SÂM NGỌC LINH

Sâm Ngọc Linh – cũng là một loại dược liệu được dân gian gọi là Sâm vì nó có nhiều tác dụng trong việc bồi bổ sức khỏe con người. Giờ đây, đã có rất nhiều những loại Sâm được con người nghiên cứu và sử dụng. Tuy nhiên, khi nhắc đến đất nước Việt Nam thì không thể không nói đến Sâm Ngọc Linh, là một loại dược liệu quý.

daydreaming distracted girl in class

SÂM NGỌC LINH

Giới thiệu về dược liệu Sâm Ngọc Linh

- Sâm Ngọc Linh – cũng là một loại dược liệu được dân gian gọi là Sâm vì nó có nhiều tác dụng trong việc bồi bổ sức khỏe con người. Giờ đây, đã có rất nhiều những loại Sâm được con người nghiên cứu và sử dụng. Tuy nhiên, khi nhắc đến đất nước Việt Nam thì không thể không nói đến Sâm Ngọc Linh, là một loại dược liệu quý. Sau đây là những thông tin về loại dược liệu này.

- Tên khoa học: Panax vietnamensis

- Họ khoa học: Araliaceae (họ Cuồng cuồng hay họ Nhân sâm).

- Tên gọi khác: Sâm Khu Năm, Sâm Việt Nam, Sâm trúc, Củ ngải rọm con, cây Thuốc dấu,… 

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Sâm Ngọc Linh

- Đặc điểm thực vật:

  • Sâm Ngọc Linh có 2 loại là Sâm Ngọc Linh rừng và Sâm Ngọc Linh trồng. Trong đó, loại Sâm rừng thường mọc dại trên đỉnh núi Ngọc Linh, đây là loại Sâm quý hiếm có hàm lượng hoạt chất rất cao do đó luôn được săn lùng. Còn loại Sâm trồng thì có hàm lượng hoạt chất thấp hơn Sâm tự nhiên nên giá thành và độ quý hiếm sẽ thấp hơn, nhưng hiệu quả mà Sâm trồng mang lại vẫn là rất tốt.

  • Sâm Ngọc Linh có hình dạng thẳng đứng, mang màu lục hoặc màu hơi tím. Đường kính thân cây khoảng 4 đến 8 mm. 

  • Phần thân rễ khá nạc gồm các rễ nhánh và rễ củ, đường kính rễ khoảng 1 – 2 cm, chiều dài khoảng 30 – 40 cm và thường mọc bò ngang trên mặt đất hoặc có khi dưới mặt đất. Phần cuối thân rễ Sâm Ngọc Linh đôi lúc sẽ có 1 củ có hình cầu. Vỏ rễ có màu nâu nhạt và bên trong rễ có màu trắng ngà.

  • Lá là lá kép hình chân vịt mọc vòng với khoảng 3 – 5 nhánh lá, thường mọc ở phần đỉnh của thân cây. Cuống lá kép có chiều dài khoảng 6 – 12 mm và có 5 lá chét, các lá chét ở chính giữa sẽ to hơn có chiều dài từ 12 – 15 cm và chiều rộng 3 – 4 cm. Phiến lá chét thường có hình bầu dục và có đầu lá nhọn, phần mép có răng cưa. Lá có lông ở cả 2 mặt. 

  • Hoa mọc thành các tán dưới các lá thẳng với thân có chiều dài của cuống hoa khoảng 10 – 20 cm. Mỗi tán hoa sẽ chứa khoảng 60 đến 100 hoa, các hoa có màu vàng nhạt. 

  • Quả Sâm Ngọc Linh thuộc loại quả hạch, có hình trứng và có màu đó về sau chuyển dần sang màu đen. Quả thường mọc ở các tán lá, bên trong quả có chứa 2 hạt.

  • Hạt có hình quả thận, có màu trắng và có vân.

- Phân bố dược liệu: ở nước ta, Sâm Ngọc Linh thường phân bố chủ yếu ở các tỉnh thuộc miền Trung Trung Bộ. Có thể kể đến các tỉnh như Kon Tum (huyện Đắk Tô, Tu Mơ Rông) và tỉnh Quảng Nam (huyện Nam Trà My, huyện Phước Sơn).

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: thường thân rễ và rễ củ thường sử dụng làm thuốc, ngoài ra rễ con và lá cũng có thể được sử dụng.

- Thu hái: thường thu hoạch vào mùa đông, sau khi cây đã đạt 3 năm tuổi.

- Chế biến: sau khi thu hoạch về, rễ sẽ được đem đi rửa sạch rồi phơi khô.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học của Sâm Ngọc Linh

Dược liệu Sâm Ngọc Linh có các thành phần hoạt chất đa dạng như sau:

- Khoảng 52 loại saponin bao gồm: khoảng 7,58% damarane, majonnoside R2, ocotilol,… Hàm lượng saponin của Sâm Việt Nam được cho là dồi dào hơn so với các loại Sâm đến từ Mỹ hoặc Hàn Quốc.

- Các loại acid béo (0,53%): khoảng 14 loại.

- Khoảng 17 loại acid amin.

- Khoảng 20 nguyên tố vi lượng.

- Ngoài ra còn nhiều thành phần khác như tinh dầu (khoảng 0,1%), glucid,…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Sâm Ngọc Linh theo Y học hiện đại

Dược liệu Sâm Ngọc Linh có các tác dụng dược lý nổi bật như sau:

- Hỗ trợ hệ thần kinh trung ương, tăng sức bền cơ thể.

- Tăng khả năng đề kháng.

- Phục hồi số lượng tế bào máu và tăng cường nội tiết tố sinh dục.

- Kháng khuẩn và kháng viêm: tác dụng ức chế đối với vài chủng vi khuẩn như các chủng Streptococcus (thường gây bệnh hầu họng). Bên cạnh đó còn có khả năng hiệp lực với 1 số kháng sinh như ampicilin, erythromycin, bactrim,… Tuy nhiên không ảnh hưởng đến các vi khuẩn có lợi ở ruột.

- Điều hòa hệ tim mạch, giảm lipid huyết.

- Thông đường thở, loãng đờm.

- Ngăn ngừa ung thư.

- Hạ đường huyết.

Tác dụng phụ của Sâm Ngọc Linh

- Dựa trên 1 vài nghiên cứu, Sâm Ngọc Linh là loại dược liệu từ nhiên lành tính, không có độc và có thể sử dụng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, các thử nghiệm cũng chỉ ra rằng sử dụng bột chiết từ rễ cây Sâm Ngọc Linh ở liều lượng 10,6 g/kg thế trọng và 34 g/ kg thể trọng thì hoàn toàn không gây ra bất cứ phản ứng ngộ độc nào. 

- Tuy nhiên, để việc sử dụng Sâm Ngọc Linh được hiệu quả và an thì người bệnh cần tham khảo kỹ càng ý kiến của bác sĩ và người có chuyên môn là tốt nhất.

Vị thuốc Sâm Ngọc Linh trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị đắng, không độc.

- Quy kinh: vào Tâm và Thận.

- Công năng: kích thích vận động, tăng cường trí nhớ, tăng đề kháng cơ thể, cải thiện chức năng các cơ quan,…

- Chủ trị: cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh, suy sinh dục, tăng cường hệ miễn dịch, giúp ăn ngon ngủ ngon, tăng cường thị lực, cải thiện trí tuệ và thể lực,…

Cách dùng – Liều dùng của Sâm Ngọc Linh

- Cách dùng: có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc hoặc dạng cao, dạng viên, siro,... Sử dụng đơn độc hoặc cũng có thể phối hợp với các vị thuốc khác.

- Liều dùng: mỗi ngày sử dụng tối đa từ 2 – 6 g. 

Một số bài thuốc và món ăn từ vị thuốc Sâm Ngọc Linh

- Bài thuốc ngâm rượu Sâm Ngọc Linh giúp mạnh gân cốt và cải thiện sức khỏe:

  • Chuẩn bị: 100 g Sâm Ngọc Linh và từ 2 đến 3 L rượu (độ cồn khoảng 50 – 70o).

  • Tiến hành: Sâm Ngọc Linh đem đi ngâm trong rượu trong khoảng 3 tháng là có thể sử dụng được. Uống 50 – 100 mL rượu mỗi ngày.

- Bài thuốc Sâm Ngọc Linh tẩm Mật ong giúp cải thiện sức khỏe:

  • Chuẩn bị: Sâm Ngọc Linh và Mật ong rừng nguyên chất.

  • Tiến hành: Sâm Ngọc Linh đem đi rửa sạch rồi lau cho khô, tiếp đến cắt thành các lát mỏng rồi cho vào hũ thủy tinh, đổ Mật ong vào ngập hũ và đậy nắp lại. Sử dụng khoảng 3 đến 5 lát Sâm Ngọc Linh ngâm mỗi ngày sẽ thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt.

- Cháo Sâm Ngọc Linh giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường tiêu hóa:

  • Chuẩn bị: 3 g Sâm Ngọc Linh và Gạo để nấu cháo.

  • Tiến hành: Sâm Ngọc Linh cắt thành các lát rồi sắc nước, tiếp đến cho Gạo và thêm nước vào để nấu thành cháo ăn.

- Bài thuốc ngậm Sâm giúp cải thiện hô hấp, chữa hen suyễn và cải thiện sức khỏe:

  • Chuẩn bị: 1 lát Sâm Ngọc Linh.

  • Cách làm: ngâm Sâm Ngọc Linh trong miệng đến khi lát Sâm tan ra hết.

Lưu ý khi sử dụng Sâm Ngọc Linh

- Khi lựa chọn sử dụng Sâm Ngọc Linh, phải thật thận trọng do có thể mua phải Sâm giả (hoặc Sâm kém chất lượng như xác Sâm (Sâm đã bị chiết kiệt hoạt chất) 

- Bài thuốc Sâm Ngọc Linh ngâm rượu chỉ áp dược đối với nam giới ở độ tuổi trung niên. Những người mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, ung thư hoặc người già và phụ nữ đang cho con bú hoặc phụ nữ có thai thì không nên sử dụng bài thuốc này.

- Những người mắc bệnh về tim mạch hoặc những người có thể trạng đặc biệt thì không nên sử dụng Sâm Ngọc Linh do loại dược liệu này có thể làm huyết áp tăng lên, tim đập mạnh có thể dẫn đến mệt mỏi.

 

Có thể bạn quan tâm?
BÔNG MÓNG TAY

BÔNG MÓNG TAY

Bông móng tay vừa là một loại cây cảnh vừa là loại thuốc được sử dụng chữa trị trong Đông Y. Loại dược liệu này có tác dụng trừ thấp, hoạt huyết, thông kinh. Bông móng tay còn gọi là cây Bóng nước, Cây nắc nẻ, Phượng tiên hoa,… Tên khoa học là Herba Impatiens balsamina L, thuộc họ bóng nước (Balsaminaceae).
administrator
KHA TỬ

KHA TỬ

Tên khoa học: Terminalia chebula Retz Họ: Bàng (Combretaceae) Tên gọi khác: Chiêu liêu, Chiêu liêu đồng, Kha lê lặc, Kha lê, Hạt chiêu liêu
administrator
MĂNG CỤT

MĂNG CỤT

Tên khoa học của măng cụt là Garcinia mangostana L., thường dùng trong điều trị tiêu chảy, lỵ, ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng đường tiêu hóa, vàng da, nhiễm trùng, hay hỗ trợ ngừa ung thư.
administrator
TANG KÍ SINH

TANG KÍ SINH

Vị thuốc Tang kí sinh thực chất là người ta thu hoạch cây Tầm gửi mọc kí sinh trên cây Dâu, sau đó chế biến và sử dụng theo mục đích. Cây tầm gửi được sử dụng nhiều trong Đông y như một vị thuốc trị bệnh phong thấp rất hiệu quả. Ngoài tác dụng chính nói trên, người ta còn sử dụng vị thuốc này để chữa trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác.
administrator
SÂM VŨ DIỆP

SÂM VŨ DIỆP

Nhắc đến Sâm hoặc các loại dược liệu thuộc nhà Sâm thì chúng ta đều nghĩ ngay đến những loại thuốc đến từ thiên nhiên giúp bồi bổ cơ thể với những công dụng tuyệt vời, thậm chí được ví như thần dược.
administrator
TỎI TRỜI

TỎI TRỜI

Tỏi trời là một loại dược liệu quý có từ lâu đời được sử dụng trong Y học cổ truyền. Với tên khoa học là Veratrum mengtzeanum, loài cây này được tìm thấy chủ yếu ở vùng núi cao của châu Á. Tỏi trời chứa các hoạt chất có tác dụng điều trị nhiều bệnh, nhưng đồng thời cũng có rất nhiều lưu ý cần biết trước khi sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, thành phần, công dụng và những lưu ý khi sử dụng Tỏi trời để bảo vệ sức khỏe của chúng ta.
administrator
XUYÊN TÂM LIÊN

XUYÊN TÂM LIÊN

Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata) là một loại dược liệu quý có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Nó được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm cả các bệnh lý liên quan đến hô hấp và tiêu hóa. Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tính hiệu quả của Xuyên tâm liên trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm, chống oxy hóa, và giảm đau. Với những công dụng đa năng và an toàn, Xuyên tâm liên được đánh giá là một dược liệu tiềm năng trong y học hiện đại.
administrator
THẠCH LỰU

THẠCH LỰU

Theo Đông Y, Thạch lựu là một loại dược liệu dùng làm thuốc quý, phần quả hay vỏ thân đều có công dụng rất tốt cho sức khỏe và được sử dụng kết hợp trong những bài thuốc dân gian để trị tiêu chảy, sa trực tràng, giun sán, ho lâu ngày, viêm amidan, viêm họng, chảy máu cam. Tuy nhiên, phần vỏ rễ của cây có độc tính, nên cần thận trọng khi sử dụng loại dược liệu này trên những người có thể trạng yếu, ở trẻ em hay phụ nữ có thai.
administrator