ĐẠI BI

Đại bi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Từ bi xanh, băng phiến, đại ngải, cây cúc tần, mai hoa não, mai phiến, ngải nạp hương, long não hương, mai hoa băng phiến, phặc phà, co nát. Cây Đại bi hay còn gọi là Từ bi xanh, là một loại dược liệu có hoa thuộc chi Đại bi. Dược liệu này mang trong mình tính ấm, vị cay, đắng, mùi thơm nóng có tác dụng điều trị chấn thương, bệnh về xương khớp. Nước sắc dược liệu có khả năng điều trị mụn nhọt, ghẻ ngứa và một số bệnh ngoài da khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

ĐẠI BI

Đặc điểm tự nhiên

Đại bi là một loại cây nhỡ với chiều cao trung bình khoảng từ 1,5 đến 2,5m. Thân cây có nhiều rãnh chạy dọc có lông bao phủ phía ngoài, phía trên ngọn có nhiều cành.

Lá cây hình trứng, nhọn nhưng hơi tù ở hai đầu, dài khoảng 12cm và rộng khoảng 5cm. Mặt phía trên có lông, phần mép lá gần như nguyên và xẻ thành răng cưa ở phía gốc lá. Mỗi lá có khoảng từ 2 đến 6 thùy nhỏ do phía dưới phiến lá bị xẻ quá sâu.

Hoa có màu vàng, mọc thành chùy ở đầu cành hoặc kẽ lá. Trên hoa có rất nhiều lông tơ. Quả bế có 2 cạnh dài khoảng 1mm, đỉnh có mang chùm lông.

Cây Đại bi xuất hiện nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc. Ngoài ra, dược liệu còn phân bố nhiều ở các nước nhiệt đới Nam Á, từ Ấn Độ đến Malaysia, Philippin, Inđônêxia,….Ở Việt Nam, dược liệu mọc hoang ở khắp nơi tại vùng đồng bằng, trung du,thường cây hay mọc ở những đồi đã phát quang có nhiều ánh sáng, không thấy trong rừng sâu. Chúng thường xuất hiện ở quanh làng, ven đường hoặc trên những đồng cỏ. Bên cạnh đó, dược liệu còn xuất hiện tại những đồi núi đã phát quang và có nhiều ánh sáng. Dược liệu thường mọc thành bãi khá rộng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ và lá của cây đại bi được sử dụng đề bào chế thuốc.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm. Tuy nhiên, mùa hè được cho là thời điểm phù hợp nhất.

Chế biến: Có thể dùng ở dạng tươi hay sơ chế bằng cách rửa sạch, cắt khúc rồi phơi hoặc sấy khô.

Ngoài ra, lá non và búp còn có thể rửa sạch và chưng cất để tạo thành mai hoa bằng phiến. Hay còn được gọi với tên quen thuộc là long não đại bi.

Bảo quản dược liệu đã qua sơ chế ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ẩm ướt để dùng dần.

Thành phần hóa học

Toàn thân cây Đại bi có chứa tinh dầu cùng với những hoạt chất có tên: Vitamin C, Protit, lipit, xenlulozơ, caroten, canxi, Fe. Lá dược liệu chứa 0,2 – 1,8% tinh dầu. Trong đó thành phần chủ yếu là D-borneol, cineol, limonen, L-camphor, acid myristic, acid palmitic và sesquiterpen alcol. Borneol là thành phần chính của hoa dược liệu (mai hoa băng phiến, băng phiến đại bi). Đây là một chất có tinh thể óng ánh và có màu trắng như hoa mai.

Tác dụng

+Tác dụng hạ huyết áp: Dịch chiết lá Đại bi gây hạ huyết áp trên súc vật thí nghiệm, làm giãn mạch ngoại vi và ức chế hệ thần kinh giao cảm. Cũng trên súc vật thí nghiệm, nước sắc lá Đại bi được tiêm tĩnh mạch làm xuất hiện huyết áp hạ do tim co bóp yếu và giãn mạch ngoại vi. Hoạt động hô hấp của súc vật thí nghiệm được tăng cường có thể là do trung khu hô hấp bị kích thích, đồng thời sức co bóp và trương lực của ruột và tử cung đều giảm.

+Tác dụng bảo vệ gan: Chất flavonoid blumeatin tiêm xoang bụng cho chuột cống trắng đã gây nhiễm độc bằng CCl4, có tác dụng ức chế sự gia tăng của các men alanine aminotransferase trong huyết thanh và triglycerid trong gan. Những tổn thương về tổ chức học của gan ở lô chuột dùng blumeatin không nghiêm trọng bằng lô chuột đối chứng.

+Tác dụng chống ung thư: Ba chất sesquiterpen lacton chiết xuất từ đại bi đều có tác dụng chống ung thư đối với tế bào sarcom yoshida trên môi trường nuôi cấy. Cao chiết Đại bi có tác dụng làm giảm khả năng gây đột biến của mitomycin C, dimethylnitrosamine và tetracyclin trên chuột nhắt trắng.

+Tác dụng kháng histamin, kháng nấm: Thành phần có tác dụng kháng histamin gồm có: acid rosmatimic, astragalin, nicotiflorin và bauerenol. Cao chiết bằng ethanol từ Đại bi có tác dụng đối với nấm Epidermophyton floccosum với nồng độ ức chế tối thiểu là dưới 10mg dược liệu/ml.

+Tác dụng lợi tiểu: Cao chiết bằng nước từ Đại bi có tác dụng lợi tiểu như cà phê, chè.

Công dụng

Đại bi có vị cay đắng, tính ôn sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị cảm mạo, ho, sốt nóng.

+Điều trị đau bụng kinh.

+Điều trị những bệnh nha chu.

+Điều trị lòi dom.

+Điều trị đau đầu.

+Điều trị viêm họng có đờm ở cổ.

+Điều trị bệnh ghẻ.

+Hỗ trợ điều trị viêm khí quản.

+Điều trị hôn mê, chứng phong cấm khẩu.

+Điều trị phong thấp, bị thương đau nhức, đi ngoài, đau bụng lạnh da, cảm ngất không tỉnh.

+Điều trị bí tiểu.

+Điều trị gai cột sống.

Liều dùng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng cây đại bi theo nhiều cách khác nhau. Cả dạng tươi hay dạng khô đều đem lại tác dụng tốt trong điều trị bệnh. Thường dùng sắc lấy nước uống, tán bột hay làm hoàn cùng các vị thuốc khác. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp còn có thể giã nát để đắp ngoài da. Liều lượng được khuyến cáo lá 15 – 30g rễ hay 6 – 12g lá/ngày.

Lưu ý khi sử dụng

Cần rửa sạch dược liệu với nước muối trước khi sử dụng để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

 

Có thể bạn quan tâm?
TỎI TÂY

TỎI TÂY

Tỏi tây (Allium ampeloprasum) là một loại cây thuộc họ Alliaceae, được sử dụng như một loại dược liệu trong Y học cổ truyền từ rất lâu đời. Tỏi tây có nguồn gốc từ châu u và đã được trồng trên khắp thế giới. Trong Y học cổ truyền, Tỏi tây được coi là một loại thực phẩm và thuốc quan trọng nhờ vào tính năng ấm dương, thông khí, chống đau, kháng viêm, tiêu viêm và kháng khuẩn. Hiện nay, Tỏi tây vẫn là một loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong Y học hiện đại và được nghiên cứu về tác dụng và cơ chế hoạt động của nó trên cơ thể người.
administrator
PHẬT THỦ

PHẬT THỦ

Khi nói đến Phật thủ người dân sẽ liên tưởng ngay đến thứ quả của cây này được dùng để thờ cúng, làm bánh mứt hay nấu chè vào các dịp lễ Tết của người dân ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài mang nhiều ý nghĩa tâm linh và phong thủy trong phong tục tập quán của người dân Việt Nam, đây còn là một dược liệu quý với rất nhiều công dụng chữa bệnh mà ngày càng được ứng dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền của dân gian.
administrator
SÂM TỐ NỮ

SÂM TỐ NỮ

Sâm tố nữ là một loại dược liệu phổ biến tại đất nước Thái Lan và được xem là loại cây đặc hữu của quốc gia này. Trong y học cổ truyền của quốc gia này, đây là một vị thuốc quý dành cho phụ nữ và cả đàn ông ở độ tuổi trung niên từ xa xưa nhờ khả năng chống lão hóa.
administrator
SƯƠNG SÂM

SƯƠNG SÂM

Rễ cây Sương sâm có vị đắng, tính hàn, lá có tính mát, có tác dụng giải độc, giảm đau, tan ứ, lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận trường nhẹ. Do đó dược liệu thường được sử dụng để chữa: táo bón, tiêu độc, kiết lỵ, đau họng, đau lưng, đau dạ dày, đau răng, các tổn thương do té ngã. Ngoài ra, cây còn được dùng chữa các bệnh lý liên quan đến gan, huyết áp cao do tăng cholesterol hoặc bệnh dạ dày,…
administrator
CÂY BÀNG

CÂY BÀNG

Cây Bàng (Terminalia catappa) là một loại cây thân gỗ có nguồn gốc từ Đông Nam Á và châu Phi, được trồng rộng rãi ở khu vực nhiệt đới trên toàn thế giới. Ngoài việc làm cây cảnh, cây Bàng còn có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y học. Với những thành phần hoạt tính đa dạng, cây Bàng được đánh giá là một trong những cây thuốc quý trong y học cổ truyền và được nghiên cứu sâu rộng về những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.
administrator
CỎ NGỌT

CỎ NGỌT

Cỏ ngọt là loại dược liệu có chứa hoạt chất Steviol – một hoạt chất có độ ngọt gấp 300 lần so với đường kính nhưng không chứa năng lượng. Vì vậy cỏ ngọt được sử dụng trong món ăn cho bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp để tạo vị ngọt tự nhiên.
administrator
TIM SEN

TIM SEN

Cây sen, còn được biết đến là quốc hoa của Việt Nam, nổi bật với vẻ đẹp cùng với công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của chúng ta. Trong đó, tim sen là phần được sử dụng phổ biến, thường dùng để hãm trà uống với công dụng giúp ngủ ngon, thư giãn tinh thần. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tim sen, công dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng nhé.
administrator
DỪA NƯỚC

DỪA NƯỚC

Dừa nước, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dừa lá. Dừa nước là loại cây đặc trưng ở miền Tây Nam Bộ. Bên trong có thịt màu trắng, mềm, vị ngọt thơm, tính mát và thường được dùng để chế biến thành món ăn giúp thanh nhiệt và giải khát. Ngoài ra theo Đông Y, dừa nước còn có tác dụng nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu và bồi bổ sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator