HẠT ĐÌNH LỊCH

Hạt Đình lịch là hạt của cây Thốp nốp hay cây Đình lịch với công dụng làm đẹp, trị ghẻ, lọc máu, phù, trị sưng, giảm viêm, liền vết thương... đã được sử dụng trong Đông y từ lâu.

daydreaming distracted girl in class

HẠT ĐÌNH LỊCH

Giới thiệu hạt Đình lịch

Hạt Đình lịch là hạt của cây Thốp nốp hay cây Đình lịch với công dụng làm đẹp, trị ghẻ, lọc máu, phù, trị sưng, giảm viêm, liền vết thương... đã được sử dụng trong Đông y từ lâu.

  • Tên thường gọi: Đình lịch (Hạt)

  • Tên gọi khác: Hạt Ngũ Hoa...

  • Tên khoa học: Hygrophyla salicifolia (Vahl) Nees

  • Họ: họ Ô rô (Acanthaceae)

Hạt Đình lịch có kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày. Do đó tuyệt đối không ăn hay uống hạt Đình lịch.

Đặc điểm tự nhiên, Phân bố

Đặc điểm tự nhiên

Đình lịch là loài cây thảo rất đa dạng, cao đến 1m, không lông hay rất ít lông nhất là dưới cụm hoa. Thân vuông, mọc đứng hay mọc nằm, phình ở các mấu. 

Lá có phiến xoan, thường thon dài hay thuôn, nguyên hay khía tai bèo.

Hoa thành xim co ở nách lá, tiền diệp hẹp, hoa có màu tím nhạt

Quả nang nâu đậm, chứa 20 – 35 hạt có lông hút nước.

Mùa hoa: tháng 5 – 12. 

Mùa quả: tháng 8 đến tháng 10.

Phân bố

Cây Đình lịch mọc phổ biến khắp nơi, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Cây mọc hoang ở ruộng, đất trống, bờ mương, bãi hoang khắp nơi.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phần dùng 

Hạt Đình lịch

Thu hái, chế biến

Mùa quả chín bắt đầu khoảng tháng 8 - 10. 

Thu hoạch bằng cách nhổ cả cây đem về rồi phơi khô, đập lấy hạt. Hạt đem phơi khô để làm dược liệu.

Thành Phần Hóa Học 

Lá Đình lịch chứa 18% tro giàu kalium, hạt chứa 25% dầu béo và có vết của một alcaloid đắng. 

Tác dụng – Công dụng

  • Trong hạt Đình lịch có chứa hàm lượng cao alcaloid, có tác dụng trong việc điều trị sưng tấy, giảm viêm nhiễm tốt

  • Hạt Đình lịch còn có tác dụng hút mủ các vết thương bị viêm và điều trị máu bầm

  • Công dụng làm đẹp: dưỡng da, tẩy mụn, giúp da săn chắc mịn màng, hồng hào hơn...

  • Điều trị mụn

  • Hút mụn mủ và làm sạch dầu thừa

  • Kết hợp điều trị các bệnh ho gà, ho ra máu

Một số nghiên cứu cho thấy hạt Đình lịch có thể giải độc và hạ nhiệt tốt. Do đó người ta thường kết hợp để điều trị các bệnh thổ huyết, ho gà hay các tình trạng đau nhức.

Ở Vân Nam (Trung Quốc), dây của cây Đình lịch được dùng trị viêm hầu họng, viêm tuyến vú, thổ huyết, chảy máu cam, ho gà; dùng ngoài trị gãy xương, đòn ngã tổn thương và rắn độc cắn.

  • Giảm sưng viêm, tốt cho các vết thương có mủ và tụ máu

Hạt Đình lịch có hàm lượng alcaloid đắng rất cao. Đây là chất được đánh giá là kháng viêm, giảm vi khuẩn, ngăn ngừa sưng tấy cực tốt. Do đó mà nó có thể được dùng để giảm tình trạng mủ hay máu bầm.

Ở Malaixia, lá thường được dùng làm thuốc đắp chữa vết thương và sưng phù. Ở Malaixia, dịch lá hơi se dùng làm thuốc lọc máu và làm săn da. Hạt dùng ở Giava làm thuốc đắp trị đau đầu và sốt.

Theo y học cổ truyền

Theo đông y, Đình lịch có vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hóa ứ chỉ thống.

Cách Dùng – Liều dùng 

  • Cách đắp mặt nạ bằng hạt Đình lịch

Rửa mặt bằng nước ấm trước khi đắp mặt nạ.

Lấy 3 thìa hạt Đình lịch, thêm chút nước ấm vào cốc, khuấy đều để hạt hút hết nước và keo lại thành cục. Sau đó đắp lên da mặt trong thời gian khoảng 25 đến 30 phút rồi bóc ra, rửa mặt 1 lần bằng nước mát.

  • Dùng hạt Đình lịch làm mặt nạ hút mủ

Dùng khoảng 2 thìa to hạt Đình lịch rồi cho vào cốc nước ấm cỡ 40 - 50°C để ngâm, 5 phút sau thì gạn bớt nước và trộn đều hỗn hợp này lên. Sau đó đắp lên mặt chỗ da có mụn mủ, công dụng giúp giãn nở các lỗ chân lông, dần dần các nốt mụn sưng lên rồi vỡ ra và dịch mủ chảy ra ngoài.

Mủ chảy ra cùng với cồi mụn khi lấy mặt nạ ra. 

Cần sát trùng cẩn thận rồi rửa mặt lại bằng nước ấm và chăm sóc da cẩn thận để các vết thương hở không bị viêm nhiễm.

Lưu ý

Hạt Đình lịch có kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày. Do đó tuyệt đối không ăn hay uống hạt Đình lịch.

Lựa chọn mua sản phẩm uy tín, tránh mua hàng giả, hàng nhái.

 

Có thể bạn quan tâm?
HỒI ĐẦU THẢO

HỒI ĐẦU THẢO

Cây Hồi đầu thảo là loại dược liệu quý trong Y Học Cổ Truyền Việt Nam với công dụng điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, tăng cường tiêu hóa, giải độc, giảm đau, chữa các bệnh về đường ruột như viêm dạ dày, tá tràng, viêm ruột non, nhuận tràng, tiêu chảy, chữa vàng da do viêm gan, ăn không tiêu, đau tức bụng; chữa suy nhược thần kinh, đau nhức toàn thân...
administrator
RỄ CAU

RỄ CAU

Theo y học cổ truyền, rễ cau giúp tiêu hóa, sát trùng. Dùng để điều trị các bệnh giun sán, ký sinh trùng đường ruột, thực tích khí trệ, bụng đầy tiện bón, chứng tả lị mót rặn, phù thũng.
administrator
KẾ SỮA

KẾ SỮA

Tên khoa học: Silybum marianum (L) Gaertn Họ Cúc (Asteraceae) Tên gọi khác: Cây đức mẹ, cây kế thánh, cây cúc gai
administrator
DƯỚNG

DƯỚNG

Dướng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chử đào thụ, cây ró, cây dó, dâu giấy, cây cốc, chử thực tử. Dướng có vị ngọt, tính mát, thông kinh lạc, kiện tỳ, ích thận. Nó có tác dụng dưỡng lão, cường tráng cơ xương, cải thiện thị lực, bổ thận tráng dương, chữa bệnh lâu dài. Vỏ thân lá có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù thũng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BÁN HẠ BẮC

BÁN HẠ BẮC

Bán hạ bắc là loại dược liệu quý trong Đông y, thường có tác dụng hiệu quả với tiêu đờm, cầm nôn, được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc trị ho, tiêu hóa kém,.. Bán hạ bắc còn có tên gọi khác là Thủy ngọc, Địa văn (Bản Kinh), Hòa cô (Ngô Phổ Bản Thảo), Thủ điền, Thị cô (Biệt Lục)…
administrator
MÂM XÔI

MÂM XÔI

Tên khoa học: Rubus alceaefolius Poir. Họ Hoa hồng (Rosaceae) Tên gọi khác: Đùm đùm, Chúc xôi, Cơm xôi, Phúc bồn tử.
administrator
DÂM DƯƠNG HOẮC

DÂM DƯƠNG HOẮC

Dâm dương hoắc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tiên linh tỳ, Cương tiền, Phỏng trượng thảo, Thiên lưỡng kim, Tam chi cửu diệp thảo, Khí trượng thảo, Can kê cân, Hoàng liên tổ, Hoàng đức tổ, Khí chi thảo.
administrator
VÔNG VANG

VÔNG VANG

Dược liệu Vông vang (Abelmoschus moschatus) là một loại cây thân thảo, có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Các thành phần hóa học trong Vông vang như flavonoid, acid hữu cơ và chất nhầy đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều tác dụng khác nhau trong y học. Vông vang được sử dụng để chữa bệnh và làm thuốc truyền thống từ hàng trăm năm qua và hiện nay đang được nghiên cứu để áp dụng trong y học hiện đại.
administrator