SÂM TỐ NỮ

Sâm tố nữ là một loại dược liệu phổ biến tại đất nước Thái Lan và được xem là loại cây đặc hữu của quốc gia này. Trong y học cổ truyền của quốc gia này, đây là một vị thuốc quý dành cho phụ nữ và cả đàn ông ở độ tuổi trung niên từ xa xưa nhờ khả năng chống lão hóa.

daydreaming distracted girl in class

SÂM TỐ NỮ

Giới thiệu về dược liệu Sâm tố nữ

- Sâm tố nữ là một loại dược liệu phổ biến tại đất nước Thái Lan và được xem là loại cây đặc hữu của quốc gia này. Trong y học cổ truyền của quốc gia này, đây là một vị thuốc quý dành cho phụ nữ và cả đàn ông ở độ tuổi trung niên từ xa xưa nhờ khả năng chống lão hóa. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thì nhiều sản phẩm từ Sâm tố nữ cũng đến tay của rộng rãi người dùng trên thế giới. Sau đây là những thông tin về Sâm tố nữ.

- Tên khoa học: Pueraria mirifica

- Họ khoa học: Fabaceae (họ Đậu).

- Tên gọi khác: Sắn dây củ tròn, White Kwao Krua, Kwao Krua Kwao,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Sâm tố nữ

- Đặc điểm thực vật:

  • Sâm tố nữ là thực vật thuộc loại dây leo, có thể đạt chiều dài lên đến 10 m và là loại cây sống lâu năm.

  • Phần rễ củ phát triển thành các củ lớn có nhiều kích thước không giống nhau nhau, có củ có thể đạt kích thước lớn như quả dưa hấu hoặc như quả dừa. Đối với hình dáng và màu sắc bên ngoài thì củ Sâm tố nữ khá tương đồng với củ khoai lang hoặc khoai tây. Tuy nhiên, sự khác nhau đối với các loại khoai trên là phần thịt củ bên trong của Sâm tố nữ mang màu trắng. Nếu nếm thử củ thì có thể bị chóng mặt hoặc nhức đầu.

  • Lá của cây Sâm tố nữ là lá kép có hình chân vịt, mọc so le gồm có 3 lá đơn nguyên hoặc có thể xẻ thùy.

  • Hoa Sâm tố nữ có màu tím và có 5 cánh. Các cụm hoa hình chùm mọc so le và có chiều dài khoảng 30 cm, thường mọc ở phía đầu cành. 

  • Quả Sâm tố nữ là quả giáp có vỏ quả màu nâu và có các lông mềm, bên trong có chứa từ 3 – 5 hạt. 

  • Sâm tố nữ thường ra hoa thường vào khoảng tháng 2 đến tháng 3 và cho quả vào khoảng tháng 4 hằng năm. 

- Phân bố dược liệu: Sâm tố nữ có thể được tìm thấy nhiều ở các khu vực vùng đồi núi phía Bắc tại Thái Lan. Đặc biệt là ở các nơi có độ cao từ 300 – 800 m so với mực nước biển. Ngoài ra, loại dược liệu này còn phân bố nhiều ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: thường dùng rễ củ và cả hoa để làm thuốc.

- Thu hái: thường thu hái củ vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm.

- Chế biến: sau khi thu hái về thì đem đi phơi khô để sử dụng.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi ẩm ướt.

Thành phần hóa học của Sâm tố nữ

Dược liệu Sâm tố nữ có các thành phần hoạt chất gồm khoảng 17 chất có tác dụng tương đồng với nội tiết tố nữ:

- Phytosterol.

- Isoflavonoid: gồm daidzin, genistein, daidzein genistein, tuberosin,…

- Coumestran: gồm coumestrol, mirificoumestan glycol, mirificoumestan và mirificoumestan hydrate,…

- Chromene: gồm các chất như deoxymiroestrol, miroestrol và isomiroestrol, các chất này có cấu trúc khá tương đồng với 17β-estradiol.

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Sâm tố nữ theo Y học hiện đại

Dược liệu Sâm tố nữ có các tác dụng dược lý như sau:

- Hoạt tính tương tự với estrogen: Sâm tố nữ có các phytosterol không gây độc tế bào, từ đó loại dược liệu này sẽ có tác dụng cải thiện và ngăn ngừa các triệu chứng hoặc bệnh do hậu mãn kinh như bốc hỏa, loãng xương, cáu gắt, mất ngủ hoặc sạm da.

- Giúp phát triển ống sữa, tăng khả năng hấp thu collagen và giúp cải thiện mô mỡ xung quanh vùng ngực do đó sẽ giúp cải thiện kích thước ngực, giúp ngực trở nên săn chắc hơn.

- Khả năng bồi bổ cơ thể và cải thiện hệ miễn dịch từ đó nâng cao sức khỏe.

- Cải thiện trí nhớ và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa.

- Cải thiện các chỉ số lipid huyết, giúp giảm các cholesterol xấu và tăng nhẹ cholesterol tốt.

- Giúp nâng cao và cải thiện chức năng nội mô mạch máu, ngăn ngừa sự suy giảm cấu trúc mạch máu.

- Chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư.

Vị thuốc Sâm tố nữ trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị ngọt cay, tính bình.

- Quy kinh: vào Tỳ và Vị.

- Công năng – chủ trị:

  • Giúp trẻ hóa.

  • Dưỡng ẩm, cải thiện sức khỏe tóc, cải thiện đời sống tình dục và giúp làm to ngực.

  • Ngăn ngừa mất xương, giảm các triệu chứng hậu mãn kinh.

  • Chống oxy hóa và chống tăng đường huyết.

Cách dùng – Liều dùng của Sâm tố nữ

- Cách dùng: có thể sử dụng Sâm tố nữ ăn trực tiếp hoặc có thể phơi khô rồi nghiền thành bột mịn, hoặc cũng có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc. Ngày nay có nhiều dạng bào chế hiện đại từ Sâm tố nữ như dạng kem, dạng bột hoặc dạng thuốc xịt.

- Liều dùng: 

  • Tùy thuộc vào mục đích điều trị và thời gian sử dụng. Ví dụ trong trường hợp sử dụng để giúp ngực săn chắc và tăng kích thước thì sử dụng liều 800 mg mỗi ngày và sử dụng trong vòng 2 tháng.

  • Liều an toàn của Sâm tố nữ trong chế độ ăn uống bình thường là từ 1 – 2 mg/kg cân nặng mỗi ngày hoặc 50 – 100 mg mỗi ngày.

Một số bài thuốc có vị thuốc Sâm tố nữ

- Bài thuốc giúp chống nếp nhăn, làm đen tóc, kích thích mọc tóc, cải thiện trí nhớ và thể lực, tăng sức khỏe và sự dẻo dai, tăng tuần hoàn máu:

  • Chuẩn bị: Sâm tố nữ.

  • Tiến hành: sử dụng với liều 5 mg / kg cân nặng của người sử dụng mỗi ngày, sử dụng vào buổi tối.

Lưu ý khi sử dụng Sâm tố nữ

- Chống chỉ định: 

  • Đối với những người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của Sâm tố nữ thì không được sử dụng.

  • Những người đã được chẩn đoán mắc các bệnh như thuyên tắc phổi, thiếu máu hoặc rối loạn chức năng gan.

- Tương tác thuốc: do thành phần có tác dụng khá tương tự với estrogen nên có thể Sâm tố nữ sẽ xảy ra tương tác với một số thuốc như corticoid (prednison,..), hormon giáp (levothyroxine,…) hoặc hydantoin (phenytoin).

- Đối tượng đặc biệt: hiện nay còn thiếu dữ liệu về độ an toàn của Sâm tố nữ đối với phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú. Bên cạnh đó, những người mắc hen suyễn, đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống, người có khối u hoặc mắc đau nửa đầu thì nên thật thận trọng khi sử dụng Sâm tố nữ.

- Nên thận trọng khi lựa chọn sử dụng Sâm tố nữ để tránh hàng giả hoặc hàng kém chất lượng. Khi sử dụng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

 

Có thể bạn quan tâm?
HẢI SÂM

HẢI SÂM

Hải Sâm là loài động vật phân bố nhiều ở nước, thường được sử dụng làm thực phẩm, chủ yếu làm thực phẩm cao cấp bồi dưỡng. Động vật này có công dụng như vị thuốc bổ thận, tráng dương, bổ âm, ích tinh...
administrator
GÁO

GÁO

Cây gáo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Gáo vàng, huỳnh bá, gáo nam, cây thiên ngân. Cây gáo còn được gọi với tên khác là cây thiên ngân, một loại cây gỗ thường xanh thuộc họ cà phê. Theo kinh nghiệm dân gian, loại cây này được sử dụng để làm vị thuốc do có chứa các thành phần với dược tính tốt. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ các loài gáo trắng, gáo vàng và gáo đỏ để dùng đúng mục đích. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TINH DẦU HOÀNG ĐÀN

TINH DẦU HOÀNG ĐÀN

Hoàng Đàn là loài thực vật rất nổi tiếng không chỉ bởi là một loại gỗ quý mà còn có mùi hương vô cùng độc đáo. Đối với những người say mê mùi thơm tự nhiên đều không thể bỏ qua tinh dầu Hoàng đàn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoàng đàn và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
CÀ DĂM

CÀ DĂM

Cây cà dăm (Anogeissus Acuminata) là cây gỗ cao 10-20m (cây non 6-9m). Nhánh cây mịn, tán dẹp. Lá cây nhỏ, mọc đối hay gần đối và có lông. Trong dân gian, phần vỏ được dùng làm dược liệu để hỗ trợ điều trị bệnh liệt nửa người (bán thân bất toại), chữa các vết cắn của bọ cạp và rắn.
administrator
VẠN TUẾ

VẠN TUẾ

Vạn tuế (Cycas revoluta) là một loại cây thân gỗ thuộc họ Tuế (Cycadaceae). Từ lâu, cây vạn tuế đã được sử dụng trong Y học cổ truyền của các nước như Nhật Bản và Trung Quốc để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. Vạn tuế được đánh giá là có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, giảm đau đầu, tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng và bảo vệ gan.
administrator
XUYÊN LUYỆN TỬ

XUYÊN LUYỆN TỬ

Xuyên luyện tử - một cái tên nghe xa lạ nhưng lại rất đỗi quen thuộc. Đây là quả của cây Xoan, một loại thực vật được trồng nhiều ở khắp nơi trên Việt Nam. Vỏ của cây Xoan được sử dụng rất phổ biến với tác dụng như một loại thuốc trị giun. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng vị thuốc Xuyên luyện tử.
administrator
KHIẾM THỰC

KHIẾM THỰC

Tên khoa học: Euryales ferox Salisb. Họ: Hoa súng (Nymphaeaceae) Tên gọi khác: Kê đầu thực, Nhạn đầu, Thủy kê đầu, Kê đầu liên, Khiếm thật, Khiếm thực mễ, Đại khiếm thực. Khiếm thực là dược liệu được lấy từ phần củ của cây hoa súng.
administrator
TẦM GỬI

TẦM GỬI

Tầm gửi (Taxillus chinensis) là một loại dược liệu quý hiếm được sử dụng trong Y học cổ truyền. Với nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, tầm gửi đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường, và các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, tầm gửi còn có tác dụng chống ung thư, tăng cường sức khỏe tâm lý, và cải thiện chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, việc sử dụng tầm gửi cần tuân thủ đúng liều lượng và cách thực hiện để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về dược liệu này cũng như công dụng của nó trong Y học.
administrator