Ô MÔI

Ô môi là loại cây thường được người ta trồng làm cảnh ở rất nhiều nơi trên thế giới do loài này có hoa đẹp và cho bóng mát. Bên cạnh đó Ô môi còn là một loại dược liệu thường được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh.

daydreaming distracted girl in class

Ô MÔI

Giới thiệu về dược liệu Ô môi

- Ô môi là loại cây thường được người ta trồng làm cảnh ở rất nhiều nơi trên thế giới do loài này có hoa đẹp và cho bóng mát. Bên cạnh đó Ô môi còn là một loại dược liệu thường được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh. Nhờ sự phong phú trong thành phần hoạt chất mà vị thuốc này có thể mang đến các công dụng hữu ích như nhuận tràng, giảm đau,...

- Tên khoa học: Cassia grandis L. F

- Họ khoa học: Caesalpiniaceae (họ Vang).

- Tên dược liệu: Fructus, Folium et Cortex Cassiae grandis

- Tên gọi khác: Bồ cạp nước, Bọ cạp nước, Cây cốt khí, Kreete, Aac phle, Brai Xiêm, May Khoum,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Ô môi

- Đặc điểm thực vật:

  • Ô môi là loại cây thân gỗ có chiều cao từ 10 – 20 m, bề ngoài thân nhẵn và có màu nâu đen. Thân phân thành nhiều cành lớn với lá xum xuê, các cành mọc ngang và thẳng, vỏ cành nhẵn, những cành non sẽ có 1 lớp lông mịn mang màu gỉ sét bên ngoài.

  • Lá Ô môi là lá kép có dạng lông chim và thường gồm khoảng từ 8 đến 20 cặp lá phụ. Các lá thon và có chiều dài khoảng 7 – 12 cm, chiều rộng khoảng 4 – 8 cm, 2 đầu lá tròn và phía bên trên có nhiều lông mịn bao quanh. Lá có màu xanh sáng bóng và đường gân lá nổi rất rõ.

  • Hoa Ô môi có màu hồng tươi và mọc ở những nách của các lá đã rụng. Hoa thường mọc thành chùm gồm nhiều cụm hóa lớn và rũ xuống, thường có độ dài từ 20 – 40 cm. 

  • Quả Ô môi có hình trụ và dẹt. Chiều dài quả khoảng từ 40 – 60 cm và có đường kính từ 3 – 4 cm. Quả khá cứng, có màu nâu đen và hình dạng hơi cong giống hình lưỡi kiếm. Bên trong quả Ô môi có chứa từ 50 – 60 ô nhỏ, từng ô sẽ chứa 1 hạt nhỏ.

  • Hạt Ô môi có hình tròn hoặc hình bầu dục, khá dẹt và cứng. Hạt có màu vàng và bao quanh hạt là phần thịt quả màu nâu đen, mùi hơi hắc nhưng có vị ngọt và hơi đắng chát. 

  • Ô môi thường ra hoa và nở vào khoảng tháng 2 đến tháng 3 và ra quả vào khoảng tháng 5 đến tháng 10.

- Phân bố dược liệu: 

  • Loại dược liệu này có nguồn gốc từ Nam Mỹ và thường được trồng để lấy bóng râm và làm cảnh.

  • Tại nước ta, Ô môi thường mọc dại hoặc cũng có thể được trồng tại nhiều khu vực miền Nam để lấy bóng mát hoặc để sử dụng như thuốc. Có thể thấy Ô môi ở 1 vài tỉnh phía Bắc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: lá, vỏ thân và hạt của Ô môi đều có thể dùng làm thuốc.

- Thu hái: thường thu hái vào mùa thu khi quả đã chín đều. Còn vỏ thân và lá thì có thể thu hái quanh năm.

- Chế biến: 

  • Quả sau khi thu hái thì bỏ vỏ và bỏ hạt, sử dụng phần thịt quả đem đi ngâm rượu để sử dụng dần.

  • Vỏ thân và lá thì có thể sử dụng tươi hoặc có thể giã nát rồi chắt lấy phần nước cốt để dùng ngoài.

- Bảo quản: quả Ô môi tươi phải bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt và côn trùng.

Thành phần hóa học

Dược liệu Ô môi có những thành phần hóa học đa dạng như:

- Quả chứa các glucid, tanin, saponin, anthraglycosid, calcium oxalate, các tinh dầu, các chất nhầy và các chất nhựa,…

- Lá chứa các anthraglycosid và các flavonoid.

- Hạt có các chất béo.

- Vỏ thân có nhiều tanin.

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Ô môi theo Y học hiện đại

Phần thịt quả Ô môi có rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe gồm:

- Hỗ trợ và tăng cường tiêu hóa.

- Giúp tăng cảm giác thèm ăn, kích thích ăn ngon.

- Nhuận trường, giúp dễ tiểu tiện và điều trị kiết lỵ.

- Giảm đau nhức xương khớp.

- Ngoài ra còn có thể đắp để chữa các vết rắn, rết hoặc bọ cạp cắn hoặc trị một số bệnh ngoài da.

Vị thuốc Ô môi trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị ngọt hơi đắng chát, có mùi hăng.

- Quy kinh: chưa có thông tin.

- Công năng: nhuận trường, giảm đau, thông tiện, trợ tiêu hóa, lành vết thương,…

- Chủ trị: các chứng ăn không ngon, khó tiêu, táo bón, buồn nôn, xương khớp đau nhức,… 

Cách dùng – Liều dùng

- Cách dùng: dựa vào mục đích sử dụng, có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc, dạng dùng ngoài hoặc đối với phần thịt quả thì có thể ăn sống trực tiếp hoặc đem đi ngâm rượu để uống.

- Liều dùng: dựa trên các mục đích sử dụng như

  • Bồi bổ cơ thể: rượu Ô môi liều 2 chén nhỏ mỗi lần, uống 2 lần mỗi ngày trước khi ăn.

  • Nhuận tràng, trị táo bón: 4 – 6 g quả Ô môi, không quá 20 g.

  • Nước cốt vỏ thân & lá: 15 – 20 g mỗi ngày.

  • Đối với dạng dùng ngoài thì liều tùy theo tình trạng.

Một số bài thuốc có vị thuốc Ô môi

- Bài thuốc giúp nhuận tràng:

  • Chuẩn bị: 10 g lá non & lá già của Ô môi.

  • Tiến hành: lá non và lá già đem đi đun cùng 1,2 L nước. Uống 3 lần mỗi ngày sau bữa ăn. Nên sử dụng liên tục trong vòng 1 đến 3 tháng dựa trên tình trạng của bệnh.

- Bài thuốc hỗ trợ và cải thiện tiêu hóa:

  • Sử dụng: 3 – 4 quả Ô môi và 1 L rượu (40o trở lên).

  • Tiến hành: quả Ô môi tách lấy phần thịt quả đem đi ngâm với 1 L rượu trong vòng 1 tháng là có thể sử dụng được. Sử dụng 2 lần mỗi ngày với mỗi lần uống khoảng 30 mL. Nên sử dụng liên tục trong vòng 1 tuần sẽ giúp cải thiện và kích thích hệ tiêu hóa và giúp ăn ngon miệng hơn.

- Bài thuốc chữa thấp khớp và viêm khớp:

  • Chuẩn bị: 50 g vỏ thân Ô môi, Cốt toái bổ và Dây đau xương 100 g mỗi vị, 30 g Nhục quế và 1 L rượu nếp 30 – 40o.

  • TIến hành: các vị thuốc trên đem đi ngâm với rượu nếp trong vòng từ 15 đến 20 ngày thì có thể sử dụng được. Uống 2 lần mỗi ngày và mỗi lần uống khoảng 30 – 60 mL.

- Bài thuốc bồi bổ cơ thể:

  • Chuẩn bị: 1 quả Ô môi và 500 mL rượu nếp 25 – 30o.

  • Tiến hành: quả Ô môi đem đi ngâm với 500 mL rượu nếp trong vòng từ 15 đến 20 ngày thì có thể sử dụng được, và loại rượu này để càng lâu thì công dụng mang đến càng tốt. Liều sử dụng được khuyến cáo hằng ngày là 2 chén cho 1 lần sử dụng và uống 2 lần mỗi ngày trước khi ăn bữa chính.

- Bài thuốc chữa viêm da, hắc lào, lang ben hoặc lở ngứa:

  • Chuẩn bị: lá Ô môi.

  • Tiến hành: lá đem đi rửa sạch rồi giã nát và xát vào vị trí da bị bệnh. Bên cạnh đó cũng có thể lấy lá Ô môi giã nát đem đi ngâm trong rượu 40o với tỷ lệ 1:1, sử dụng để bôi ngoài da mỗi ngày vài lần.

Lưu ý khi sử dụng Ô môi

- Dược liệu Ô môi khi sử dụng dạng rượu ngâm thịt quả có thể có các tác dụng không mong muốn của rượu như buồn ngủ, choáng váng, đỏ mặt, say xỉn,…

- Những đối tượng gồm trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người yếu ốm, người già, người đang cảm sốt, người có các bệnh về gan mật hoặc dạ dày thì đều không nên sử dụng rượu ngâm Ô môi.

- Những người dị ứng với bất cứ thành phần nào của dược liệu thì không được sử dụng.

- Giống như những dược liệu khác, cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi sử dụng Ô môi.

 

Có thể bạn quan tâm?
ĐƯƠNG QUY

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Angelica sinensis) là một loại thực vật thuộc họ Apiaceae, được sử dụng làm dược liệu trong Y học cổ truyền từ hàng trăm năm nay. Đương quy được cho là có tác dụng chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Đương quy có chứa nhiều hoạt chất có tính chất chống oxy hóa và kháng viêm, có thể giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Đương quy, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator
HẠT ĐÌNH LỊCH

HẠT ĐÌNH LỊCH

Hạt Đình lịch là hạt của cây Thốp nốp hay cây Đình lịch với công dụng làm đẹp, trị ghẻ, lọc máu, phù, trị sưng, giảm viêm, liền vết thương... đã được sử dụng trong Đông y từ lâu.
administrator
HẬU PHÁC

HẬU PHÁC

Hậu phác từ lâu đã được sử dụng làm dược liệu trong dân gian với công dụng chữa bệnh về đường tiêu hóa, phòng ngừa viêm loét dạ dày, hạ huyết áp, chữa tiêu chảy, hen suyễn, viêm phế quản, chữa đau bụng, khó tiêu, tắc kinh, rối loạn tiêu hóa...
administrator
LA HÁN QUẢ

LA HÁN QUẢ

La hán quả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Giải khổ qua, mộc miết, quả la hán. La hán quả thường dùng trong Đông y để chữa bệnh. Thuốc có thành phần và tác dụng dược lý đa dạng, có tác dụng thanh nhiệt, trị ho, thông đại tiện. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CAN KHƯƠNG

CAN KHƯƠNG

Can khương thật ra chính là gừng khô, nhờ vào dược tính cao nên được sử dụng làm vị thuốc trong Y học Cổ truyền. Can khương là thân rễ khô của Gừng lâu năm, có củ phình bự và tạo xơ nhiều thì được thu hoạch, rửa sạch, sắc lát và phơi khô để dùng. Lúc này, thành phần dược tính có trong Can khương là nhiều nhất. Giá trị này ít hơn ở cây non. Tên gọi khác: Bạch khương, Bào khương, Quân khương, Đạm can khương… Tên khoa học: Zingiber offcinale Roscoe. Họ: Gừng (Zingiberaceae).
administrator
BẠCH QUẢ

BẠCH QUẢ

Bạch quả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tử. Bạch quả là một loại nguyên liệu thường được sử dụng trong các món ăn như món chè, món bánh vì chúng mang đến một hương vị thơm ngon và khả năng thanh nhiệt cho cơ thể rất tốt. Theo Đông y, hạt cây Bạch quả còn có tên là Ngân Hạnh, nó được dùng từ rất lâu đời trong nền y học cổ truyền phương Đông. Ngày nay, Bạch quả được sử dụng phổ biến nhằm điều trị bệnh sa sút trí tuệ, do thiểu năng tuần hoàn máu não.
administrator
NGŨ GIA BÌ

NGŨ GIA BÌ

Ngũ gia bì là loại cây có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, không chỉ để trồng làm cảnh, dùng như một loại rau trong các bữa ăn của gia đình mà còn là một loài thảo dược quý của vùng đất phía Nam với rất nhiều tác dụng trị bệnh hiệu quả. Trong các bài thuốc y học cổ truyền, Ngũ gia bì được sử dụng như một vị thuốc cho tác dụng chữa các bệnh về xương khớp và các chấn thương phần mềm.
administrator
THUYỀN THOÁI

THUYỀN THOÁI

Thuyền thoái là xác lột của ve sầu khi nó lớn lên, được sử dụng như một loại dược liệu. Trong Y học cổ truyền, dân gian thường sử dụng chúng như một vị thuốc trong chữa sốt nóng, động kinh co giật ở trẻ em. Bên cạnh đó, vị thuốc này còn có công dụng chữa các chứng nóng sốt, cảm nhiệt hay đau họng khàn tiếng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thuyền thoái và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator