TIỀN HỒ

Tiền hồ là một loại dược liệu quý trong dân gian, thường được gọi với những tên khác như quy nam, xạ hương thái, thổ dương quỳ hay tử hoa tiền hồ. Tiền hồ thuộc họ Hoa tán, có tính hàn, vị cay đắng. Theo Y học cổ truyền, Tiền hồ có công dụng tuyên tán phong nhiệt, giảng khí trừ đàm, hạ khí chỉ ho. Các bài thuốc Đông Y ghi nhận Tiền hồ là một trong những thành phần quan trọng điều trị viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên...

daydreaming distracted girl in class

TIỀN HỒ

Giới thiệu về dược liệu

Dược liệu Tiền hồ có tên khoa học Peucedanum decursivum maxim, họ hoa tán (Umbelliferae). Tiền hồ là loại cây thân thảo, mọc thẳng, chiều cao từ khoảng 0.7 - 1.4m. Một số đặc điểm của cây Tiền hồ bao gồm:

  • Phần thân hình trụ, có nhiều khía dọc, mọc lông thô, được phân thành nhiều nhánh và đôi khi có hoa

  • Lá mọc ở gốc cây lớn, hình mác hay hoa thị, 1 – 2 lần xẻ lông chim. Cuống lá có hình bầu dục, răng cưa to, dài từ 14 – 30cm. Phiến lá uốn lượn, ôm thấy thân. Lá mọc ở thân nhỏ, cuống ngắn, bẹ lá rộng và phồng. Lá ở khía thu lại thành bẹ lá hoặc không cuống. Tất cả lá đều có khía răng cưa nhỏ và lông trắng ở cả 2 mặt đặc biệt là gân;

  • Hoa có màu tím, mọc thành cụm tán kép. Cụm hoa mọc thành xim hoặc ngù, mỗi đầu có khoảng 4 hoa. Tràng hoa hình ống, 5 hùy, 5 – 6 sợi mào lông, bao phấn có tai.

  • Quả bế, cụt ở hai đầu, có hình bầu dục, 10 cạnh lồi kích thước rộng 3 – 5mm , dài 5 – 7mm. Phân liệt quả có múi ở cạnh, khi chưa chín thì hai phân liệt bó lại, dính chặt vào nhau, khi chín phân liệt nở bung ra với rìa rộng, hơi dày.

Mùa ra hoa quả của Tiền hồ là từ tháng 1 – 8.

Tiền hồ được phân bố rộng rãi khắp Trung Quốc, gặp nhiều nhất ở Quảng Châu, Hàng Châu, Thiểm Tây. Cây Tiền hồ được ghi nhận mọc nhiều ở Đồng Đăng - Lạng Sơn, Việt Nam. Tiền hồ thường được người dân biết tới với tên khác là Quy nam. Một số người nhầm lẫn loại thực vật này với khương hoạt và độc hoạt, 2 loại dược liệu cũng sử dụng rễ nhưng thuộc loại khác. Ngoài ra, Tiền hồ còn dễ nhầm lẫn với Chỉ thiên dại (tên khoa học Elephantopus spicatus B. Juss. ex Aubl.) cùng họ, lá hẹp hơ, cụm hoa dạng bông.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng làm thuốc của dược liệu Tiền hồ là phần rễ. Rễ có thể thu hái bất cứ mùa nào trong năm. Tiền hồ phát triển mạnh nhất vào mùa thu, mùa đông và mùa xuân.

Tiền hồ sau khi đào lấy rễ, đem đi được rửa sạch, loại bỏ hoàn toàn phần đất cát. Tiếp tục đem đi phơi hoặc sấy khô.

Do Tiền hồ rất dễ bị mốc, nấm mọt tấn công nên cần bảo quản ở vị trí khô ráo, kín gió. Thỉnh thoảng nên mang dược liệu phơi nắng nhẹ và để khô ráo hoàn toàn.

Thành phần hóa học

Theo một số nghiên cứu được thực hiện cho tới nay, các chuyên gia ghi nhận được thành phần chiếm đa số là hợp chất glucozit (hay nodakenin), có công thức hóa học là C20H24O9. Bên cạnh đó, một số thành phần hóa học khác bao gồm tinh dầu, spongosterola, tanin.

Hợp chất nodakenin khi thủy phân biến đổi thành nodakenetin, glucose. Nodakenin có nhiệt độ nóng chảy khoảng 215 oC, tan trong cồn, axit axetic; không tan trong ete, benzen, dầu hỏa. Nodakenetin có nhiệt độ chảy khoảng 185 oC.

Tác dụng - Công dụng

Theo Y học hiện đại

Theo các nghiên cứu hiện đại, Tiền hồ được ghi nhận với một số công dụng sau:

  • Tiền hồ được ghi nhận có công dụng hóa đờm tốt. Tuy nhiên, hiệu quả giảm ho chưa được chứng minh;

  • Gia tăng lượng máu tới động mạch vành;

  • Ức chế kết tập tiểu cầu;

  • Kháng virus cúm

  • Ức chế hoạt động của nấm;

  • Tác động an thần kinh.

Theo Y học cổ truyền

Tiền hồ có tính hơi hàn, vị đắng cay. Quy vào kinh là phế và tỳ. Một số công dụng của Tiền hồ theo Đông Y:

  • Tiền hồ có công dụng tuyên tán phong nhiệt, giáng khí trừ đàm;

  • Chủ trị các chứng đờm chọc thủng tắc ở phế gây ra chứng ngoại cảm phong nhiệt, ho suyễn, giúp hạ sốt, giảm đau do cảm mạo, đau đầu, nóng sốt;

  • Sử dụng trong tâm phúc kết khí, phong đầu thống, đàm mãn, khử đờm hạ khí;

  • Điều trị hàn nhiệt, thương hàn;

  • Hóa đàm nhiệt;

  • Thanh phế nhiệt, tán phong tà;

  • Điều trị chứng thực nhiệt, ngoại câu nhiệt, phát sốt.

Cách dùng - Liều dùng

Mỗi ngày sử dụng khoảng 9 – 15 gram tiền hồ ở dược liệu tươi hoặc đã phơi, sấy khô để nấu thành cao hay sắc lấy nước uống.

Trị viêm phế quản, đờm đặc 

Bài thuốc gồm 10g dược liệu tiền hồ, 10g tang bạch bì, 10g đào nhân, 10g bối mẫu, 8g khoản đông hoa, 3g cam thảo và 3g cát cánh.

Đem tất cả các dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho tất cả vào nồi cùng 600ml nước lọc. Tiến hành sắc trong 30 phút với lửa nhỏ, cho đến khi lượng nước còn lại khoảng 200ml. Cuối cùng để nguội bớt, chia ra 3 lần uống trong ngày.

Trị viêm phế quản nhiệt

Bài thuốc gồm 10g tiền hồ, 10g tang bì, 10g hạnh nhân, 10g mạch môn, 6g bối mẫu, 3g cam thảo, 3 lát gừng tươi.

Đem các dược liệu rửa sạch với nước muối, cho tất cả vào nồi, sắc cùng 600ml nước lọc. Thời gian sắc thuốc khoảng 20 phút, cho đến khi lượng nước còn lại một nửa. Để nguội bớt, lấy phần nước và chia ra 3 lần uống trong ngày. Thực hiện bài thuốc liên tục trong 7 – 10 ngày sẽ nhận được hiệu quả.

Trị viêm đường hô hấp trên

Bài thuốc gồm tiền hồ, cát cánh và bạc hà mỗi vị 6g, hạnh nhân và ngưu bàng tử mỗi vị 10g.

Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch cùng nước muối, cho tất cả vào nồi với 800ml nước lọc. Tiến hành sắc thuốc đến khi lượng nước còn lại 400ml (1 nửa) thì ngưng. Để thuốc nguội bớt, chia ra 3 lần uống mỗi ngày.

Trị đau đầu, cảm mạo

Bài thuốc gồm 10g mỗi vị Tiền hồ, Kinh giới, Bạch chỉ.

Đem tất cả dược liệu rửa sạch với nước muối, cho vào nồi với khoảng 600ml nước lọc. Tiến hành sắc thuốc trong 20 phút. Đợi thuốc nguội, lấy phần nước và chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày sử dụng 1 thang như trên cho tới khi tình trạng bệnh thuyên giảm.

Trị nhọt đang sưng

Chuẩn bị 20g dược liệu tiền hồ tươi, rửa sạch cùng nước muối và để ráo nước. Cho dược liệu vào cối, giã nát. Dùng cả phần nước cốt và bã dược liệu để đắp lên vị trí các mụn nhọt đang sưng. Thực hiện 2 lần/ngày để thấy hiệu quả.

Trị ho lâu ngày, ho khan

Chuẩn bị 30g tiền hồ tươi, rửa sạch với nước muối và để ráo. Cho tiền hồ vào cối, giã nát. Sau đó lấy phần nước cốt, bỏ bã để ngậm, nuốt từ từ. Thực hiện bài thuốc 1 lần/ngày trong vòng 7 – 10 ngày liên tiếp.

Bên cạnh đó, có thể dùng Tiền hồ đã rửa sạch, cho vào nồi cùng 600ml nước lọc. Tiến hành sắc với lửa nhỏ tới khi lượng nước trong nồi còn khoảng 300ml. Dùng phần nước uống ngay khi còn ấm 1 lần/ngày trong vòng 7 ngày.

Lưu ý

Tiền hồ có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của chúng ta, tuy nhiên khi sử dụng cần có một số lưu ý sau:

  • Tuyệt đối không được sử dụng dược liệu kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng. Những loại dược liệu này có nguy cơ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và tình trạng sức khỏe của chúng ta;

  • Rửa sạch tiền hồ với nước muối trước khi sử dụng;

  • Đối với bài thuốc sử dụng Tiền hồ đắp trị mụn nhọt đang sưng, cần vệ sinh vùng da sạch sẽ trước khi đắp thuốc.

  • Hỏi ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng Tiền hồ trị bệnh

  • Những người có cơ địa nhạy cảm, trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con bú cần thận trọng trước khi sử dụng.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
ĐẠI BI

ĐẠI BI

Đại bi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Từ bi xanh, băng phiến, đại ngải, cây cúc tần, mai hoa não, mai phiến, ngải nạp hương, long não hương, mai hoa băng phiến, phặc phà, co nát. Cây Đại bi hay còn gọi là Từ bi xanh, là một loại dược liệu có hoa thuộc chi Đại bi. Dược liệu này mang trong mình tính ấm, vị cay, đắng, mùi thơm nóng có tác dụng điều trị chấn thương, bệnh về xương khớp. Nước sắc dược liệu có khả năng điều trị mụn nhọt, ghẻ ngứa và một số bệnh ngoài da khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SA KÊ

SA KÊ

Sa kê là loại cây thân gỗ, cao trung bình 10-12 m. Tán lá lớn, phiến lá rất to và dày, xẻ thùy lông chim sâu nhưng cũng có những lá nguyên hoặc chỉ chia thùy ít nhiều, màu xanh lục thẫm bóng, mặt dưới lá nháp.
administrator
LIÊN NHỤC

LIÊN NHỤC

Liên nhục (Semen nelumbinis) là một loại dược liệu quý được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại. Liên nhục là hạt sen, được lấy từ một loài thực vật thân thảo sống trong môi trường nước. Hạt sen không chỉ được sử dụng để làm thực phẩm, mà còn được ứng dụng trong Y học với nhiều công dụng hữu ích.
administrator
BÁN CHI LIÊN

BÁN CHI LIÊN

Bán chi liên, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng cầm rau, tử liên thảo, nha loát thảo, hiệp điệp,… Càng ngày người dân ta càng phải đối mặt với căn bệnh ung thư nhiều hơn, vì vậy nền Đông y cũng không ngừng phát triển nghiên cứu những dược liệu có tác dụng hỗ trợ chữa trị căn bệnh này. Bách chi liên cũng là một trong những loại cây có tác dụng chữa trị ung thư hiệu quả.
administrator
TAM THẤT NAM

TAM THẤT NAM

Tam thất cũng được xem là một loại thần dược được ví như một loại Nhân sâm sử dụng để bồi bổ cơ thể. Thực tế Tam thất cũng có các công dụng khá giống với Nhân sâm, nhưng đó là Tam thất Bắc. Cụ thể Tam thất còn có loại khác là Tam thất Nam với những công dụng tác dụng rất khác. Sau đây là những thông tin về dược liệu Tam thất Nam.
administrator
TINH DẦU HOA ANH THẢO

TINH DẦU HOA ANH THẢO

Tinh dầu hoa anh thảo là một chế phẩm ngày càng phổ biến, thường có trong các sản phẩm thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Thành phần này được ghi nhận có nhiều công dụng điều trị nhiều bệnh lý mạn tính. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ và có thể sử dụng tinh dầu Hoa anh thảo hợp lý. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa anh thảo và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
CỎ NHỌ NỒI

CỎ NHỌ NỒI

Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực (Eclipta prostrata L.), là một loài thân thảo cao 40 cm, thân tròn màu xanh lục hoặc đỏ tía, có lông cứng.
administrator
KHỔ QUA

KHỔ QUA

- Tên khoa học: Momordica charantia - Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae) - Tên gọi khác: Mướp đắng, Mướp mủ, Lương qua, Cẩm lệ chi, Mác khấy (Tày)
administrator