MẦN TƯỚI

Mần tưới là một loài cây được trồng khá phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên đối với một số người khi nghe đến tên cây này có lẽ vẫn còn xa lạ. Ngoài dùng để làm thực phẩm trong các bữa ăn gia đình, Mần tưới còn là loài dược liệu với nhiều tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

daydreaming distracted girl in class

MẦN TƯỚI

Giới thiệu về dược liệu Mần tưới

Mần tưới là một loài cây được trồng khá phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên đối với một số người khi nghe đến tên cây này có lẽ vẫn còn xa lạ. Ngoài dùng để làm thực phẩm trong các bữa ăn gia đình, Mần tưới còn là loài dược liệu với nhiều tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Mần tưới được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền ở nước ta và các nước khác. Ngoài ra, cũng có nhiều nghiên cứu dược lý hiện đại để chứng minh tác dụng của cây. Mần tưới được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền ở nước ta và các nước khác. Ngoài ra, cũng có nhiều nghiên cứu dược lý hiện đại để chứng minh tác dụng của cây.

- Tên khoa học: Eupatorium fortunei Turcz. (E. staechadosmum Hance.)

- Họ khoa học: Asteraceae (họ Cúc).

- Tên gọi khác: Hương thảo, Trạch lan, Lan thảo,…

Tổng quan về dược liệu Mần tưới

Không chỉ ở Việt Nam, Mần tưới còn mọc hoang hay được trồng rất phổ biến ở các nước thuộc khu vực châu Á. Mần tưới được sử dụng nhiều ở các nước khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, không chỉ ở trong nền y học cổ truyền mà trong các chăn nuôi, trang trí hay trong sản xuất công nghiệp. Tại Trung Quốc, Mần tưới được sử dụng như nguyên liệu để sản xuất ra tinh dầu.

Tại Việt Nam, cây bắt gặp phổ biến hơn ở các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc như Lào Cai, Lạng Sơn, Thái Nguyên. Cây phân bố ở những nơi gần bờ sông, suối hoặc trong rừng rậm. Ngoài ra, một số người dân còn trồng cây để làm cảnh trang trí cho ngôi nhà hoặc trồng như một loài rau ăn. Ngoài ra, mần tưới nhờ có hương thơm giống mùi hoa Lavender khi được giã nát nên có thể dùng để xua đuổi côn trùng như gián, mọt, bọ chét.

Mô tả dược liệu Mần tưới

- Mần tưới là một loài cây thân thảo, chiều cao trung bình từ 40 cm đến 100 cm. Cây thường mọc thẳng đứng, thân cây có màu xanh đến màu đỏ hay đỏ tím. Thân có nhiều lông tơ, phân nhánh nhiều ở các cành non, quan sát ở trên cành sẽ thấy các rãnh dọc. 

- Lá Mần tưới có chiều dài từ 5 – 10 cm, chiều rộng khoảng 1,5 – 2,5 cm. tán lá lớn tuy nhiên cuống lá có độ dài ngắn. Gốc lá thon và đỉnh lá nhọn, các mép lá có răng cưa, lá lớn nhất mọc ở giữa thân và các lá nhỏ dần theo chiều từ trên xuống trên thân.

- Cụm hoa của Mần tưới có dạng ngù kép, có màu từ trắng đến hơi màu đỏ, đôi khi thành màu tím. Hoa mọc thành cụm, mỗi cụm dài từ 3 – 10 cm.

- Quả Mần tưới là quả bế, có dạng hình elip, màu đen. Quả có năm cạnh, chiều dài khoảng từ 3 – 5 mm. 

Thời gian Mần tưới ra hoa vào khoảng tháng 7 đến tháng 11 và cho quả vào khoảng tháng 9 đến tháng 12.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: toàn cây Mần tưới đều có thể sử dụng, còn có tên gọi khác là Bội lan.

- Thu hái: thường thu hái cây vào mùa hè, lúc cây trước khi ra hoa vì lúc ấy hàm lượng hoạt chất trong cây có hàm lượng cao nhất. Nên chọn các cây trưởng thành, tránh chọn cây quá non vì hàm lượng hoạt chất ít.

- Chế biến: sau khi thu hái toàn cây, rửa cho sạch đất, phơi ở nơi râm mát để tránh hoạt chất bị biến đổi. Dược liệu sau khi phơi khô có thể sử dụng tùy mục đích.

Thành phần hóa học của Mần tưới

Đã có các nghiên cứu nhằm tìm ra các hoạt chất có tác dụng trong dược liệu Mần tưới, một số nhóm chất đã được xác định trong cây như:

- Các flavonoid (rutin, quercetin, isoquercetin và quercitrin)

- Các coumarin (psoralen, angelicin)

- Các hợp chất phenolic (acid neochlorogenic, acid chlorogenic, syringin, acid caffeic, acid 1,3-dicaffeoylquinic, acid p-coumaric, o-coumaric acid và acid ferulic)

- Các monoterpen (swerosid) 

Ngoài ra, trong cây Mần tưới còn phân lập được các hợp chất có cấu trúc tinh dầu (thymol, p-cymen và các dẫn xuất), các hợp chất thuộc nhóm alkaloid (supinin, rinderin).

Tác dụng – công dụng theo y học hiện đại của dược liệu Mần tưới

Theo các nghiên cứu dược lý in vitro và in vivo, dược liệu Mần tưới cho nhiều tác dụng chữa bệnh và phòng bệnh hiệu quả. Một số tác dụng có thể kể đến như kháng khuẩn, kháng ung thư, kháng virus, chống oxy hóa. Ngoài ra Mần tưới còn có tác dụng ức chế sự di căn của tế bào ung thư ở người. 

- Tác dụng kháng virus:

+ Nghiên cứu cho thấy dịch chiết nước từ cây Mần tưới cho tác dụng ứng chế sự nhân lên của virus (thử nghiệm với virus influenza A, VSV). Ngoài ra, dịch chiết Mần tưới cho tác dụng tăng cường sản xuất interferon và các cytokin tiền viêm. Nghiên cứu đã chỉ ra các thành phần hoạt chất có tác dụng trên trong dược liệu Mần tưới là flavonoid (quercetin, quercitrin) và coumarin (psoralen), các thành phần này còn cho tác dụng điều hòa đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với sự xâm nhập của virus.

- Tác dụng kháng khuẩn: các nghiên cứu cho thấy dịch chiết nước từ phần trên mặt đất của Mần tưới cho tác dụng ức chế chủng vi khuẩn cyanobacter Microcystis aeruginosa – loài vi khuẩn lam nước ngọt với khả năng sản xuất ra nhiều độc tố có hại cho người và động vật khi uống nước ở vùng có sự phát triển của chúng. Nghiên cứu còn chỉ ra thành phần tinh dầu cấu trúc thymol và các dẫn xuất của nó cho tác dụng ức chế vi khuẩn trên.

- Ức chế sự di căn của các tế bào ung thư: 

+ Di căng là dấu hiệu cho thấy các tế bào ung thư ở người đang phát triển mạnh mẽ và có thể gây nên tỷ lệ tử vong rất cao ở bệnh nhân. Trong nghiên cứu dược lý in vitro và in vivo đã chứng minh được dịch chiết nước từ Mần tưới cho tác dụng ức chế sự di căn và làm tổ và xâm lấn của các tế bào ung thư. Cơ chế được chỉ ra rằng Mần tưới có tác dụng ức chế hoạt tính của MMP-9, NF-κB.

+ Ngoài ra, dịch chiết từ cây Mần tưới còn cho tác dụng ức chế sự tân sinh các mạch máu mới để nuôi dưỡng tế bào ung thư, kết quả này được quan sát ở thử nghiệm in vivo trên chuột thí nghiệm.

- Ngoài các tác dụng trên, Mần tưới còn được sử dụng để hỗ trợ bệnh nhân đái tháo đường, tác dụng chống oxy hóa nhờ trung hòa các gốc tự do (ROS).

Tác dụng – công dụng theo y học cổ truyền của vị thuốc Mần tưới

- Tính vị: Vị cay, hơi đắng và có mùi thơm tính bình hay Ấm

- Quy kinh: Tỳ, Vị, Can.

- Công năng chủ trị: dùng để trị mất ngủ, bồi bổ phụ nữ sau khi sinh ăn uống không ngon, giảm mụn nhọt, chữa kinh nguyệt không đều. Ngoài ra còn có tác dụng tiêu thũng, phá ứ, sát trùng.

- Ngoài ra, ở Trung Quốc và một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, người dân sử dụng Mần tưới để làm thuốc điều kinh, bồi bổ, chống nôn mửa, trị chứng chán ăn.

- Mần tưới còn có thể sử dụng kết hợp với các loại dược liệu khác để trị bệnh viêm dạ dày cấp tính.

- Cây Mần tưới có mùi thơm do chứa nhiều tinh dầu nên trong dân gian người dân dùng để xua đuổi côn trùng như: rệp, chấy, mọt.

Cách dùng – Liều dùng của dược liệu Mần tưới

Theo các tài liệu tham khảo, liều khuyên dùng hàng ngày của Mần tưới tùy theo bản chất là dược liệu tươi hay khô. Nếu dược liệu tươi có thể dùng từ 50 – 150 g mỗi ngày, đối với dược liệu khô phải dùng liều thấp hơn từ 10 – 20 g mỗi ngày. Dùng Mần tưới ở dạng thuốc sắc. Ngoài ra, Mần tưới còn có thể sử dụng ở ngoài da. 

Một số bài thuốc dân gian có vị thuốc Mần tưới

- Bài thuốc trị thống kinh và kinh nguyệt không đều:

  • Chuẩn bị: Hương phụ, Mần tưới, Ngải cứu, Nhọ nồi và Ích mẫu mỗi vị 15 g. 

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc uống.

- Bài thuốc điều trị rong kinh:

  • Chuẩn bị: 15 g Mã đề, 15 g Ké hoa vàng, 15 g Chỉ thiên và 20 g Mần tưới. 

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi sắc uống đều đặn.

- Bài thuốc trị người nóng vào buổi chiều, miệng đắng, đi tiểu vàng, rêu lưỡi nhờn hơi vàng:

  • Chuẩn bị: 12 g Hoàng cầm, 12 g Hoắc hương, 12 g Bán hạ chế, 16 g Ý dĩ nhân, 16 g Hoạt thạch, 6 g Hoàng liên , 8 g Mần tưới, 8 g Chỉ thực và 8 g Hậu phác. 

  • Tiến hành: tất cả các vị thuốc trên đem đi sắc lấy nước uống.

- Bài thuốc trị mụn nhọt, bầm tím:

  • Chuẩn bị: 50 g Mần tưới dạng tươi. 

  • Tiến hành: rửa sạch Mần tới với nước muối loãng, để yên cho ráo nước. Sau đó giã nát Mần tưới, hòa chung với một chút muối. Đắp lên chỗ vùng da đang bị mụn nhọt, bầm tím.

- Bài thuốc trị tức ngực, đầy bụng.

  • Chuẩn bị:  12 g Mần tưới, 12 g Đại phúc bì, 12 g Hoắc Hương 12 g Bán hạ, 8 g Hậu phác, 8 g Lá sen và 6 g Trần bì.

  • Tiến hành: rửa sạch tất cả các nguyên liệu rồi để ráo nước. Cho vào ấm đun với 800 mL nước trên lửa nhỏ đến khi dưỡng chất ngấm ra hết thì tắt bếp. Đổ nước sắc ra bát, chia ra 2 - 3 phần uống trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu Mần tưới

- Do Mần tưới là dược liệu có chứa tinh dầu, cho nên để đảm bảo tác dụng điều trị hiệu quả nhất. Nên phơi âm can cho đến khô, tránh phơi ánh nắng trực tiếp.

- Đối với người bị huyết nhiệt và bị âm hư nên tránh sử dụng cho Mần tưới có tính ấm.

- Đối với các đối tượng nhạy cảm như phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

- Không được tự ý sử dụng Mần tưới hoặc kết hợp sử dụng cùng với các loại dược liệu khác để tránh bị tác dụng phụ và độc tính khi chưa được tham vấn bởi bác sĩ.

 

Có thể bạn quan tâm?
TAI CHUA

TAI CHUA

Tai chua không còn là một loại thực vật xa lạ với chúng ta, đặc biệt là đối với đồng bào miền Bắc. Ngoài những loại thực vật khác giúp tạo vị chua phổ biến như sấu, chanh hay me thì Tai chua cũng được xem là một loại gia vị được sử dụng khác rộng rãi với những món ăn cần có vị chua.
administrator
CHUỐI HỘT RỪNG

CHUỐI HỘT RỪNG

Chuối hột rừng được biết đến là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Ngoài ra chuối hột rừng cũng được sử dụng làm dược liệu cũng như một vị thuốc cổ truyền quý.
administrator
CÂY BÔNG GÒN

CÂY BÔNG GÒN

Cây Bông gòn là loài cây không còn xa lạ với người Việt Nam. Vừa tạo bóng mát, Bông gòn vừa là một dược liệu thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông Y, nhất là với công dụng hỗ trợ tiêu hóa, xương khớp hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU DIẾP

RAU DIẾP

Rau diếp có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thông kinh mạch, bổ gân cốt, giúp sáng mắt, an thần, nhuận tràng, chữa tắc tia sữa, trị tiểu tiện không thông, tiểu ra máu, táo bón xuất huyết.
administrator
CẨU TÍCH

CẨU TÍCH

Cẩu tích hay còn gọi là cây lông cu ly, là một loại thảo dược quý có tác dụng bổ thận tráng dương, chữa phong thấp. Với nhiều công dụng hữu ích, loại thảo dược này được dùng để chữa đau lưng, mỏi gối, đi tiểu nhiều lần, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay, co thắt, bạch đới ở phụ nữ
administrator
NGẤY HƯƠNG

NGẤY HƯƠNG

Ngấy hương có vị chua hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ có công dụng đa dạng như: hỗ trợ tiêu hóa (ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, vàng da,…), bổ ngũ tạng, ích tinh khí, tiêu phù thũng, giải độc, khử phong thấp, cường gân cốt, bổ gan thận.
administrator
NGŨ LINH CHI

NGŨ LINH CHI

Ngũ linh chi cũng là một vị thuốc xuất hiện nhiều trong y học cổ truyền với nhiều tác dụng chữa bệnh. Hiện nay vị thuốc này chỉ có thể được nhập từ Trung Quốc do chưa tự bào chế và sản xuất được ở Việt Nam.
administrator
RAU MÁ

RAU MÁ

Rau má có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, lợi tiểu, nhuận gan và giải độc. Do đó thường sử dụng rau má để làm thuốc bổ và chủ trị các chứng bệnh như hư khí, rôm sảy, bạch đới, tả lỵ, mụn nhọt, chữa thổ huyết, sát trùng,….
administrator