NGẤY HƯƠNG

Ngấy hương có vị chua hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ có công dụng đa dạng như: hỗ trợ tiêu hóa (ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, vàng da,…), bổ ngũ tạng, ích tinh khí, tiêu phù thũng, giải độc, khử phong thấp, cường gân cốt, bổ gan thận.

daydreaming distracted girl in class

NGẤY HƯƠNG

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Rubus cochinchinensis Tratt.

Tên đồng nghĩa: Rubus fruticosus Lour, Rubus playfairii Hemsl.

Họ: Rosaceae (Hoa hồng)

Tên gọi khác: Ngấy hương, Ngũ gia bì hương, Dây dum, Ngấy, Đũm hương, Mác tin tang (Tày), Ghín sí (Dao)

Đặc điểm thực vật

Ngấy hương là loại cây nhỏ, dạng bụi, mọc dựa vào cây khác, thân và cành non có lông, thân già nhẵn, gai cong. 

Lá kép chân vịt, mọc so le, gồm 5 lá chét. Các lá kép ở ngọn có số lá chét ít hơn, thường có 3 lá chét. Phiến lá chét hình mác, gốc thuôn, đầu nhọn, lá chét giữa lớn hơn, mép có khía răng, mặt dưới phủ lông mịn, màu trắng ngà hoặc vàng xỉn.

Cụm hoa mọc thành chùm hình chủy ở kẽ lá gần ngọn cành. Đài hoa gồm 5 răng nhỏ, tràng hoa gồm 5 cánh hoa mỏng, ngắn hơn đài, màu trắng. 

Quả phức hình cầu hoặc hình trứng mang các lá đài tồn tại, gồm nhiều quả hạch con bên trong, khi chín có màu đỏ hoặc đen nhạt, ăn được.

Toàn cây có tinh dầu rất thơm. 

Mùa hoa: tháng 9-10; mùa quả: tháng 11-2 năm sau.

Phân bố, sinh thái

Ngũ gia bì hương thích nghi với khí hậu mát mẻ quanh năm, nhưng cũng có thể trồng ở đồng bằng có khí hậu nóng ẩm về mùa hè.

Ngấy hương là loài đặc hữu của Đông Dương nhưng tập trung chủ yếu ở Việt Nam, rải rác có ở Lào, Campuchia. Đôi khi còn có ở biên giới Việt Trung.

Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở các vùng rừng núi thấp (dưới 1000m), vùng trung du, có khi cả ở vùng đồng bằng. Cây ưa sáng nên thường gặp ở vùng ven rừng, hoặc trồng làm hàng rào ở nương rẫy do có gai.

Ngấy hương là loại cây thuốc quý, hiếm ở Việt Nam, đã được đưa vào Sách Đỏ quốc gia từ năm 1996. Hiện nay, cây đang được nghiên cứu bảo tồn và phát triển trồng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Hầu hết các bộ phận của Ngấy hương đều được ứng dụng trong trị liệu như thân lá thu hái quanh năm hoặc quả

Thu hái thân, lá, quả quanh năm nhưng chủ yếu vẫn là vào mùa hè, sau đó đem phơi khô dùng dần.

Thành phần hóa học 

Nghiên cứu về thành phần hóa học của Ngấy hương còn khá hạn chế, sơ bộ có thành phần hóa học như: Quả có vitamin C, pectin, fructose, acid ellagic và acid hữu cơ khác. Cành lá có saponin, flavonoid, các hợp chất phenol đơn giản, tannin.

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học cổ truyền: Ngấy hương có vị chua hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ có công dụng đa dạng như: hỗ trợ tiêu hóa (ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, vàng da,…), bổ ngũ tạng, ích tinh khí, tiêu phù thũng, giải độc, khử phong thấp, cường gân cốt, bổ gan thận.

- Phần quả: Ăn ngon và bổ dưỡng.

- Phần thân lá: Phơi khô, thái nhỏ, sao thơm, sắc uống như uống chè. Ngoài ra, nếu đem phần thân lá không sao thơm đi sắc uống có thể giải nhiệt và phối hợp với các vị thuốc khác trong điều trị tiểu buốt, tiểu vàng…

Theo y học hiện đại: Dùng cao nước quả Ngấy hương cho chuột nhắt trắng uống trong nhiều ngày, kết hợp với chế độ ăn thiếu protein, thấy hàm lượng protein toàn phần tăng so với lô đối chứng không dùng thuốc. Kết quả trên có lẽ do Ngấy hương làm giảm quá trình dị hóa hoặc làm tăng quá trình đồng hóa protein. Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm về tác động này trên người của Ngấy hương vẫn còn khá hạn chế.

Cách dùng - Liều dùng 

Quả: Dùng 6 – 12 g mỗi ngày. 

Thân, lá: Dùng từ 15 – 30 g phơi khô chia làm 2-3 lần uống trước bữa cơm chính

Một số bài thuốc có dược liệu Ngấy hương:

- Bài thuốc chữa phù thũng: Thái nhỏ, sao vàng và sắc các dược liệu: Ngấy hương 20 g, rễ Cỏ tranh 10 g, Cỏ mần trầu 10 g. Chia thành 2 lần uống trong ngày. 

- Bài thuốc chữa cảm thấp, nôn mửa, ăn không tiêu: Phơi khô và sắc uống 40 -50 g lá ngấy hương. Có thể phối hợp với Gừng sống (3 g), lá Sả (20 g).

- Bài thuốc chữa vàng da: Phơi khô, tán nhỏ và sắc uống các dược liệu Ngấy hương 20 g, lá Vằng 10 g. Dùng 7 – 10 ngày.

- Bài thuốc chữa viêm gan, đau gan: Thái nhỏ, sao vàng, sắc uống các dược liệu: 30 g Ngấy hương, Khúc khắc, Đảng sâm, Rau má, mỗi thứ 20 g, Râu bắp, vỏ Núc nác mỗi thứ 15 g, lá Chanh 5 g. Nếu sốt thì thêm 20 g Kim ngân. Trẻ em dùng liều bằng 1/3 đến 2/3 liều người lớn.

- Chữa trẻ em suy dinh dưỡng, còi xương, chậm biết đi: Ngũ gia bì hương, mộc qua, ngưu tất (với lượng bằng nhau) sắc nước hoặc làm bột uống.

- Chữa thấp khớp: Ngũ gia bì hương 15g; thương truật, tần cửu, hy kiểm thảo, mỗi vị l0g; lão quán thảo 12g. Sắc nước hoặc ngâm rượu uống.

- Giảm tóc khô, gãy rụng: ép quả Ngấy hương tươi để lấy chất dịch, sau đó bôi vào chân tóc hàng ngày

Lưu ý

Một số đối tượng có cơ địa nhạy cảm như: như phụ nữ có thai, người có tiền sử dị ứng, trẻ nhỏ, người suy kiệt nặng, tình trạng cấp cứu… nên cân nhắc trước khi sử dụng dược liệu. Bởi các báo cáo dữ liệu về tác động của Ngấy hương trên các trường hợp này vẫn chưa đầy đủ. 

 

Có thể bạn quan tâm?
SÂM NGỌC LINH

SÂM NGỌC LINH

Sâm Ngọc Linh – cũng là một loại dược liệu được dân gian gọi là Sâm vì nó có nhiều tác dụng trong việc bồi bổ sức khỏe con người. Giờ đây, đã có rất nhiều những loại Sâm được con người nghiên cứu và sử dụng. Tuy nhiên, khi nhắc đến đất nước Việt Nam thì không thể không nói đến Sâm Ngọc Linh, là một loại dược liệu quý.
administrator
CỎ DÙI TRỐNG

CỎ DÙI TRỐNG

Cỏ dùi trống được sử dụng làm thuốc trong Đông y với tên gọi là cốc tinh thảo. Dược liệu này có vị cay, ngọt nhẹ, tính bình giúp làm sáng mắt, điều trị đau đầu, viêm họng, tăng nhãn áp, ho do phong nhiệt.
administrator
MỘT DƯỢC

MỘT DƯỢC

Vị thuốc Một dược là một trong các loại dược liệu đã được sử dụng rất phổ biến từ xa xưa và là khá được ưa chuộng ở nền văn minh Ai Cập cổ đại. Ngày nay, Một dược cũng được xem như một vị thuốc Đông y để điều trị huyết ứ. Vị thuốc có giá trị nhất định trong Đông y ngày nay và cũng là minh chứng cho sự liên kết và giao thoa giữa những thời đại khác nhau của nền y học.
administrator
RAU MÙI

RAU MÙI

Rau mùi có tên khoa học là Coriandrum sativum, có vị cay, tính ấm, nó tác dụng mạnh vào vùng phổi, tiêu hóa.
administrator
BẠCH TẬT LÊ

BẠCH TẬT LÊ

Bạch tật lê, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thích tật lê, gai yết hầu, tật lê, gai ma vương, quỷ kiến sầu nhỏ,... Bạch tật lê là vị thuốc quý giúp cải thiện chức năng sinh lý nam giới hiệu quả. Bên cạnh đó dược liệu này còn có nhiều công dụng khác như hỗ trợ điều trị bệnh về thị giác, tiêu hóa, viêm loét miệng,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SUI

SUI

Sui là loại cây thân gỗ lớn, có tên gọi khác là Nong, Nỗ tiễn tử, Cây thuốc bắn. Đây là một loại dược liệu với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dược liệu Sui nhé.
administrator
NAM SÂM

NAM SÂM

Dược liệu Nam sâm hoặc còn được biết đến với tên gọi khác phổ biến hơn là Ngũ gia bì chân chim, là một loại cây đặc trưng của vùng rừng núi Đông Dương. Từ xa xưa loại dược liệu này đã được biết đến như một vị thuốc có tác dụng tăng lực, kích thích thần kinh, chữa cảm sốt hoặc các chứng đau nhức xương khớp, hay còn chữa các chứng lở ngứa ngoài da.
administrator
HOÀNG ĐÀN

HOÀNG ĐÀN

Hoàng đàn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng đàn liễu, hoàng đàn cành rũ, bách mộc, bách xoắn, ngọc am, tùng có ngấn. Hoàng đàn là cây gỗ quý hiếm ở nước ta, đã có tên trong Sách Đỏ và cần được bảo tồn. Ngoài ra, đây còn là một loại dược liệu quý mà mỗi bộ phận có công dụng khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator