oải, không ra mồ hôi…

Theo Y học hiện đại

Theo Y Học Hiện Đại, Thương truật được ghi nhận thành phần có chứa nhiều tinh dầu cùng các hoạt chất khác như hydroxy atractylon, hinesol, b-eudesmol và atractylodin.

Các nghiên cứu trên cây Thương truật cho thấy có 3 tác dụng dược lý nổi bật nhất là: ổn định đường huyết, thúc đẩy hệ tiêu hóa, tốt cho hệ tiết niệu.

Ổn định đường huyết

Theo tạp chí Y Học Trung Hoa, khi sử dụng 8 g/kg Thương truật dạng thuốc sắc trên thỏ cho thấy dấu hiệu tăng đường trong máu. Sau khoảng 1 giờ, đường huyết sẽ tiếp tục hạ xuống nhưng tăng trở lại sau 6 giờ. Ở nghiên cứu khác, sử dụng thuốc đều đặn được ghi nhận là sẽ giúp giữ cho nồng độ đường huyết ổn định, ở mức bình thường. Theo đó, các chuyên gia tiến hành thực hiện thí nghiệm sử dụng đều đặn vị thuốc này trong từ 8 - 10 ngày. Kết quả cho thấy chỉ số đường huyết điều hòa trở lại bình thường.

Cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa

Vào năm 1991, đã có thầy thuốc sử dụng dịch chiết của cây Thương truật trong điều trị các tình trạng trên hệ tiêu hóa. Trong bài thuốc này, cần sử dụng đến 75 mg/kg dịch chiết Thương truật giúp hỗ trợ tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa. Tác dụng này được ghi nhận là do tác động của b-eudesmol trong thành phần hoạt chất.

Tăng chức năng hệ niệu cơ quan sinh dục

Một nghiên cứu trên chuột đã cho thấy tác dụng sau khi dùng nước sắc từ cây Thương truật. Tuy nhiên, công dụng này chưa được như ý muốn. Bên cạnh đó, nồng độ muối Na+ cũng tăng lên. Chính vì tác động này trên muối Na+ nên sử dụng vị thuốc này có thể mang đến hiệu quả trong kiện tỳ, minh mục, tán hàn, chướng bụng, đầy hơi, khư phong, tiêu chảy, quáng gà....

Cách dùng - Liều dùng

Dược liệu Thương truật có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không thể tùy tiện tự ý sử dụng. Thương truật có thể được sắc lấy nước uống hoặc nghiền mịn thành bột để dùng. Liều sử dụng dao động khoảng 5 - 10 g. Để xác định chính xác liều dùng và cách dùng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tùy theo mục đích sử dụng có thể sử dụng dược liệu theo nhiều cách và liều lượng khác nhau, chẳng hạn như dạng thuốc sắc, dùng ngoài hay tán bột.

  • Dạng thuốc sắc/ thuốc bột, dùng liều từ 8 - 20 g.

  • Dùng ngoài không quy định liều lượng cố định.

  • Bên cạnh đó, dân gian còn sử dụng dược liệu xông khói trong nhà để trừ sâu bọ, khử trùng và tiêu độc.

Chữa nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng

Sử dụng Thương truật 160 g, Trần bì 80 g, Hậu phác 120 g, Cam thảo chích 40 g, tất cả tán nhỏ. Thêm Sinh khương, Đại táo cùng sắc lấy nước uống lúc ấm, bụng đói, mỗi lần 8 g và 3 lần mỗi ngày (Bình vị tán).

Chữa ăn uống không ngon, tiêu phân sống

Sử dụng Thương truật 80 g, Bạch thược 40 g, Hoàng cầm 20 g, Quế chi 8 g, tán bột, mỗi lần uống 12 g cùng với nước cơm.

Chữa đau nhức xương khớp, vận động khó, tê bì chân tay

Sử dụng Ý dĩ 16 g, Thương truật 12g, Hoàng kỳ, Đảng sâm mỗi vị 12 g, Cam thảo 6 g, Ma hoàng, Ô dược, Khương hoạt, Quế chi, Độc hoạt, Xuyên khung, Phòng phong, Ngưu tất, mỗi vị 8 g, sắc lấy nước uống mỗi ngày 2 - 3 lần.

Chữa đau nhức xương khớp

Sử dụng 10 g mỗi vị bao gồm Thương truật, Tang ký sinh, Ý dĩ, Mộc qua, Thạch xương bồ, Thạch hộc, Tần giao, Tỳ giải, Thục địa, Tàm sa, đem sắc chung với Cam thảo 4 g và Quế chi 6 g. Chia ra uống từ 2 - 3 lần/ngày tới khi hết triệu chứng thì ngưng.

Lưu ý

Sử dụng một số loại dược liệu có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, cần lưu ý khi sử dụng để tránh không những không khỏi bệnh mà còn trầm trọng hơn. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng Thương truật bao gồm:

  • Người mắc chứng đi ngoài phân lỏng hay tỳ vị bị hư yếu không sử dụng.

  • Bệnh nhân bị táo bón hoặc hay đổ mồ hôi không nên sử dụng.

  • Người đang dùng vị thuốc Thương truật thì cần kiêng một số thực phẩm như thịt chim bồ câu hoặc trái đào. Khi không may ăn phải có thể gặp phải một số tác dụng phụ, ảnh hưởng tới công dụng của thuốc cũng như sức khỏe tổng thể.

  • Những loại gia vị như tỏi và rau mùi cũng cần kiêng kỵ trong thời gian sử dụng thuốc.

  • Người mẫn cảm và dị ứng với các thành phần trong dược liệu không sử dụng.

  • Người tỳ vị hư yếu, ra nhiều mồ hôi, không sử dụng.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
XƯƠNG RỒNG

XƯƠNG RỒNG

Xương rồng (Euphorbia antiquorum) là một loại cây thân thảo thuộc họ Thầu dầu. Cây này được sử dụng như một dược liệu quý trong Y học cổ truyền và còn được trồng với mục đích trang trí. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nó chứa các chất độc có thể gây kích ứng da và độc hại cho các loài vật nuôi. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về xương rồng và những lợi ích của nó nhé.
administrator
KHIẾM THỰC

KHIẾM THỰC

Tên khoa học: Euryales ferox Salisb. Họ: Hoa súng (Nymphaeaceae) Tên gọi khác: Kê đầu thực, Nhạn đầu, Thủy kê đầu, Kê đầu liên, Khiếm thật, Khiếm thực mễ, Đại khiếm thực. Khiếm thực là dược liệu được lấy từ phần củ của cây hoa súng.
administrator
THẠCH TÍN

THẠCH TÍN

Thạch tín, đôi khi còn được gọi với tên là Tín Thạch, Phê Thạch, Hồng Phê, Nhân Ngôn, Bạch Phê, với tên khoa học là Arsenicum. Đây là một hóa chất bán kim loại được tìm thấy khắp nơi trên thế giới ở tự nhiên. Tên gọi Thạch tín trước đây thường được mọi người sử dụng để nói đến As2O3 tự nhiên và thường có tạp chất. Tuy nhiên cho tới nay, Thạch tín bao hàm luôn cả As (Asen) – là một á kim có màu xám đen. Thạch tín tuy có thể được sử dụng để chữa bệnh, nhưng lại là một khoáng chất cực độc. Theo y học, Thạch tín có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như hen suyễn, chàm, vảy nến, thiếu máu. Thạch tín hữu cơ là một trong những vị thuốc đầu tay giúp chữa giang mai. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thạch tín và những công dụng của nó trong chữa bệnh.
administrator
CÚC TẦN

CÚC TẦN

Cúc tần là một vị thuốc quý, thường được dùng để chữa chứng nhức đầu cảm sốt, bí tiểu, đau nhức xương khớp,… và một số bệnh lý khác.
administrator
ĐẠI HOÀNG

ĐẠI HOÀNG

Đại hoàng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hỏa Sâm, Phu Như, Phá Môn, Vô Thanh Hổ, Cẩm Trang Hoàng, Thiệt Ngưu Đại Hoàng, Cẩm Văn, Sanh Quân, Đản Kết, Sanh Cẩm Văn, Chế Quân, Xuyên Quân, Chế Cẩm Văn, Sanh Đại Hoàng, Xuyên Văn, Xuyên Cẩm Văn, Tửu Chế Quân, Thượng Quản Quân, Thượng Tướng Quân, Tây Khai Phiến, Thượng Tương Hoàng.Trong Đông y có một loại thảo dược quý hiếm, có màu rất vàng gọi là Đại hoàng (tiếng Hán Việt là màu vàng). Tác dụng nhuận tràng của loại thuốc này rất mạnh. Ngoài ra nó còn có nhiều công dụng khác như khử trùng, cầm máu... Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
GAI CUA

GAI CUA

Gai cua, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây mùi cua, cây cà dại hoa vàng, cây gai ma, cây lão thử lặc, cây cà gai. Cây gai cua hiện đang được y học cổ truyền một số nước như Ấn Độ, Nepal sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Toàn thân cây chứa các chất có tác dụng sát khuẩn, nhuận tràng, chống nấm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CHANH

CHANH

Vừa là quả vừa là gia vị, chanh là một vị thuốc được dân gian sử dụng từ lâu đời. Citrus aurantifolia (Christm. Et Panzer) Swingle trong họ Rutaceae, chanh là một loại cây bụi thân gỗ nhỏ, có nhiều gai.
administrator
BÔNG MÓNG TAY

BÔNG MÓNG TAY

Bông móng tay vừa là một loại cây cảnh vừa là loại thuốc được sử dụng chữa trị trong Đông Y. Loại dược liệu này có tác dụng trừ thấp, hoạt huyết, thông kinh. Bông móng tay còn gọi là cây Bóng nước, Cây nắc nẻ, Phượng tiên hoa,… Tên khoa học là Herba Impatiens balsamina L, thuộc họ bóng nước (Balsaminaceae).
administrator