MẦM ĐẬU NÀNH

Đối với chị em phụ nữ, Mầm đậu nành đã không còn quá xa lại bởi những tác dụng mà tuyệt vời mà nó mang lại. Mầm đậu nành là hạt Đậu nành sau khi được ủ nảy mầm. Không chỉ là một loại thực phẩm khá phổ biến ở các quốc gia, mầm đậu nành được ví như món quà dành cho hệ nội tiết của các chị em, đặc biệt với những người phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và thực phẩm bổ sung được sản xuất từ Mầm đậu nành ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường.

daydreaming distracted girl in class

MẦM ĐẬU NÀNH

Giới thiệu về dược liệu Mầm đậu nành 

Đối với chị em phụ nữ, Mầm đậu nành đã không còn quá xa lại bởi những tác dụng mà tuyệt vời mà nó mang lại. Mầm đậu nành là hạt Đậu nành sau khi được ủ nảy mầm. Không chỉ là một loại thực phẩm khá phổ biến ở các quốc  gia, mầm đậu nành được ví như món quà dành cho hệ nội tiết của các chị em, đặc biệt với những người phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và thực phẩm bổ sung được sản xuất từ Mầm đậu nành ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường.

- Tên khoa học: Glycine soja Sieb. Et Zucc. hoặc Soja hispida Maxim;Glycinemax (L) Mett.

- Họ khoa học: Fabaceae (họ Đậu).

- Tên gọi khác: Đậu tương, Thúa na (Thái), Thúa dài (Tày), Đại đậu, Hoàng đậu,…

Tổng quan về dược liệu Mầm đậu nành

Đậu nành có nguồn gốc ở Trung Quốc, trong các giai thoại lịch sử đã ghi nhận về Đậu nành vào những năm 2800 trước Công nguyên. Tuy nhiên một số giả thiết khác cho rằng nguồn gốc thật sự của Đậu nành bắt nguồn từ nước Úc. Nhờ sự trao đổi mua bán giữa các quốc gia đã giúp cho Đậu Nành du nhập vào nhiều quốc gia trên thế giới. Đậu nành du nhập vào các nước châu Âu vào khoảng thế kỷ thứ 18, nước đầu tiên của châu Âu mà Đậu nành được trồng là nước Pháp (1740). Ngày nay, Đậu nành còn được trồng cả ở vùng Bắc Mỹ và cả Nam Mỹ.

Đậu nành là loài thực vật ưa khí hậu ôn hòa, ưa ẩm và ưa sáng. Tuy nhiên, cây rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh về đêm. Đậu nành có thể sống được ở độ cao lên đến 3000 m so với mực nước biển. Nhiệt độ lý tưởng để cây sinh sống là 30 - 320C. Sự ảnh hưởng của nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong cây. Hạt đậu nành được lấy từ cây được ươm cho nảy mầm, thông thường từ khoảng 3 đến 7 ngày là có thể sử dụng mầm đậu nành.

Mô tả cây Đậu nành và dược liệu Mầm đậu nành

Đậu nành là một loài cây thân thảo, có thể cao từ 30 – 180 cm. Thân cây khá mảnh và có nhiều lông.  Quả đậu nành có chiều dài từ 2 – 10 cm và chiều rộng từ  2 – 4 cm. Mỗi quả chứa từ 1 – 4 hạt. Hạt có hình từ hình oval đến gần như hình tròn và có màu vàng, ngoài ra còn có màu đen, đỏ hay màu lục.

Mầm đậu nành dài từ 3 – 7 cm, mọng nước và khá mềm. Mỗi mầm gồm có 3 bộ phận: lá, rễ mầm và thân mầm. Giá đậu có màu trắng, hai lá mầm có màu vàng nhạt. So với mầm Đậu tương hay mầm Đậu đỏ thì mầm của cây Đậu nành có kích thước lớn hơn.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

- Bộ phận dùng: là hạt sau khi nảy mầm của cây Đậu nành.

- Thu hái: đầu tiên thu hoạch lấy hạt, loại bỏ sạn cát và bụi bẩn bám lên. Ngâm trong nước ấm trong khoảng 2 – 3 giờ để hạt nở ra. Lấy một cái rổ và lót khăn ẩm lên trên lớp đậu nành đã được trải mỏng. Bên dưới đáy rổ lót thêm 1 khăn ẩm nữa, để nơi tránh ánh sáng. Thu hoạch sau khoảng 2 – 4 ngày tùy điều kiện thời tiết và nhiệt độ.

- Chế biến: Mầm đậu nành có thể dùng tươi tuy nhiên hàm lượng hoạt chất không cao, bào chế thành dạng bột hoặc dạng tinh chất sẽ cho hiệu quả điều trị cao hơn so với dạng ban đầu. 

Đậu nành còn có thể kết hợp với nhiều dược liệu khác như Nhân sâm, Lô hội, hoặc kết hợp với collagen, calci và vitamin D để đem lại hiệu quả cao hơn khi sử dụng.

Thành phần hóa học của Mầm đậu nành

Trong Mầm đậu nành chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có ích cho cơ thể, bao gồm các hoạt chất thuộc các nhóm chất như protein, lipid, carbohydrate, chất xơ, các vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, trong Mầm đậu nành còn chứa thành phần hợp chất rất quan trọng đối với hệ nội tiết của người phụ nữ là isoflavone, được ví như là “estrogen từ thiên nhiên”. Mầm đậu nành còn chứa các hợp chất khác thuộc nhóm saponin, acid phytic.

- Protein và các thành phần acid amin: 

+ Theo các nghiên cứu, hàm lượng protein trong mầm đậu nành chiếm trung bình khoảng 46% tổng giá trị dinh dưỡng trong mầm đậu nành và giá trị này thay đổi tăng hay giảm tùy theo điều kiện nảy mầm. 

+ Mầm đậu nành còn chứa lượng lớn các acid amin thiết yếu và không thiết yếu đối với cơ thể. Tổng hàm lượng acid amin trong 1 gam mầm đậu nành cũng thay đổi tùy theo quá trình nảy mầm. Hàm lượng cao nhất ghi nhận được là 12,768 mg/ g khối lượng khô. 

- Lipid: 

Thành phần chất béo trong mầm đậu nành chiếm tỷ lệ khoảng 8,3% - 27,9%. Trong đó chứa các acid béo bão hòa (acid stearic, acid palmitic) và các acid béo chưa bão hòa (acid oleic, acid linoleic và acid α-linolenic) 

- Isoflavone: 

Tổng hàm lượng isoflavone trong hạt Đậu nành dao động từ 0,05% - 0,5% so với khối lượng khô. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng các isoflavone trong mầm đậu nành nhiều hơn so với trong hạt. 

- Vitamin và khoáng chất:

+ Trong Mầm đậu nành chứa hàm lượng vitamin cao hơn so với trong hạt. Một số vitamin như: B1, B2, B6, A, C, E được báo cáo tìm thấy trong mầm đậu nành.

+ Trong mầm đậu nành còn chứa một số khoáng chất và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như: Zn, Ca, Na, Mn, K, Fe, Mg,…

Tác dụng – công dụng theo Y học hiện đại của dược liệu Mầm đậu nành

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác dụng dược lý tuyệt vời của Mầm đậu nành đối với cơ thể, một trong số đó có thể kể đến như: chống oxy hóa, cải thiện tình trạng thiếu máu, chống ung thư, cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh, bảo vệ hệ tim mạch. Các tác dụng trên đã được nghiên cứu bằng các mô hình dược lý in vitro và in vivo, thậm chí cả nghiên cứu lâm sàng bao gồm:

- Tác dụng chống oxy hóa: nhờ một lượng lớn isoflavone trong Mầm đậu nành đã giúp cho nó có hoạt tính kháng lại các gốc tự do, với hoạt tính mạnh hơn gấp nhiều lần so với vitamin E. Ngoài ra, trong Mầm đậu nành còn chứa các thành phần polyphenol cũng góp phần đem lại tác dụng chống oxy hóa khi sử dụng.

- Cải thiện tình trạng thiếu máu: nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy khi sử dụng Mầm đậu nành sẽ giúp cải thiện nồng độ ferritin trong cơ thể. Ngoài ra trong Mầm đậu nành còn chứa nhiều thành phần như acid folic, vitamin B là những thành phần rất cần thiết cho việc tổng hợp hồng cầu của cơ thể.

- Tác dụng chống ung thư: các hợp chất isoflavone trong Mầm đậu nành như genistein và daidzein cho tác dụng phòng ngừa sự tiến triển thành ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú. Ngoài ra do có hoạt tính chống các gốc tự do nên các isoflavone trong Mầm đậu nành cho tác dụng bảo vệ ADN không bị đột biến do các tác nhân oxy hóa.

- Cải thiện các triệu chứng do tình trạng mãn kinh hay tiền mãn kinh ở phụ nữ: các isoflavone trong Mầm đậu nành được ví như Estrogen thực vật bởi cho tác dụng hiệu quả khi điều trị các triệu chứng do tình trạng mãn kinh hay tiền mãn kinh do tình trạng thiếu hụt estrogen ở người phụ nữ. Giúp cải thiện các triệu chứng do bốc hỏa, làm mờ vết tàn nhang, sạn, nám. Ngoài ra giúp tăng cường chức năng sinh lý của người phụ nữ, tăng kích thước vòng 1, cải thiện vóc dáng và ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.

- Tác dụng bảo vệ tim mạch: các Isoflavone trong Mầm đậu nành cho tác dụng điều hòa nồng độ cholesterol trong cơ thể, tăng hàm lượng cholesterol tốt và giảm hàm lượng cholesterol xấu. 

- Ngoài ra, trong giá trị dinh dưỡng của Mầm đậu nành có tỷ lệ các acid béo không bão hòa cao hơn so với các acid béo bão hòa nên cho tác dụng bảo vệ hệ tim mạch.

- Trong Mầm đậu nành còn chứa thành phần phytosterol, cho các tác dụng bảo vệ trên hệ tim mạch như ức chế sự xơ hóa của thành tế bào, hạn chế sự hình thành cục máu đông, hạ huyết áp.

Tác dụng – công dụng theo y học cổ truyền của Mầm đậu nành

- Tính vị: vị ngọt, tính bình.

- Quy kinh: Thận và Tỳ.

- Công năng - chủ trị: hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc, hạ đường huyết, hạ huyết áp, giải biểu, khu phong, bổ dưỡng.

Cách dùng – Liều dùng của Mầm đậu nành

Theo các tài liệu tham khảo, liều dùng trung bình hàng ngày của Mầm đậu nành từ 10 – 30 g dưới dạng bột hoặc dưới các dạng thực phẩm được làm từ Đậu nành. 

Trong một số chế phẩm trên thị trường được sản xuất từ Mầm đậu nành khi sử dụng phải tuân theo tờ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm

Một số bài thuốc dân gian có Mầm đậu nành

- Bài thuốc chữa viêm họng, ho khan, tiểu tiện vàng đỏ: 

  • Chuẩn bị: Mầm đậu nành cùng với Trần bì. 

  • Tiến hành: sắc các nguyên liệu trên với nước và uống.

- Bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid:

  • Chuẩn bị: 200 g Đậu phụ, 250 g Mầm đậu nành, 20 g Mộc nhĩ và các gia vị vừa đủ. 

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi nấu canh hoặc xào ăn trong ngày, ăn liên tục trong vòng 10 - 15 ngày.

- Bài thuốc ngăn ngừa ung thư phổi ở người hút thuốc, giảm các tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị: 

  • Chuẩn bị: 250 g Mầm đậu nành, 4 g Cam thảo.

  • Tiến hành: đem nấu chung 2 nguyên liệu này và chia uống trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng Mầm đậu nành

Mầm đậu nành là thực phẩm bổ dưỡng cho chế độ ăn hàng ngày và cũng được dùng để điều trị và hỗ trợ điều trị đối với một số bệnh lý. Ngoài ra còn có tác dụng làm đẹp đối với phụ nữ, tuy nhiên khi sử dụng cần phải lưu ý: 

- Nam giới khi sử dụng quá nhiều có thể bị ảnh hưởng bởi các tác dụng giống Estrogen của isoflavone, gây nữ hóa.

- Khi sử dụng với một lượng lớn có thể gây giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể.

- Những đối tượng nhạy cảm như trẻ em và phụ nữ có thai cần phải chú ý khi sử dụng Mầm đậu nành.

- Mầm đậu nành nên được bảo quản và sử dụng hết trong vòng 2 ngày để đạt được hiệu quả. Tránh để quá lâu có thể giảm hoạt tính thậm chí gây tác dụng phụ.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
TINH DẦU THIÊN NHIÊN

TINH DẦU THIÊN NHIÊN

Tinh dầu hiện nay là một thành phần được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, tinh dầu thiên nhiên và tinh dầu hóa học là 2 loại khác nhau và có những tác động khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu thiên nhiên cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe nhé.
administrator
CỎ NHỌ NỒI

CỎ NHỌ NỒI

Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực (Eclipta prostrata L.), là một loài thân thảo cao 40 cm, thân tròn màu xanh lục hoặc đỏ tía, có lông cứng.
administrator
CỦ GẤU TÀU

CỦ GẤU TÀU

Củ gấu tàu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ấu tẩu, ô đầu, thiên hùng, trắc tử, xuyên ô, gấu tàu, co ú tàu, thảo ô. Củ gấu tàu thường được nhân dân sử dụng để nấu cháo ăn hoặc dùng chữa chứng đau nhức xương khớp. Tuy nhiên vị thuốc này có độc tính mạnh (do hàm lượng acotinin cao) nên chỉ được sử dụng khi có chỉ định của thầy thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DÂM DƯƠNG HOẮC

DÂM DƯƠNG HOẮC

Dâm dương hoắc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tiên linh tỳ, Cương tiền, Phỏng trượng thảo, Thiên lưỡng kim, Tam chi cửu diệp thảo, Khí trượng thảo, Can kê cân, Hoàng liên tổ, Hoàng đức tổ, Khí chi thảo.
administrator
TINH DẦU TÍA TÔ

TINH DẦU TÍA TÔ

Tía tô, một loại gia vị không còn xa lạ đối với căn bếp của mỗi người dân Việt Nam. Tuy nhiên, tinh dầu tía tô và những công dụng của nó đối với sức khỏe vẫn còn nhiều người chưa biết rõ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu vê tinh dầu tía tô và cách sử dụng hiệu quả nhất nhé.
administrator
CỦ DÒM

CỦ DÒM

Củ dòm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Củ gà ấp, phấn phòng kỷ, hán phòng kỷ, phòng kỷ, thạch thiềm thừ. Củ dòm hay còn gọi là Củ gà ấp thường được sử dụng để điều trị nhức mỏi, phong tê thấp, đau bụng, ung nhọt cứng, áp xe. Ngoài ra, nấu nước dùng uống có thể chữa đau dạ dày, lỵ ra máu. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MẬT GẤU

MẬT GẤU

Trước đây, Mật gấu đã từng được xem là một loại thần dược có khả năng trị bách bệnh, do đó rất nhiều người tìm kiếm hoặc thậm chí săn lùng Mật gấu. Nhưng với sự phát triển của y học và khoa học hiện đại, cùng với đó là những chính sách mạnh mẽ nhằm bảo vệ, bảo tồn động vật quý hiếm và động vật hoang dã mà Mật gấu ngày nay không còn được phổ biến rộng rãi nữa.
administrator
THĂNG MA

THĂNG MA

Thăng ma là một loại thảo dược được dùng rất nhiều trong Đông y để làm các bài thuốc chữa bệnh từ rất lâu. Tên gọi Thăng ma bắt nguồn từ tính chất bốc hơi lên trên (thăng) cộng với hình dáng ngọn và lá hơi giống cây gai (ma). Sau đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc tính của cây Thăng ma cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý trong bài viết sau đây.
administrator