ĐỖ TRỌNG

Đỗ trọng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mộc miên, ngọc ti bì, miên hoa, hậu đỗ trọng, xuyên đỗ trọng. Đỗ trọng là vỏ phơi hoặc sấy khô của cây Bắc đỗ trọng và Nam đỗ trọng. Trong giới Đông y, cây đỗ trọng được xem là một thảo dược quý được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa trị thận hư, liệt dương, đau lưng, đau chân,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

ĐỖ TRỌNG

Đặc điểm tự nhiên

Cây đỗ trọng khi trưởng thành có thể cao tới 15m, là một cây gỗ nhỏ. Vỏ thân có nhựa mủ trắng và có màu xám, khi bẻ đôi vỏ cây sẽ thấy những sợi mảnh như tơ. 

Lá dài khoảng 8 -16 cm, là loại lá đơn, mép lá có răng chưa, trong lá có chứa các tuyến nhựa mủ. 

Hoa đỗ trọng là loại hoa nhỏ, có màu ánh lục, không có bao hoa. Hoa cái tụ tập thành 5 – 10 hoa ở nách lá còn hoa đực mọc thành chùm. 

Quả hình thoi dẹt, có màu nâu.

Đỗ trọng có nguồn gốc ở Trung Quốc, mọc nhiều tại Tứ Xuyên, Nam Kinh, Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây, Quảng Đông,… Những năm 1962 – 1963, loài thực vật này đã được di thực vào Việt Nam và hiện tại đã được trồng ở một số địa phương như Mai Châu, Tuần Giáo, Đồng Văn, Mèo Vạc,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Vỏ thân của cây đỗ trọng là bộ phận được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Chỉ thu hái ở những cây có tuổi từ 10 năm trở lên. Thường thu hái vào tháng 4 – 5 hằng năm, dùng cưa cắt đứt xung quanh vỏ cây rồi tách vỏ thành những đoạn dài ngắn. Tuy nhiên chỉ bóc 1/3 vỏ để cây tiếp tục phát triển.

Chế biến: Vỏ bóc về đem luộc với nước, sau đó trải ra chỗ bằng phẳng có lót rơm và dùng vật nặng đè lên để giữ cho vỏ phẳng. Sau đó phủ kín rơm xung quanh để trong khoảng 7 ngày cho nhựa cây chảy ra. Khi thấy vỏ chuyển sang màu tím thì đem phơi, cạo sạch vỏ bên ngoài cho nhẵn và cắt thành từng miếng vừa dùng.

Bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, cần đậy kín sau khi sử dụng để tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Dược liệu có chứa các thành phần hóa học như Vanilic acid, Sitosterol, Gutta-Percha, vitamin C, Potassium, Glycoside, Augoside, Threo-guaiacyl, Erythro, N-triacontanol, Nonacosan, Acid betulinic,…

Tác dụng

+Chiết xuất từ dược liệu này có thể ức chế sự tiến triển của viêm xương khớp.

+Tác dụng bảo vệ thần kinh mạnh mẽ, có khả năng có thể được áp dụng trong phòng ngừa hoặc điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer .

+Tác dụng bảo vệ sụn ở chuột bị viêm xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

+Tác dụng giảm hàm lượng cholesterol có trong máu.

+Tác dụng tăng huyết áp.

+Tác dụng kháng viêm.

+Tác dụng chống co giật và giảm đau.

+Tác dụng tăng cường chức năng thận.

+Tác dụng lợi tiểu.

+Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

+Tác dụng ức chế với tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ flexner, trực khuẩn coli, trực khuẩn mủ xanh,…

Công dụng

Đỗ trọng có vị ngọt, cay, tính ôn, không độc và sẽ có các công dụng sau đây:

+Hỗ trợ đau dây thần kinh tọa.

+Hỗ trợ điều trị cao huyết áp.

+Điều trị di tinh, liệt dương.

+Điều trị chứng thận yếu gây liệt dương, lưng đau, mỏi gối.

+Điều trị chứng đau nhức vùng thắt lưng.

+Điều trị chứng ra mồ hôi trộm.

+Điều trị chứng chảy máu não và tai biến do huyết áp cao.

+Điều trị bệnh tăng huyết áp.

+Điều trị suy nhược thần kinh.

+Điều trị hen phế quản trong giai đoạn ổn định.

+Điều trị chứng viêm tắc động mạch chi.

+Điều trị đau dây thần kinh hông do thoái hóa cột sống.

+Điều trị đau bụng kinh.

+Điều trị động thai có ra máu do khí huyết hư.

Liều dùng

Đỗ trọng thường được dùng ở dạng sắc, ngâm rượu hoặc chế thành cao lỏng. Dược liệu sao có tác dụng tốt hơn so với dược liệu sống. Liều dùng tham khảo 8 – 16g/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Không sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong cây đỗ trọng.

+Không được sử dụng cho các đối tượng có lượng máu chảy không ổn định, gây ra kiềm hãm, máu chảy không cầm được.

+Người có chứng âm hư khuyến cáo không được sử dụng.

+Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Bởi thuốc có thể truyền sang con thông qua đường cho bú.

 

Có thể bạn quan tâm?
VÀNG ĐẮNG

VÀNG ĐẮNG

Vàng đắng (Coscinium fenestratum) là một loài cây thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á. Cây có tên tiếng Anh là "tree turmeric" và được sử dụng trong y học truyền thống để chữa các bệnh như tiêu chảy, sốt rét, viêm gan, và rối loạn tiêu hóa. Thành phần hoạt chất chính của Vàng đắng là alkaloid berberin. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Vàng đắng và những công dụng của dược liệu này nhé.
administrator
MANUKA

MANUKA

- Tên khoa học: Leptospermum scoparium - Họ Sim (Myrtaceae)
administrator
RAU RĂM

RAU RĂM

Theo Y học cổ truyền, rau răm có vị cay nồng, đắng nhẹ, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng: bổ trí óc, sáng mắt, trợ tiêu hóa, sát trùng, ấm bụng, mạnh gân cốt, chống viêm, thúc đẩy vết thương mau lành, hoạt huyết, giải độc, hạ sốt…
administrator
NGÔ CÔNG

NGÔ CÔNG

Rết là một vị thuốc có nhiều công dụng hữu ích, phần thân phơi khô của con Rết được sử dụng như một vị thuốc có tên gọi là Ngô công. Trong Y học cổ truyền, Ngô công có các công dụng như chữa chứng co giật, giải độc rắn cắn, chữa đau đầu hoặc đau nhức gân xương do phong thấp.
administrator
KHOẢN ĐÔNG HOA

KHOẢN ĐÔNG HOA

Tên khoa học: Tussilago farfara L. Họ: Asteraceae (Cúc) Tên gọi khác: Đông Hoa, Khoản Hoa, Cửu Cửu Hoa, Liên Tam Đóa, Ngải Đông Hoa, Hổ Tu, Đồ Hề
administrator
BA KÍCH

BA KÍCH

Cây ba kích (Morinda officinalis How.), họ Cà phê (Rubiaceae), là cây mọc hoang ở một số nơi thuộc rừng núi phía Bắc nước ta như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên…
administrator
XẠ ĐEN

XẠ ĐEN

Xạ đen (Celastrus hindsii) là một loại dược liệu tự nhiên được sử dụng trong Y học cổ truyền và đã được nghiên cứu về hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh. Các thành phần hóa học của Xạ đen bao gồm alkaloid, flavonoid, steroid, sesquiterpene lactone và acid béo, với tác dụng kháng viêm, giảm đau và chống oxy hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu Xạ đen và cách sử dụng dược liệu này hiệu quả nhé.
administrator
CÂY CHÀM

CÂY CHÀM

Cây chàm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chàm đậu, đại chàm, chàm bụi. Cây Chàm là một loại cây sống ở vùng núi, được dùng để tạo thuốc nhuộm. Chàm còn được dùng để chế Thanh đại, một vị thuốc y học cổ truyền. Cây Chàm thường được sử dụng để thanh nhiệt cơ thể, tán uất, lương huyết, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa viêm họng, dùng bôi lên các vết thương lở loét và điều trị bệnh trĩ. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator