BẠCH ĐẦU ÔNG

Bạch đầu ông, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hồ vương sứ giả, bạch đầu thảo, miêu đầu hoa, phấn thảo, phấn nhũ thảo. Cây bạch đầu ông là một loại thảo dược phổ biến có nhiều tác dụng hữu ích. Cây có tên gọi là bạch đầu ông là vì phía gần gốc của cây người ta thấy có chỗ trắng như bạch nhung, hình dáng lại như đầu ông lão, nên cái tên bạch đầu ông là bắt nguồn từ hình dáng của chúng. Còn về cụ thể công dụng, cách sử dụng vị thuốc đó như thế nào, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết đến quý bạn đọc.

daydreaming distracted girl in class

BẠCH ĐẦU ÔNG

Đặc điểm tự nhiên

Cây bạch đầu ông là một loài thực vật thân thảo nhỏ, có chiều cao khoảng 30-80cm. Thân cây thẳng đứng, có khía, màu xanh lục, lông tơ mềm trắng bao quanh. Lá mọc so le, có nhiều hình dạng: hình dài, hình mũi mác, hình quả trám. Kích thước cuống lá dài hơn ngọn lá. Phiến lá nhọn ở hai đầu, mép lá có răng cưa nhỏ không đều nhau.

Rễ cây bạch đầu ông thường có hình trụ, nhỏ, hơi cong, dài khoảng 6-20cm. Chóp rễ hơi phình to, có vài lớp gốc lá dạng bẹ, ngoài phủ lông mịn dạng tơ màu trắng.

Hoa mọc ra từ thân, cao khoảng 10cm. Hoa mọc thành cụm ở ngọn, hoa hình đầu, có màu tím.

Quả bế hình trứng ngược, dẹt, màu vàng nâu, có chấm nhỏ.

Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 5-6

Ở nước ta, cây mọc hoang ở các nơi đường đi, bãi cát, bờ ruộng, những nơi có đất ẩm.

Cây Bạch đầu ông phổ biến khắp nước ta từ miền núi cao khoảng 1.500m trở lên đến trung du và đồng bằng, ngoại trừ vùng núi. Loài này cũng phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia cho đến tận vùng Đông Phi và Australia.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây đều dùng làm thuốc được, nhưng hóa, lá tốt nhất là hái vào mùa hè. Rễ cây thu hái lúc cây trưởng thành

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm

Chế biến: Tùy mục đích sử dụng mà các bộ phận khi lấy về có thể đem rửa sạch đất cát, dùng tươi hoặc khô. Hoặc có thể tẩm rượu sao qua để dùng dần (đối với rễ).

Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ẩm mốc, mối mọt làm hư hại thuốc.

Thành phần hóa học

Người ta thấy trong bạch đầu ông chứa:

+15 nguyên tố hóa học: Fe, Mg, Al, Mn, Si, Ca, Ti, Ni, Cu, Pb, Cd, Zn, Zr, Na.

+Trong lá và thân củ bạch đầu ông chứa: sterol, triterpen, alkaloid, flavon, tanin, glycosid.

+Ngoài ra trong bạch đầu ông còn chứa: Pulsatoside, Anemonol, Anemonin, Oleanolic acid,...

Tác dụng

+Tác dụng kháng trùng amip gây lỵ ở trực tràng.

+Có tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc có tác dụng với Staphylococcus Aureus, Pseudomonas Aeruginosa, và có tác dụng ức chế mạnh với Shigella Dysenteriae.

+Hỗ trợ điều trị lao hạch, lao xương.

+Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.

+Điều trị đau nửa đầu, suy nhược thần kinh do căng thẳng, mất ngủ trong thời gian dài.

+Điều trị tắc tuyến sữa, bướu cổ, sưng búi trĩ.

+Giúp giảm đau đối với nam giới bị viêm mào tinh hoàn và nữ giới bị bệnh buồng trứng.

Công dụng

Bạch đầu ông có vị ngọt, đắng, tính hàn có các công dụng sau đây:

+Điều trị mụn nhọt, tình trạng nhiễm trùng da do vi khuẩn, bị viêm da,

+Điều trị đau nhức, khó đại tiện do trĩ ngoại.

+Điều trị rụng tóc ở trẻ nhỏ.

+Điều trị trĩ và lỵ có chảy máu.

+Hỗ trợ điều trị rong huyết, rong kinh.

+Hỗ trợ điều trị viêm gan vàng da cấp tính.

+Điều trị chứng suy nhược thần kinh.

+Điều trị tình trạng đau đầu do căng thẳng, mất ngủ, chứng tăng động.

+Điều trị lở, nhọt sưng đau do nhiệt độc.

+Hỗ trợ điều trị chứng đau nửa đầu, đau tai, đau thắt lưng.

+Điều trị rối loạn hệ tiết niệu và rối loạn tiêu hóa.

+Điều trị đau dạ dày, tiêu chảy, sốt, ho, sổ mũi,...

Liều dùng

Bạch đầu ông được sử dụng ở dạng đắp ngoài và sắc uống. Nếu dùng uống chỉ nên sử dụng từ 8 – 12g/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú tránh sử dụng vì dễ gặp tác dụng phụ.

+Người có cơ địa mẫn cảm với các thành phần của thuốc Nam

+Không dùng cho người lỵ, tiêu chảy do hư hàn.

 

Có thể bạn quan tâm?
TAM THẤT NAM

TAM THẤT NAM

Tam thất cũng được xem là một loại thần dược được ví như một loại Nhân sâm sử dụng để bồi bổ cơ thể. Thực tế Tam thất cũng có các công dụng khá giống với Nhân sâm, nhưng đó là Tam thất Bắc. Cụ thể Tam thất còn có loại khác là Tam thất Nam với những công dụng tác dụng rất khác. Sau đây là những thông tin về dược liệu Tam thất Nam.
administrator
XUÂN HOA

XUÂN HOA

Xuân hoa (Pseuderanthemum palatiferum) là một loại dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại. Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, xuân hoa đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong việc chữa trị nhiều bệnh lý. Dưới đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm và công dụng của Xuân hoa.
administrator
BẦU ĐẤT

BẦU ĐẤT

Bầu đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Kim thất, rau lúi, Thiên hắc địa hồng, dây chua lè, rau bầu đất, khảm khom. Bầu đất là một loại cây thông dụng, thường được người dân nước ta dùng như rau bổ, mát. Ngoài ra, loại cây này cũng là một vị thuốc điều trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, loại cây này cũng chính là dược liệu xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc quý. Giúp chữa chứng táo bón, kiết lỵ, ho gió, ho khan, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, giúp an thần, cải thiện giấc ngủ…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGẤY HƯƠNG

NGẤY HƯƠNG

Ngấy hương có vị chua hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ có công dụng đa dạng như: hỗ trợ tiêu hóa (ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, vàng da,…), bổ ngũ tạng, ích tinh khí, tiêu phù thũng, giải độc, khử phong thấp, cường gân cốt, bổ gan thận.
administrator
CỦ GẤU TÀU

CỦ GẤU TÀU

Củ gấu tàu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ấu tẩu, ô đầu, thiên hùng, trắc tử, xuyên ô, gấu tàu, co ú tàu, thảo ô. Củ gấu tàu thường được nhân dân sử dụng để nấu cháo ăn hoặc dùng chữa chứng đau nhức xương khớp. Tuy nhiên vị thuốc này có độc tính mạnh (do hàm lượng acotinin cao) nên chỉ được sử dụng khi có chỉ định của thầy thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY CHÂN BẦU

CÂY CHÂN BẦU

Cây chân bầu còn được gọi là bầu chưng hay song kê, nầu trâm, tim bầu; cóên khoa học là Ombretum quadrangulare Kurz và thuộc họ Hoa môi (Combretaceae). Cây chân bầu chủ yếu được sử dụng để điều trị ký sinh trùng đường ruột.
administrator
CÂY LƯỠI BÒ

CÂY LƯỠI BÒ

Cây lưỡi bò, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây chút chít, thổ đại hoàng, ngưu thiệt, dương đề. Cây lưỡi bò mặc dù là một loại cây mọc dại nhưng lại có nhiều tác dụng chữa bệnh không phải ai cũng biết. Trong Đông y, dược liệu này còn được gọi là thổ đại hoàng, xuất hiện phổ biến trong các bài thuốc chữa hắc lào, mụn nhọt, viêm da. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DÂY TƠ HỒNG

DÂY TƠ HỒNG

Dây tơ hồng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đậu ký sinh, thỏ ty tử, kim tuyến thảo, la ty tử, hoàng la tử, xích cương. Dây tơ hồng là một loại thực vật có hoa, thân mềm dạng sợi nhỏ sống ký sinh trên cây khác. Dựa theo màu sắc và đặc điểm của cây, dây tơ hồng được chia thành hai loại là dây tơ hồng vàng và dây tơ hồng xanh. Hạt của cây (thỏ ty tử) có tác dụng cố tinh, bổ thận, minh mục, kiện cốt nên được dùng trong bài thuốc chữa các chứng bệnh do thận hư suy như liệt dương, di hoạt tinh, đau lưng mỏi gối, thị lực suy giảm,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator