OẢI HƯƠNG (LAVENDER)

Ngày nay khi nhắc đến những loài hoa mau màu tím, hầu như ai ai cũng có thể nghĩ ngay đến hoa Oải hương hay còn được gọi với cái tên khác là Lavender. Đây là một loại hoa rất đẹp và ẩn chứa nhiều ý nghĩa tượng trưng sâu sắc như tình yêu thủy chung hoặc sự trong sáng thuần khiết,....

daydreaming distracted girl in class

OẢI HƯƠNG (LAVENDER)

Giới thiệu về dược liệu Oải hương

- Ngày nay khi nhắc đến những loài hoa mau màu tím, hầu như ai ai cũng có thể nghĩ ngay đến hoa Oải hương hay còn được gọi với cái tên khác là Lavender. Đây là một loại hoa rất đẹp và ẩn chứa nhiều ý nghĩa tượng trưng sâu sắc như tình yêu thủy chung hoặc sự trong sáng thuần khiết,.... Tuy nhiên, không chỉ mang đến hương thơm quyến rũ cùng vẻ đẹp thơ mộng mà ít ai biết rằng loại thực vật này còn là một vị thuốc từ thiên nhiên với đa dạng các công dụng hữu ích cho sức khỏe con người.

- Tên khoa học: có nhiều loài Oải hương nổi bật như Lavandula angustifolia Mill, L. stoechas, L. latifolia hoặc L. intermedia,…

- Họ khoa học: Lamiaceae (họ Hoa môi).

- Tên gọi khác: Lavender, True lavender, Common lavender,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Oải hương

- Đặc điểm thực vật: 

  • Oải hương là loại cây có dạng cây bụi, có khả năng chịu hán hàn và chịu nhiệt độ cao tốt. Cây có thể phát triển được ơ nơi đất thịt nhẹ, pha cát, tuy nhiên phải tưới nước đầy đủ và có hệ thống thoát nước tốt. Lavender sẽ phát triển rất tốt ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời.

  • Cây Oải hương có chiều cao thân khoảng từ 40 – 60 cm, chúng thường mọc gần nhau tạo thành các bụi nhỏ. Phần dưới của thân cây là thân gỗ và phần thân trên là thân thảo có màu xanh lục.

  • Rễ cây có dạng sợi và phân thành nhiều nhánh .

  • Lá có hình mũi mác với các mép cuộn lại và có màu xanh bạc. Bề mặt của là có các tomentum hay còn được gọi là các lông măng giúp bảo vệ cây khỏi việc mất nước nhiều hoặc trước nắng gió.

  • Các hoa Oải hương xếp thành các vòng tròn, mỗi vòng có khoảng 3 đến 5 hoa. Các vòng hoa này mọc ở trên đỉnh thân cây. Hoa có màu tím rất đặc trưng với các cánh hoa nhỏ, mềm và mỏng.

- Phân bố dược liệu: nguồn gốc của hoa Oải hương là từ khu vực Địa Trung Hải từ thời xa xưa. Hiện nay, Oải hương có khoảng hơn 39 loài cùng với nhiều giống là từ lai tạo. Loài thực vật này phân bố ở khắp nơi trên thế giới, tại các khu vực như Địa Trung Hải, Bắc Phi, châu Âu (Pháp, Ý, Anh,…) và cả châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc,…)

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: thường sử dụng toàn cây trên mặt đất, đặc biệt là hoa.

- Thu hái: nên thu hái Oải hương vào lúc sáng sớm do lúc này hàm lượng tinh dầu trong cây được giữ lại ở mức tốt nhất, từ đó sẽ cho hương thơm tuyệt vời.

- Chế biến: sau khi thu hoạch về thì đem đi phơi khô để sử dụng dần.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

Dược liệu Oải hương có những thành phần hóa học chủ yếu là các chất thuộc nhóm tinh dầu (khác nhau giữa các loài) bao gồm linalool, 1,8-cineol, terpinen-4-ol, camphor, borneol, β-oxymen, eucalyptol,… Ngoài ra Oải hương còn chứa các tanin, coumarin, flavonoid, các chất đắng,…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Oải hương theo Y học hiện đại

Dược liệu Oải hương có các tác dụng dược lý nổi trội như:

- Chống oxy hóa rất tốt: các hoạt chất trong Oải hương có khả năng chống oxy hóa mạnh từ đó giúp tăng cường bảo vệ cơ thể.

- Cải thiện giấc ngủ: từ hương thơm của hoa Oải hương giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, tác dụng này cho thấy hiệu quả rõ rệt trên những người khó ngủ, mất ngủ và kể cả người bị rối loạn lo âu.

- Giảm lo âu: Oải hương còn giúp giảm căng thẳng, giảm lo âu, cải thiện tâm trạng,..

- Kháng khuẩn và kháng nấm: nhờ các tinh dầu như linalool, β-caryophyllen, linalyl acetat,…trong Oải hương giúp kháng khuẩn và có tác động trên các chủng gram dương và cả gram âm như Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa,…hoặc một số chủng nấm như Candida albicans, Aspergillus niger,…

- Giảm đau: Oải hương còn giúp hỗ trợ điều trị các chứng đau nhức hoặc căng cơ.

- Ngừa rụng tóc: tác dụng từ dầu hoa Oải hương.

- Ngoài ra Oải hương còn nhiều công dụng tuyệt vời khác như làm lành vết thương, trị mụn trứng cá, các bệnh da liễu,…

Vị thuốc Oải hương trong Y học cổ truyền

- Lá và hoa Oải hương giúp chữa đau đầu, chứng suy nhược, cảm nắng.

- Hoa Oải hương còn chữa mụn nhọt do bội nhiễm, vảy nến, dị ứng.

- Hoa Oải hương sát khuẩn, dùng sát trùng vết thương rất tốt.

- Chữa các chứng mất ngủ, đau lưng,…

Cách dùng – Liều dùng

- Cách dùng: có thể sử dụng theo rất nhiều cách như sử dụng viên nang chiết xuất Oải hương, xông tinh dầu, đường tại chỗ, sử dụng tinh dầu để tắm hoặc dưỡng da hoặc có thể làm chất tạo mùi thơm cho thực phẩm,…

- Liều dùng: với mỗi cách sử dụng, liều của dược liệu Oải hương sẽ khác nhau.

Một số bài thuốc có vị thuốc Oải hương

- Bài thuốc giúp trị mất ngủ:

  • Chuẩn bị: 1,5 muỗng cà phê cây Oải hương.

  • Tiến hành: cho Oải hương vào 1 ly nước và uống trước khi ngủ khoảng 15 – 30 phút sẽ giúp tăng cường giấc ngủ rõ rệt. Bên cạnh đó cũng nên sinh hoạt lành mạnh và tập thể dục thể thao để bổ trợ.

- Nước hoa dưỡng ẩm dành cho da dầu:

  • Chuẩn bị: 1 muỗng dầu nước ép Oải hương hoặc 3 – 4 giọt tinh dầu Oải hương, 1 muỗng thuốc mỡ, 1 muỗng dầu Hạnh nhân, nửa muỗng borac, 1 muỗng dầu cây Phỉ và khoảng 125 mL nước tinh khiết.

  • Tiến hành: thuốc mỡ và dầu Hạnh nhân trộn cùng với nước và borac bằng máu đánh trứng cỡ nhỏ cho đều đến khi tinh dầu Hạnh nhân hòa với borac. Để hỗn hợp nguội rồi thêm dầu cây Phỉ vào, sau đó thêm tinh dầu Oải hương vào rồi tiến hành đánh mịn hỗn hợp. Đem hỗn hợp đi đun nóng trong vòng 5 phút rồi để nguội. Cuối cùng đựng hỗn hợp trong lọ sạch và bảo quản sử dụng dần trong khoảng 2 đến 3 tháng.

- Cách làm dịu da bị cháy nắng:

  • Chuẩn bị: 10 mL tinh dầu Oải hương loãng, 2 giọt tinh dầu Oải hương đậm đặc và 1 giọt tinh dầu hoa Cúc đậm đặc.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên cho vào bồn tắm có nước ấm, sau đó ngâm mình giúp làm dịu da bị cháy nắng.

Lưu ý khi sử dụng Oải hương

- Không được uống trực tiếp tinh dầu Oải hương nguyên chất hoặc đậm đặc.

- Không nên sử dụng Oải hương trong thời gian dài.

- Phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú không nên sử dụng do chưa xác định được sự an toàn của Oải hương đối với nhóm bệnh nhân này.

- Những người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong Oải hương thì không được sử dụng. Do đó trước khi sử dụng nên kiểm tra xem người dùng có bị dị ứng với Oải hương hay không.

 

Có thể bạn quan tâm?
TÔ MỘC

TÔ MỘC

Tô mộc là vị thuốc được sử dụng khá phổ biến trong Y học, có nguồn gốc từ thân vây Vang. Cây Vang là một loại thực vật mọc hoang nhiều nơi trên nước ta. Tô mộc – bộ phận sử dụng làm thuốc là phần lõi gỗ được chẻ nhỏ ra. Tô mộc được sử dụng trong dân gian với tác dụng làm tan huyết ứ, trị chấn thương té ngã, phụ nữ kinh nguyệt bế tắc, đau bụng.
administrator
LÁ KHÔI

LÁ KHÔI

Lá khôi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây khôi tía, cây khôi, đơn tướng quân, cây xăng sê, chẩu mã thái, cây độc lược. Cây Khôi hiện nay được trồng nhiều tại các vùng núi phía bắc, vừa mang lại lợi ích kinh tế vừa hiệu quả trong việc chữa khỏi 1 số bệnh. Lá khôi là dược liệu quý và được sử dụng rộng rãi trong phạm vi nhân dân. Vị thuốc này thường được dùng để chữa chứng viêm loét dạ dày tá tràng, dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa và làm giảm chứng ghẻ lở ngoài da. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HOÀNG KỲ

HOÀNG KỲ

Hoàng kỳ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Miên hoàng kỳ, khẩu kỳ, bắc kỳ, tiễn kỳ, sinh hoàng kỳ, đái thảm, thục chi, ngải thảo. Hoàng kỳ là một loài cây mọc hoang dại ở Trung Quốc, tuy nhiên đây là một vị thuốc quý được sử dụng từ lâu đời trong Đông y với tác dụng bổ khí, chữa chứng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, kém ăn, yếu sức. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY NGÂU

CÂY NGÂU

Cây ngâu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mộc ngưu, ngâu tán tròn, ngâu ta. Cây ngâu là loại cây cảnh đẹp, khá phổ biến, xuất hiện nhiều ở các khu rừng vùng núi tại Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng cây ngâu cũng được dùng trong Y học để chữa bệnh như đau nhức xương khớp, ho suyễn, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp… Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY BÀNG

CÂY BÀNG

Cây Bàng (Terminalia catappa) là một loại cây thân gỗ có nguồn gốc từ Đông Nam Á và châu Phi, được trồng rộng rãi ở khu vực nhiệt đới trên toàn thế giới. Ngoài việc làm cây cảnh, cây Bàng còn có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y học. Với những thành phần hoạt tính đa dạng, cây Bàng được đánh giá là một trong những cây thuốc quý trong y học cổ truyền và được nghiên cứu sâu rộng về những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.
administrator
GÁO

GÁO

Cây gáo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Gáo vàng, huỳnh bá, gáo nam, cây thiên ngân. Cây gáo còn được gọi với tên khác là cây thiên ngân, một loại cây gỗ thường xanh thuộc họ cà phê. Theo kinh nghiệm dân gian, loại cây này được sử dụng để làm vị thuốc do có chứa các thành phần với dược tính tốt. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ các loài gáo trắng, gáo vàng và gáo đỏ để dùng đúng mục đích. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU ÔM

RAU ÔM

Theo Y học cổ truyền, rau ôm có vị hơi đắng, tính mát, có công dụng giải nhiệt, trị nóng trong, tiêu độc, giảm mỡ máu, chống sưng viêm, giảm đau, cầm máu, thông hoạt trung tiện.
administrator
BÈO CÁI

BÈO CÁI

Bèo cái là một chi thực vật thủy sinh có mặt khắp các vùng miền của nước ta đặc biệt là những vùng có nhiều sông hồ và còn được biết đến với những tên gọi như là: Phù bình, bèo tai tượng, bèo ván,... Từ xưa nay, cây bèo cái dù được trồng phổ biến ở nước ta nhưng chủ yếu dùng làm thức ăn cho vật nuôi, không phải để làm thuốc. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm thực tế, người ta cũng phát hiện ra rằng loại cây này có tác dụng làm thuốc rất hiệu quả. Nhưng cũng cần phải phân biệt bèo cái với các loại bèo khác, bởi chỉ mình bèo cái mới được xác định có công dụng trị bệnh. Không chỉ có tác dụng chữa bệnh, bèo cái còn có khả năng làm giảm sự ô nhiễm môi trường nước.
administrator