DÂY TƠ HỒNG

Dây tơ hồng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đậu ký sinh, thỏ ty tử, kim tuyến thảo, la ty tử, hoàng la tử, xích cương. Dây tơ hồng là một loại thực vật có hoa, thân mềm dạng sợi nhỏ sống ký sinh trên cây khác. Dựa theo màu sắc và đặc điểm của cây, dây tơ hồng được chia thành hai loại là dây tơ hồng vàng và dây tơ hồng xanh. Hạt của cây (thỏ ty tử) có tác dụng cố tinh, bổ thận, minh mục, kiện cốt nên được dùng trong bài thuốc chữa các chứng bệnh do thận hư suy như liệt dương, di hoạt tinh, đau lưng mỏi gối, thị lực suy giảm,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

DÂY TƠ HỒNG

Đặc điểm tự nhiên

Dây tơ hồng vàng sống ký sinh hoàn toàn trên thân cây khác, thường là những cây to hoặc các bụi cây. Cây không có khả năng quang hợp nên phải cây hút chất dinh dưỡng từ cây khác để tồn tại.

Dây tơ hồng có thân cây dạng sợi nhỏ, màu vàng, vàng xanh hoặc nâu nhạt. Khi phát triển, thân vươn dài mọc cuốn vào cành hay các tán lá của cây chủ. Dọc theo thân có nhiều rễ mút mọc đâm vào thân cây mà nó ký sinh để hút chất dinh dưỡng.

Dây tơ hồng vàng không có lá mà bị tiêu biến thành các vảy. Hiếm khi dây tơ hồng vàng ra hoa. Nếu ra thì hoa khá nhỏ, hình cầu, sắc trắng nhạt. Nhiều bông gộp lại thành một chùm.

Quả tơ hồng vàng có hình bầu, đường kính cỡ 3mm. Khi còn non quả màu xanh, khi già chuyển sang màu đen. Vỏ bắt đầu nứt từ dưới lên để lộ ra 2 – 4 hạt nhỏ hình trứng ở bên trong. Đỉnh hạt dẹt, chiều dài mỗi hạt cỡ 2mm.

Dây tơ hồng vàng có nguồn gốc từ Afghanistan, Sri Lanka, Trung Quốc và cả Việt Nam. Ở nước ta chúng phân bố rộng rãi trên khắp vùng lãnh thổ kéo dài từ bắc vào nam. Ở miền trung ta thấy dây tơ hồng thường sống kí sinh trên cây hoa bông bụt còn miền bắc cây sống ký sinh trên cây cúc tần. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Thân sợi(dây), hạt của dây tơ hồng (thỏ ty tử) là những bộ phận được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Thân sợi thu hái quanh năm, hạt thu hoạch vào mùa quả chín, thường là mùa thu. Quả tơ hồng vàng sau khi chín được đem về phơi khô, đập cho vỏ quả nứt hết ra để lấy hạt.

Chế biến: Thân dây tơ hồng vàng dùng tươi hoặc phơi khô.

Hạt phơi khô rồi đem sao vàng chung với nước muối pha loãng. Hoặc đem hạt nấu chín cho bung nở thành cháo đặc và chuyển sang màu xám nâu thì để nguội, giã nhuyễn. Thêm một ít bột mì với rượu vào làm bánh, cắt miếng nhỏ đem sấy khô tích trữ dùng dần.

Bảo quản dược dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm mốc, tránh ánh nắng trực tiếp.

Thành phần hóa học

Thông qua các nghiên cứu, các nhà khoa học phân lập được hơn 100 chất ở dây tơ hồng. Trong số đó, Flavonoid và Phenoic acid chiếm tỷ lệ cao và là hoạt chất sinh học chính của dây. Ngoài ra, dây tơ hồng cũng chứa nhiều vitamin A, lecithin, glycoside, quercetin, carotenoid.

Tác dụng

+Tăng cường miễn dich: Chiết xuất từ dây tơ hồng vàng tiêm vào ổ bụng của thỏ ghi nhận khả năng làm tăng tác dụng của thực bào. Điều này cho thấy Dây tơ hồng vàng có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch.

+Tác dụng chống loãng xương: Dây tơ hồng đã được sử dụng để điều trị chứng loãng xương ở Trung Quốc và ở một số nước Châu Á. Yao và cộng sự (2005) đã chứng minh bổ sung chiết xuất nước của dây tơ hồng giúp thúc đẩy đáng kể sự phân hóa và tăng sinh của nguyên bào xương. Đồng thời, ức chế hoạt động huỷ xương của tế bào

+Tác dụng bảo vệ gan: Nhiều nghiên cứu chứng minh ảnh hưởng của chiết xuất nước và ethanol của Dây tơ hồng trong các hoạt động chống lại độc tính trên gan do acetaminophen gây ra ở chuột. Ngoài ra, chiết xuất ethanol có thể ngăn ngừa những thay đổi bất lợi mô bệnh học gan như hoại tử trung tâm gan, thâm nhiễm tế bào Kupffer, …

+Tác dụng chống ung thư: Dùng dung dịch được chiết xuất từ thỏ ty tử cho thỏ thực nghiệm uống nhận thấy dược liệu có tác dụng ức chế tế bào ung thư vú.

+Nước sắc từ thỏ ty tử có tác dụng hạ huyết áp, tăng co bóp của tim, hưng phấn cổ tử cung và cải thiện chứng đục thủy tinh thể.

Công dụng

Dây tơ hồng có vị ngọt, cay, tính hơi ấm, không độc và sẽ gồm có các công dụng dau đây:

+Hỗ trợ điều trị bệnh liệt dương.

+Điều trị di tinh và tiểu đêm nhiều lần.

+Điều trị tiểu tiện không thông.

+Điều trị thận hư gây khí hư.

+Điều trị chứng kiết lỵ.

+Điều trị chứng thận hư yếu gây đau lưng, mỏi gối.

+Điều trị tai ù, choáng đầu, dương nuy, răng lung lay, lưng đùi mệt mỏi, tảo tiết, nghe kém.

+Điều trị hậu môn đau, trĩ sưng ngứa.

+Điều trị tiêu chảy lâu ngày do thận hư.

+Điều trị chứng tê nhức tay chân, chảy nước mắt sống, ăn uống không tiêu do thận hư.

+Điều trị chứng da xanh tái, mạch yếu.

+Điều trị suy nhược thần kinh.

+Điều trị chứng tiểu năng tạo máu ở tủy xương.

+Điều trị bệnh hen suyễn.

Liều dùng

Thỏ ty tử được sử dụng chủ yếu ở dạng sắc và dạng viên hoàn. Liều dùng trung bình: 12 – 16g/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Phụ nữ có thai cần cẩn trọng khi dùng thuốc.

+Kiêng ăn thịt thỏ khi dùng hạt dây tơ hồng vàng.

 

Có thể bạn quan tâm?
LỤC THẦN KHÚC

LỤC THẦN KHÚC

Lục thần khúc thực chất không phải là tên của một loại cây thuốc nhất định, mà nó được tạo nên từ nhiều loại dược liệu khác nhau được lên men cùng với bột mì hoặc bột gạo rồi được đóng bánh và phơi khô để sử dụng.
administrator
ATISO

ATISO

Atiso là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam Châu Âu đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Mỗi bộ phận trên cây atiso đều có ích và được đưa sử dụng để điều trị bệnh cho con người trong các bài thuốc dân gian.
administrator
RAU ĐẮNG ĐẤT

RAU ĐẮNG ĐẤT

Theo y học cổ truyền, Rau đắng đất có tính mát và vị đắng, có tác dụng hạ nhiệt, kích thích tiêu hóa, nhuận gan, khai vị, sát trùng, nhuận tràng và kiện vị.
administrator
TINH DẦU CAM BERGAMOT

TINH DẦU CAM BERGAMOT

Tinh dầu Bergamot, hay còn gọi là tinh dầu cam ngọt là một thành phần có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết. Tuy nhiên, những người yêu thích hương thơm, chắc hẳn cũng đã từng ngửi qua loại tinh dầu mang mùi thơm dễ chịu này. Tuy nhiên, tinh dầu Bergamot còn có nhiều tác dụng khác và hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
administrator
TRẦU KHÔNG

TRẦU KHÔNG

Trầu không (Piper betle) là một loại cây thân leo có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Á, được sử dụng như một dược liệu quý từ lâu đời trong y học cổ truyền. Trầu không, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Các nghiên cứu khoa học cho thấy Trầu không có nhiều thành phần hóa học quan trọng như tannin, phenol, alkaloid và flavonoid, có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lý răng miệng.
administrator
BẠCH ĐẦU ÔNG

BẠCH ĐẦU ÔNG

Bạch đầu ông, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hồ vương sứ giả, bạch đầu thảo, miêu đầu hoa, phấn thảo, phấn nhũ thảo. Cây bạch đầu ông là một loại thảo dược phổ biến có nhiều tác dụng hữu ích. Cây có tên gọi là bạch đầu ông là vì phía gần gốc của cây người ta thấy có chỗ trắng như bạch nhung, hình dáng lại như đầu ông lão, nên cái tên bạch đầu ông là bắt nguồn từ hình dáng của chúng. Còn về cụ thể công dụng, cách sử dụng vị thuốc đó như thế nào, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết đến quý bạn đọc.
administrator
THÀNH NGẠNH

THÀNH NGẠNH

Thành ngạnh (Cratoxylum prunifolium) là một loại cây có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ và đã được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị một số bệnh. Thành ngạnh có thành phần chính là các hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Thành ngạnh có thể hỗ trợ trong việc điều trị một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hệ thống thần kinh và hệ miễn dịch. Tuy nhiên, để sử dụng Thành ngạnh hiệu quả và an toàn, cần lưu ý một số thông tin quan trọng liên quan đến cách sử dụng và bảo quản.
administrator
TÁO MÈO

TÁO MÈO

Táo mèo (Docynia indica) là một loài cây thuộc họ Hoa hồng được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Cây táo mèo sinh trưởng phổ biến ở vùng núi cao, phân bố rộng khắp tại các tỉnh miền núi Việt Nam. Với các tác dụng khá tuyệt vời, táo mèo đang được nghiên cứu và phát triển để áp dụng trong y học hiện đại.
administrator