CÂY ĐẠI

Cây đại, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây hoa đại, hoa sứ, kê đản tử, miến chi tử, bông sứ đỏ, bông sứ trắng, hoa săm pa, bông sứ ma. Cây Đại, một loại cây quen thuộc trong đời sống của người dân ta. Được trồng rất nhiều để làm cảnh hay lấy bóng mát. Nhưng có điều không phải ai cũng biết, loài cây này còn dùng để làm thuốc chữa được nhiều bệnh. Các bộ phận của nó từ hoa, lá, nhựa, thân, rễ mỗi cái đều có tác dụng chữa bệnh riêng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY ĐẠI

Đặc điểm tự nhiên

Cây đại còn được gọi với cái tên quen thuộc là cây Sứ, thuộc họ Trúc đào. Nó thuộc loại cây nhỡ, cao khoảng 2 – 4m, thân tròn mập, phân nhánh đa dạng, xù xì. Thân mềm rạch có mủ chảy ra, dễ gãy. Vỏ cây màu trắng xám có sẹo lá để lại. Bộ rễ của cây phình to, gốc lớn.

Lá cây to, mọc so le sít nhau, thường tập trung ở đầu cành. Phiến lá dày to, hình mũi mác, gốc hẹp lại và đầu nhọn, mép nguyên, mặt trên bóng. Gân lá lông chim, gân giữa nổi rõ. Lúc lá rụng để lại sẹo trên cành. Vào tháng 11, cành nhánh trơ lá vì bị rụng hết đi.

Hoa Đại mọc thành cụm trên một cuống chung dài khoảng 30 – 50cm ở đầu cành. Hoa có màu trắng ở mép, vàng ở mặt trong cùng với nhị dính trên ống tràng (còn có những giống Đại ra hoa màu hồng đến đỏ cũng thường được trồng). Cánh hoa dày mập, dạng phễu, rất thơm. Thường hoa có 5 cánh, nhưng cũng có những trường hợp 6, 7 cánh. Hoa thường mọc vào mùa xuân đến hè.

Cây khó đậu quả. Quả đại hình trụ, dài khoảng 10-15cm, hạt có cánh mỏng.

Cây Đại có nguồn gốc từ châu Mỹ, là loại cây ưa đất nắng khô, rất sợ úng. Do đặc điểm hoa thơm, đẹp và trồng được lâu năm, nó trở nên phổ biến khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta, đại được trồng từ lâu đời ở các đình chùa và ở nhiều nơi vùng đồng bằng và miền núi vì dáng đẹp, hoa thơm. Tuy nhiên, vốn là cây gốc nhiệt đới nên không trồng được ở vùng núi cao lạnh, như Sa Pa, Lào Cai,.. Cây Đại có khả năng tái sinh vô tính khỏe.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Gần như toàn cây từ vỏ thân, vỏ rễ đến hoa, lá, nhựa tất cả đều có thể sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Hoa: Người ta thu hái hoa đại vào lúc hơi mới nở vì lúc này hoa có dược tính cao nhất, trong tầm từ tháng 5 đến tháng 11.

Vỏ thân và rễ: Lấy ở những cây già.

Lá và nhựa: Có thể thu hái quanh năm.

Chế biến: Hoa hái về đem phơi khô trong bóng râm hoặc sấy nhẹ ở 40-50 độ C cho đến khi khô.

Đối với vỏ thân và vỏ rễ thì đem tách thành từng mảnh nhỏ, phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

Các chất của hoa đại thuộc nhóm alkaloid, iridoid, trong hoa của cây có chứa tinh dầu.

Các nhà khoa học còn tìm thấy trong bộ phận khác các hợp chất như:

+Vỏ thân: Có hoạt chất Glucozit.

+Nhựa cây: Có chứa acid plumeric C10H14O6.

+Rễ và lá: Có chứa hoạt chất Plumieric. Đó là một chất bột màu trắng, có tinh thể, không mùi, vị đắng, tan trong nước, trong cồn.

Tác dụng

+Tác dụng kháng sinh: fulvoplumierin có tác dụng ức chế sự lớn lên của Mycobacterium tuberculosis.

+Tác dụng hạ huyết áp: Thí nghiệm trên thỏ và chó cho thấy hoa Đại có tác dụng hạ huyết áp. Hoa khô có tác dụng mạnh hơn hoa tươi. Tác dụng hạ huyết áp xuất hiện nhanh và tương đối bền vững. Đặc biệt nó không làm giãn mạch.

+Vỏ thân và rễ cây đại có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tả hạ, tiêu thũng, sát trùng

+Lá có tác dụng hành huyết, tiêu viêm.

+Nhựa mủ có tác dụng làm mềm những tổ chức rắn như chai chân.

+Tác dụng cầm máu, làm lành vết thương bị trầy xước, chữa bong gân.

+Tác dụng thanh nhiệt, hòa vị, nhuận tràng, bổ phổi.

Công dụng

Cây đại có vị ngọt, tính bình, thơm sẽ có các công dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị táo bón, giúp nhuận tràng.

+Điều trị hạ huyết áp.

+Điều trị sai khớp, bong gân.

+Điều trị đau răng.

+Điều trị khó tiêu, kém hấp thu, thiếu dinh dưỡng ở trẻ em.

+Điều trị viêm tấy, lở loét tay chân.

+Điều trị thoái hóa cột sống lưng.

Liều dùng

Tùy bộ phận cũng như công dụng mà sử dụng liều lượng khác nhau. Chẳng hạn như khi nhuận tràng thì dùng từ 3 đến 6g, để xổ thì dùng từ 8 đến 16g và phần hoa thì nên dùng từ 12 đến 20g.

Lưu ý khi sử dụng

+Không dùng cho bệnh nhân đang mai thai và cho con bú, trẻ em.

+Không dùng cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thảo dược hoặc bất cứ thành phần nào của cây đại.

 

Có thể bạn quan tâm?
SÂM ĐẠI HÀNH

SÂM ĐẠI HÀNH

Sâm đại hành là một loại dược liệu khá phổ biến đối với người dân Việt Nam ta, thường được thấy trồng ở nhiều gia đình hoặc ở các vườn thuốc Nam. Đối với dân gian, những loại dược liệu có tác dụng bồi bổ sức khỏe thường được gọi là Sâm.
administrator
KIỀU MẠCH

KIỀU MẠCH

Tên khoa học: Fagopyrum esculentum moench Họ: Rau răm (Polygonaceae) Tên gọi khác: Tam giác mạch, Lúc mạch đen, Mạch ba góc, Lộc đề thảo, Ô mạch.
administrator
XƯƠNG RỒNG TAI THỎ

XƯƠNG RỒNG TAI THỎ

Xương rồng tai thỏ (tên khoa học: Opuntia microdasys) là một loại cây thuộc họ Cactus, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây có hình dạng đặc biệt với những chiếc lá hình bầu dục và có những cái gai nhỏ trên bề mặt lá. Xương rồng tai thỏ đã được sử dụng trong Y học cổ truyền từ lâu nhờ tính năng giải độc, tăng cường sức đề kháng và điều trị một số bệnh lý. Trong thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu khoa học đã được thực hiện để chứng minh các hiệu quả của xương rồng tai thỏ trong điều trị các bệnh lý, làm nổi bật vai trò của loại dược liệu này trong y học hiện đại.
administrator
MỘC HOA TRẮNG

MỘC HOA TRẮNG

Mộc hoa trắng là một loại dược liệu quý có thành phần hóa học rất đa dạng và có hoạt tính cao. Thường được sử dụng từ lâu trong điều trị rất nhiều bệnh lý, nhất là những bệnh đường tiêu hóa hoặc đái tháo đường. Trong đó phổ biến nhất là điều trị kiết lỵ và viêm đại tràng.
administrator
MẬT NHÂN

MẬT NHÂN

Cây Mật nhân còn được biết đến với tên gọi cây bá bệnh. Lí do mà Mật nhân có cái tên thường gọi như vậy là do trong dân gian người ta đã sử dụng loại dược liệu này trong việc điều trị rất nhiều các bệnh lý khác nhau.
administrator
QUẢ SUNG

QUẢ SUNG

Sung có tên khoa học là Ficus racemosa, là cây thân gỗ to, cao trung bình từ 15 – 20m, không có rễ phụ, vỏ có màu nâu.
administrator
KÊ NỘI KIM

KÊ NỘI KIM

Tên khoa học: Endothelium corneum gigeriae Galli Họ: Phasianidae (Chim Trĩ) Tên gọi khác: Kê tố tử, Kê hoàng bì, Kê chuẩn bì, Màng mề gà
administrator
MỘT LÁ

MỘT LÁ

Dược liệu Một lá hay còn có những tên gọi khác khá phổ biến như là Trân châu diệp, Thanh thiên quỳ,…là loại cây khá đặc biệt đúng như tên gọi của nó, cây chỉ có đúng 1 lá cùng với phần thân và rễ. Cây Một lá là 1 vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong dân gian với các tác dụng hữu ích như bổ phổi và trị ho.
administrator