HƯƠNG NHU TRẮNG

Hương nhu trắng có nhiều công dụng trong đời sống hằng ngày như dùng làm thực phẩm và dùng trong Y học với các tác dụng như chữa đau dạ dày, bệnh ngoài da, tê thấp, cảm sốt, ra mồ hôi…

daydreaming distracted girl in class

HƯƠNG NHU TRẮNG

Giới thiệu dược liệu

Hương nhu trắng có nhiều công dụng trong đời sống hằng ngày như dùng làm thực phẩm và dùng trong Y học với các tác dụng như chữa đau dạ dày, bệnh ngoài da, tê thấp, cảm sốt, ra mồ hôi…

  • Tên thường gọi: Hương nhu trắng

  • Tên gọi khác: Hương Nhu Trắng Lá To, É Trắng, Húng Giổi Tía, É lá lớn…

  • Tên khoa học: Ocimum gratissimum

  • Họ: họ Hoa Môi (Lamiaceae).

Hương Nhu Trắng (Ocimum Gratissimum L.)

Lưu ý sử dụng với trường hợp người có cơ địa bị ra mồ hôi nhiều

Đặc điểm tự nhiên, Phân bố

Đặc điểm tự nhiên

Hương nhu là cây thân thảo, ở cây trưởng thành có thể cao từ 1 đến 2m.

Thân cây hình trụ vuông, gốc hóa thân gỗ, có màu nâu tím, phần thân trên non có lông nhỏ mọc phủ đầy, có khi có màu xanh nhạt.

Lá cây mọc đối nhau, cuống khoảng 1 – 2 cm. Phiến lá có răng cưa và có lông ở cả hai mặt.

Hoa màu trắng hình sim, mọc thành cụm dài không đều nhau.

Quả bế, dạng hình cầu.

Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Phân bố

Hương nhu trắng có lẽ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Phi hoặc Ấn Độ. Ngày nay, cây được trồng ở một số nước khác như ở vùng Trung, Nam Phi và Đông Nam Á. Ở Ấn Độ, cây mọc tự nhiên ở khắp các độ cao, từ vài chục đến 1500m.

Hương nhu trắng thích hợp ở nơi đất khô thoáng, nhiều ánh sáng, thoát nước tốt và ở vị trí có ánh nắng đầy đủ, có thể thích nghi với vùng có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm cũng như vùng cận nhiệt đới; với nhiệt độ trung bình 23 – 30°C; về mùa đông nhiệt độ có thể xuống dưới 10°c. 

Ở Việt Nam, Hương nhu trắng mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta. Cây sinh trưởng, phát triển mạnh ở vùng đồng bằng, trung du và núi thấp. Ở độ cao trên 1000 m, cây mọc chậm. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Khả năng tái sinh chồi của cây khá mạnh. 

Ấn Độ và Châu Phi là nơi sản xuất nhiều tinh dầu Hương nhu trắng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Phần trên mặt đất

Thu hái, chế biến

Thu hái khi cây ra hoa, sau đó phơi hoặc sấy khô. 

Có thể cất tinh dầu.

Thành Phần Hóa Học Của Hương nhu trắng

Thành phần hóa học của Hương nhu trắng chủ yếu là tinh dầu: Eugenol; p – caryophyllene, germacren; thymol (a -thuyen, a – copaen, a – pinen, p – bourbonen, sabinen, β-Ylangen, myrcen, p – elemen, a – terpinen, p – caryophylen, p – myrcen, citronelyl acetat, limonen, methylchavicol, D-germacren, cis p – ocimen.

Tác dụng – Công dụng

Theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, hương nhu trắng có vị cay, hơi ôn ấm, quy vào 2 kinh phế và vị.

Dược liệu này có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa cảm mạo do mắc phong hàn, giảm sốt, lợi thấp hành thủy, đau đầu, đầu bụng, miệng nôn, đi cầu lỏng, chảy máu cam.

Theo Y học hiện đại

Hương nhu trắng thường dùng để chưng cất tinh dầu chế ogenola dùng trong nha khoa và tổng hợp vanilin.

Các nghiên cứu về tinh dầu đang được kiểm chứng là một liệu pháp trong tương lai giúp thay thế trong việc chống lại các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc, chẳng hạn như S. aureus và E. coli.

Bên cạnh khả năng kháng sinh, hương nhu trắng còn có khả năng kháng một số loại nấm gây bệnh nấm da trong da liễu như Microsporum canis, M. gypseum, Trichophyton rubrum, T. mentagrophytes.

Ngoài ra, cây còn cho thấy lợi ích điều trị tiềm năng trong việc làm chậm quá trình viêm, stress oxy hóa và “thu giữ” các gốc tự do trong các bệnh lý mãn tính, tình trạng lão hóa.

Cách dùng – Liều dùng

Ngày dùng 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc hãm.

Trị cảm phong hàn (vào mùa hè), hỗ trợ tiêu hóa, tỳ vị không thăng giáng được, hoắc loạn, gân cơ co rút

Bài thuốc 1:

Dược liệu

  • 12g Hương nhu 

  • 12g Tía tô 

  • 12g Mộc qua

Đem sắc uống các dược liệu trên

Bài thuốc 2:

Dược liệu

  • 45g Hoa Hương nhu trắng 

  • 60g Hậu phác (đã cạo vỏ) 

  • 120g Hoàng liên (đã sao với gừng) 

Đem tán bột mịn các dược liệu trên. 

Mỗi lần dùng khoảng 12g, đem sắc với 150ml nước, 75ml rượu đến khi nước rút còn khoảng 150ml thì lọc bỏ bã và uống lạnh.

Trị cảm mạo mùa hè, ớn rét, nặng đầu, tức ngực mà khô mồ hôi

Bài thuốc 1:

Dược liệu

  • 8g Hương nhu 

  • 8g Hậu phác 

  • 12g Bạch biển đậu

Đem sắc các dược liệu trên rồi để nguội và uống trong ngày.

Bài thuốc 2:

Dược liệu

  • 500g Hương nhu 

  • 200g Biển đậu sao qua 

  • 200g Hậu phác tẩm gừng (nướng hoặc sao qua)

Tán nhỏ các dược liệu trên rồi trộn đều và chia thành túi, mỗi túi 10g. 

Mỗi lần dùng hãm 1 - 2 túi với 150 - 200ml nước sôi, để nguội rồi uống.

Bài thuốc 3:

Dược liệu

  • 12g Hương nhu 

  • 12g Cát căn 

  • 12g Diếp cá 

  • 12g Nọc sởi 

  • 8g Thạch xương bồ 

  • 4g Mộc hương

Đem sắc uống các dược liệu trên

Trị phù nước, khô mồ hôi, rêu lưỡi dày, ăn ít

Dược liệu

  • 12g Hương nhu 

  • 12g Bạch truật 

Đem sắc uống các dược liệu trên.

Trị phù nước, khô mồ hôi, tiểu tiện ít và đỏ

Dược liệu

  • 12g Hương nhu 

  • 40g Bạch mao căn 

  • 16g Ích mẫu 

Đem sắc uống các dược liệu trên.

Chữa chậm mọc tóc ở trẻ nhỏ

Đem sắc 40g hương nhu với 200ml nước rồi cô đặc lại và trộn với mỡ lợn mới rán. Thoa lên đầu hàng ngày giúp mau mọc tóc.

Trị đau đầu, chữa hôi miệng, hỗ trợ tiêu thấp kiện vị

Tránh đau đầu khi đi ngoài nắng

Dùng cành lá Hương nhu trắng vẫn còn tươi lót bên trong nón đội lên đầu khi ra ngoài nắng.

Hỗ trợ tiêu thấp kiện vị

Phơi khô Hương nhu trắng rồi nấu với nụ vối giúp cho tiêu thấp kiện vị.

Chữa hôi miệng

Súc miệng bằng nước Hương nhu trắng giúp chữa hôi miệng.

Lưu ý

Người có cơ địa bị ra mồ hôi nhiều không nên dùng.

 

Có thể bạn quan tâm?
MUỐI ĂN

MUỐI ĂN

Muối ăn không chỉ là gia vị thông thường dùng trong các bữa ăn hằng ngày mà còn đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Muối có vị mặn và được dùng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
administrator
KHÚC KHẮC

KHÚC KHẮC

Tên khoa học: Smilax glabra Roxb. Họ: Kim cang (Smilacaceae) Tên gọi khác: Dây kim cang, củ cun, dây nâu, kim cang mỡ, thổ phục linh,…
administrator
HOA SÓI

HOA SÓI

Hoa sói là một loài hoa được sử dụng trong y học để điều trị các bệnh như: chữa viêm xương, gãy xương, hoạt huyết tán ứ, khử phong thấp, khắc phục các vấn đề ngoài da, sát trùng trừ ngứa,…
administrator
NGỌC TRÚC

NGỌC TRÚC

Ngọc trúc có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu đờm, nhuận táo, dưỡng âm, mát huyết, sinh tân dịch, trừ khát. Do đó dùng để chữa các bệnh ho khan có họng khô miệng khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, kém ăn, khó tiêu, phong thấp, suy nhược hoặc vị nhiệt gây ăn nhiều nhanh đói.
administrator
NẤM LIM XANH

NẤM LIM XANH

Từ xưa đến này, Nấm lim xanh đã được coi là một loại dược liệu quý hiếm, có tính đại bổ mà những tầng lớp quý tộc mới có thể sử dụng. Nhưng qua thời gian thì dược liệu này dần đi vào quên lãng.
administrator
HOÀNG BÁ

HOÀNG BÁ

Hoàng bá, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng nghiệt, quan hoàng bá, nghiệt bì, nghiệt mộc, sơn đồ. Hoàng Bá được xem là một trong 50 loại thảo dược cơ bản trong y học cổ truyền. Theo truyền thống, vị thuốc có tác dụng điều trị như viêm màng não, xơ gan, kiết lỵ, viêm phổi, lao,…Ngày nay, hoàng bá có tác dụng điều trị toàn diện bao gồm miễn dịch, chống viêm, kháng khuẩn, hạ huyết áp, chống loạn nhịp, chống oxy hóa, chống loét và thuốc hạ sốt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NHUNG HƯƠU

NHUNG HƯƠU

Nhung hươu (lộc nhung) là sừng non có lông nhung và chưa bị xương hóa của con hươu hoặc nai đực, có tên khoa học là Cornu Cervi pantotrichum.
administrator
TỎI ĐỘC

TỎI ĐỘC

Tỏi độc (Colchicum autumnale) là một loại dược liệu được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền và được đánh giá là có tác dụng trong việc chữa trị nhiều loại bệnh. Tỏi độc chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm, giảm đau, chống oxy hóa, chống ung thư, tác động đến hệ thống miễn dịch. Đặc biệt, Tỏi độc được sử dụng trong điều trị bệnh gout, có độc tính cao, do đó cần phải được sử dụng đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ.
administrator