DẦU HẠNH NHÂN

Dầu hạnh nhân được ép từ hạnh nhân tươi nguyên chất. Bên trong chúng chứa hàm lượng axit béo lớn tốt cho cơ thể vì vậy nó là nguyên liệu tuyệt vời để làm dầu. Ngoài ra nhờ vào số lượng vitamin và khoáng chất khá nhiều trong dầu mà chúng có lợi ích rất tích cực đối với sức khỏe cơ thể. Trong mỗi hạt hạnh nhân chứa 1/2 trọng lượng là dầu. Hạt hạnh nhân chín sẽ được ép dầu, nếu không qua tinh chế thì gọi là dầu hạnh nhân thô. Dầu này có đầy đủ dưỡng chất và giữ được hương vị cho dầu. Sau đó, dầu thô được đem đi tinh chế bằng hóa chất và nhiệt độ cao. Dầu trở thành dầu tinh luyện. Dầu tinh luyện chịu được nhiệt độ tốt hơn dầu thô.

daydreaming distracted girl in class

DẦU HẠNH NHÂN

Giới thiệu về dược liệu

Dầu hạnh nhân được ép từ hạnh nhân tươi nguyên chất. Bên trong chúng chứa hàm lượng axit béo lớn tốt cho cơ thể vì vậy nó là nguyên liệu tuyệt vời để làm dầu. Ngoài ra nhờ vào số lượng vitamin và khoáng chất khá nhiều trong dầu mà chúng có lợi ích rất tích cực đối với sức khỏe cơ thể.

Trong mỗi hạt hạnh nhân chứa 1/2 trọng lượng là dầu. Hạt hạnh nhân chín sẽ được ép dầu, nếu không qua tinh chế thì gọi là dầu hạnh nhân thô. Dầu này có đầy đủ dưỡng chất và giữ được hương vị cho dầu. Sau đó, dầu thô được đem đi tinh chế bằng hóa chất và nhiệt độ cao. Dầu trở thành dầu tinh luyện. Dầu tinh luyện chịu được nhiệt độ tốt hơn dầu thô.

Phân loại dầu hạnh nhân

Trên thế giới hiện nay có 2 loại dầu hạnh nhân đó là loại dầu hạnh nhân ngọt và hạnh nhân đắng.

Dầu hạnh nhân đắng chiết xuất từ hạt hạnh nhân đắng,loại này có thể mang từ 4-9mg xyanua trên mỗi quả hạnh nhân sau khi được phân giải bởi enzyme amygdalin và gây ra ngộ độc cho cơ thể. Vì vậy, hầu như trên thế giới ít ai sử dụng hạnh nhân đắng để ép lấy dầu.

Còn đối với dầu hạnh nhân ngọt được ép từ loại hạnh nhân ngọt, hạnh nhân mà chúng ta thường ăn hàng ngày. Dầu hạnh nhân ngọt này đã phần được sử dụng trong làm đẹp và chế biến món ăn. Hiện nay có 2 loại đó là dầu hạnh nhân tinh chế và hạnh nhân tinh chế.

Thành phần hóa học

Dầu hạnh nhân chứa một lượng lớn axit béo thiết yếu, mà cơ thể không tự tổng hợp được. Loại dầu này rất giàu beta-Zoosterol, squalene và alpha-tocopherol. Tất cả thành phần này đều góp phần tạo nên làn da khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, hạnh nhân là một nguồn giàu axit béo thiết yếu, carbohydrate và protein. Nó còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Thú vị hơn, vitamin B và kẽm có trong hạnh nhân có khả năng hỗ trợ làm đẹp da.

Dầu hạnh nhân chứa 64-84% là oleic acid, 8-28% linoleic acid, 6-8% palmitic acid.

Tác dụng

+Tốt cho sức khỏe hệ tim mạch: Dầu hạnh nhân chứa 70% hàm lượng chất béo không bão hoà đơn cực kỳ tốt cho tim mạch. Loại chất béo bão không hoà đơn này đã được chứng minh là loại cholesterol tốt cho cơ thể. Chính vậy mà cả dầu hạnh nhân và hạt hạnh nhân được công nhận như là một thực phẩm rất tốt làm giảm cholesterol LDL (có hại) nhờ vậy mà làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

+Tác dụng chống oxy hoá: Hàm lượng vitamin E trong dầu hạnh nhân khá lớn vì vậy đây là một trong những chất “khủng” chống lại quá trình oxy hóa diễn ra trong cơ thể. Vitamin E là một trong những hợp chất giúp hòa tan chất béo nhờ vậy mà bảo vệ tế bào khỏi các chất độc hại. 

+Hỗ trợ giảm cân: Nếu bạn sử dụng dầu hạnh nhân thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khoẻ, thay vì cho dầu ăn truyền thống có nguồn gốc từ động vật. Nhờ trong dầu hạnh nhân có chứa nhiều axit béo không bão hoà sẽ giúp bạn không bị tích mỡ, gia tăng cholesterol HDL, ngược lại còn giúp giảm lượng cholesterol xấu cho cơ thể. 

+Tốt cho hệ tiêu hóa: Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cộng với dầu hạnh nhân sẽ giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Loại dầu này được xem là một chất nhuận trường và cực kỳ tốt cho tiêu hoá, nó sẽ giúp bạn lỏng phân và giúp dễ dàng thải các chất cặn ra ngoài.

+Tốt cho trí nhớ và hệ thần kinh: Nhờ vào omega 3 trong axit béo của dầu hạnh nhân sẽ rất tốt cho trí não. Đặc biệt khi bạn sử dụng dầu này trong chế biến món ăn sẽ được hấp thụ dễ dàng.

+Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất: Nhiều bà nội trợ phương Tây đã sử dụng dầu hạnh nhân hằng ngày sau khi biết rằng các tinh chất trong dầu hạnh nhân chiếm phần lớn là omega 3, vitamin E, D, Canxi, Magie, Mangan, Kali. Đây là một trong những loại dầu có dưỡng chất cực kỳ tốt và nên có trong bữa ăn hàng ngày.

+Tác dụng có lợi cho người tiểu đường: Nếu bạn thêm dầu hạnh nhân vào trong bữa ăn hàng ngày thì sẽ giúp ổn định lượng đường huyết trong máu. Hàm lượng chất béo không bão hoà đơn và không bão hoà đa chiếm tỷ trọng khá lớn trong dầu hạnh nhân, 2 dạng axit béo này đã được các nghiên cứu trên thế giới chứng minh là có lợi cho người tiểu đường.

+Tác dụng cải thiện tuần hoàn máu và phát triển xương trẻ em: Dầu hạnh nhân là một nguồn cung cấp vitamin D dồi dào, chất cần thiết cho sự hấp thu canxi trong cơ thể. Và rõ ràng, canxi là một chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ em cũng như hệ xương của bạn.

+Tác dụng ngăn ngừa ung thư: Thêm dầu hạnh nhân vào thức ăn có thể giúp bạn giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Dầu hạnh nhân có nhiều chất xơ, tạo thuận lợi cho sự di chuyển thức ăn trong đại tràng.

Cách sử dụng dầu hạnh nhân

Trong chế biến món ăn:

+Dùng dầu hạnh nhân đã tinh chế trong chế biến các món ăn chiên xào.

+Dùng dầu hạnh nhân thô làm salad.

+Khi nấu ăn với dầu hạnh nhân, bạn hãy để dầu chưa tinh chế hoặc dầu nguyên chất ở nhiệt độ thấp để tránh làm dầu bị cháy và mất giá trị dinh dưỡng. Dầu hạnh nhân được sử dụng tốt nhất khi trộn salad, nướng ở nhiệt độ thấp.

Trong dưỡng tóc và massage đầu:

+Thoa một lượng vừa đủ dầu lên da đầu.

+Xoa bóp nhẹ nhàng để dầu thấm vào da.

+Đối với tóc xoăn, thoa dầu ở phần đuôi tóc trước khi sấy khô.

Lưu ý khi sử dụng

+Không nên dùng dầu quá nhiều. Nắm rõ lượng dầu cần thiết khi ăn và chỉ nên ăn dầu ngọt.

+Tránh dùng dầu này nếu bạn đang trong chế độ ăn giàu magie.

+Dùng quá nhiều có thể gây quá liều vitamin E gây tiêu chảy, nhìn mờ, chóng mặt và mệt mỏi.

+Không nên dùng nếu bạn bị dị ứng.

 

Có thể bạn quan tâm?
SÂM ĐẠI HÀNH

SÂM ĐẠI HÀNH

Sâm đại hành là một loại dược liệu khá phổ biến đối với người dân Việt Nam ta, thường được thấy trồng ở nhiều gia đình hoặc ở các vườn thuốc Nam. Đối với dân gian, những loại dược liệu có tác dụng bồi bổ sức khỏe thường được gọi là Sâm.
administrator
CỦ DÒM

CỦ DÒM

Củ dòm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Củ gà ấp, phấn phòng kỷ, hán phòng kỷ, phòng kỷ, thạch thiềm thừ. Củ dòm hay còn gọi là Củ gà ấp thường được sử dụng để điều trị nhức mỏi, phong tê thấp, đau bụng, ung nhọt cứng, áp xe. Ngoài ra, nấu nước dùng uống có thể chữa đau dạ dày, lỵ ra máu. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU TÀU BAY

RAU TÀU BAY

Theo Y học cổ truyền, rau tàu bay có vị đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng thanh can hỏa, giải độc, se da, tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng.
administrator
TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

Cây Tràm, hay còn gọi là chè cay hay chè đồng, là loài thực vật mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam. Thành phần trong cây Tràm chứa nhiều tinh dầu, đặc biệt có tác dụng kháng khuẩn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Tràm gió Việt Nam, cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe.
administrator
SÂM BỐ CHÍNH

SÂM BỐ CHÍNH

Sâm bố chính là một loại thực vật có hình dáng khá giống với dược liệu Nhân sâm, nhưng về tác dụng thì hoàn toàn không giống với Nhân sâm. Nó thường được sử dụng trong điều trị các chứng kinh nguyệt không đều, suy thận hoặc giúp cải thiện thể trạng và tăng cường miễn dịch,…
administrator
ĐẠI TƯỚNG QUÂN

ĐẠI TƯỚNG QUÂN

Đặc điểm tự nhiên Đại tướng quân là cây thân thảo, có hành (giò), hình trứng, thân trung bình khoảng 5 – 10 cm. Phía trên thân củ thót lại thành cây cây, dài khoảng 12 – 15 cm. Lá cây mọc từ gốc, hình ngọn giáo, lõm vào trong, bên trên có khía, mép nguyên, lá có thể dài đến 1 mét, rộng khoảng 5 – 10 cm. Hoa mọc thành cụm tán, phát triển trên một cán hoa dài hẹp, đường kính gần bằng ngón tay, dài khoảng 40 – 60 cm. Mỗi cán hoa thường mang 6 – 12 hoa, có khi nhiều hơn. Hoa màu trắng, có mùi thơm, đặc biệt là vào buổi chiều, hoa được bao bọc bởi nhiều mo dài từ 8 – 10 cm. Quả mọng hình tròn hoặc gần tròn. Đường kính quả khoảng 3 – 5 cm. Mỗi quả thường chỉ chứa một hạt. Cây thường ra hoa và kết quả vào mùa hè. Cây Đại tướng quân được tìm thấy ở Ấn Độ, Indonesia. Tại Việt Nam, Đại tướng quân mọc hoang ở nơi có đất ẩm ướt, khí hậu mát mẻ, thường mọc cạnh bờ sông, suối, ao hồ, sông rạch. Ngoài ra, cây cũng được trồng làm cảnh và thu hoạch để làm thuốc. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến Bộ phận dùng: Toàn cây đều có thể được sử dụng để bào chế dược liệu. Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm. Đặc biệt là vào mùa hè khi cây vừa nở hoa. Chế biến: Sau khi thu hái có thể dùng tươi hoặc khô đều được. Ngoài ra, có thể tán bột dùng ngoài da hoặc nấu thành cao. Dược liệu đã qua sơ chế cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mà và tránh ẩm mốc. Thành phần hóa học Các bộ phận của cây Đại tướng quân, đặc biệt là thân chứa hoạt chất lycorin. Rễ cây chứa vitamin, alkaloid harcissin (lycorin) và những hợp chất kiềm làm cho dược liệu có mùi hôi của tỏi. Hạt dược liệu chứa lycorin và crinamin. Tác dụng +Tác dụng làm giảm phì đại tuyến tiền liệt, phòng ngừa và điều trị xơ tuyến tiền liệt. +Tác dụng hỗ trợ điều trị đau họng, đau răng. +Điều trị viêm da, viêm da mủ, lở loét tay chân. +Chữa đau nhức xương khớp, bong gân, chấn thương té ngã. +Điều trị trị ngoại, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, khó tiêu. Công dụng Đại tướng quân có vị cay, tính mát, có chứa độc tố và sẽ có các công dụng sau đây: +Điều trị đau nhức xương khớp, bong gân, sai gân khi ngã. +Điều trị các bệnh ngoài da, mụn nhọt, rắn cắn. +Điều trị đau lưng. +Điều trị viêm họng. +Điều trị mỏi lưng. +Điều trị đau do bị ngã, va đập mạnh, sưng đau, chân tay bị tụ máu. Liều dùng Cây Đại tướng quân có thể dùng tươi hoặc khô đều được, có thể sắc thành thuốc, dùng thoa ngoài hoặc nấu thành cao đều được. Liều lượng sử dụng khuyến cáo: 10 – 30 g mỗi ngày. Lưu ý khi sử dụng: +Ăn hoặc uống phải nước ép thân hành của cây Đại tướng quân có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng phổ biến bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, rối loạn hô hấp, mạch nhanh, nhiệt độ cơ thể tăng cao. Để giải độc, có thể dùng uống nước đường, nước muối pha giấm với tỷ lệ 2:1. +Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, bong gân, lưng đau mỏi, chỉ được dùng ngoài, không được uống. +Không được lạm dụng để tránh ngộ độc.
administrator
THƯỜNG XUÂN

THƯỜNG XUÂN

Thường xuân có tên khoa học là Hedera helix, là một loại cây leo có nguồn gốc từ khu vực châu u và Tây Á. Đây là một trong những dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và đã được nghiên cứu về hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh lý. Thường xuân chứa các hoạt chất có tính chất chống viêm, chống co thắt cơ, giảm đau và kháng khuẩn, nên được sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đường tiêu hóa, cũng như các vấn đề về da và thấp khớp.
administrator
HÚNG QUẾ

HÚNG QUẾ

Húng quế là một loại rau quen thuộc trong các món ăn của người Việt Nam. Ngoài ra, đây còn là một loại dược liệu có tác dụng trong giải cảm, giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón, chữa sốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu, thông tiểu, nấu nước súc miệng, chữa đau, sâu răng,...
administrator