HỒI ĐẦU THẢO

Cây Hồi đầu thảo là loại dược liệu quý trong Y Học Cổ Truyền Việt Nam với công dụng điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, tăng cường tiêu hóa, giải độc, giảm đau, chữa các bệnh về đường ruột như viêm dạ dày, tá tràng, viêm ruột non, nhuận tràng, tiêu chảy, chữa vàng da do viêm gan, ăn không tiêu, đau tức bụng; chữa suy nhược thần kinh, đau nhức toàn thân...

daydreaming distracted girl in class

HỒI ĐẦU THẢO

Giới thiệu dược liệu

Cây Hồi đầu thảo là loại dược liệu quý trong Y Học Cổ Truyền Việt Nam với công dụng điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, tăng cường tiêu hóa, giải độc, giảm đau, chữa các bệnh về đường ruột như viêm dạ dày, tá tràng, viêm ruột non, nhuận tràng, tiêu chảy, chữa vàng da do viêm gan, ăn không tiêu, đau tức bụng; chữa suy nhược thần kinh, đau nhức toàn thân...

  • Tên thường gọi: Hồi đầu thảo

  • Tên gọi khác: Cỏ vùi đầu, Vùi đầu thảo, Vùi sầu, Củ điền thất, Thủy điền thất, Vạn bốc, Bơ pỉa mển (Thái), Mằn tảo láy, Hổi thẩu (Tày)...

  • Tên khoa học: Tacca plantaginea (Hance) Drenth

  • Họ: Họ râu hùm (Taccaceae)

Hồi Đầu Thảo - Công Dụng Và Cách Dùng Cây Thuốc

Cây Hồi đầu thảo là loại dược liệu quý trong Y Học Cổ Truyền Việt Nam

Đặc điểm tự nhiên, Phân bố

Đặc điểm tự nhiên

Hồi đầu thảo thuộc thân thảo, sống hàng năm, cao 20 – 80 cm, mọc thành từng bụi.

Rễ mọc cong lên, phình thành củ có hình quả trứng hoặc tròn, không có thân. Ruột của phần củ có màu vàng và mùi hăng giống nghệ. Sau khi khô lại thì chuyển sang màu be nhạt, không còn mùi hăng và có mùi thơm giống như cây Tam thất nên chúng thường bị nhầm lẫn với cây Tam thất.

Lá có hình giống trái xoan thuôn hay giống lá nghệ, phình to và nhọn ở đầu. Lá mọc thẳng từ rễ do cây không có thân và có khoảng 6 - 10 lá. Lá dài khoảng 10 – 20 cm, rộng 7 – 10 cm. Phần mép lá men theo phần cuống và xòe ra thành bẹ ở phần gốc, còn phần đầu thì thuôn dài thành mũi nhọn. Cuống lá dài từ 5 – 7 cm. Mặt trên của lá màu xanh, nhẵn bóng và nhìn rõ các phiến chạy dọc từ cuống cho đến tận đầu lá. Mặt dưới có màu xanh nhạt.

Hoa màu tím, mọc thành từng cụm ở kẽ lá thành tán. Mỗi cụm gồm 6 – 10 hoa mọc chung trên một cái cán dẹt và có khuynh hướng mọc cong dần xuống. 

Quả dạng quả nang, đỉnh quả mở không đều, bên trong chứa hạt nhỏ có vỏ ngoài màu nâu, hình thoi.

Mùa hoa: tháng 9 – tháng 12. 

Phân bố

Hồi đầu thảo phát triển chủ yếu ở các nước châu Á như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Lào, Trung Quốc, Ấn Độ…

Hồi đầu thảo ưa mọc ở những nơi ẩm thấp hay mọc hoang ven bờ suối, ở rừng núi hoặc trồng trong vườn...

Ở Việt Nam, Hồi đầu thảo được tìm thấy nhiều ở vùng núi phía Bắc nước ta: Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc kạn, Lào cai... là loại dược liệu quý của người dân tộc Tày, Thái. Tuy nhiên việc khai thác còn ít.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Thân rễ (củ).

Thu hái, chế biến

Đào lấy củ rồi cắt bỏ phần rễ con mọc xung quanh củ, đem rửa sạch đất cát, thái mỏng, phơi hay sấy khô đều được.

Khi dùng thì đem ủ củ Hồi đầu thảo cho mềm, sau đó thái lát mỏng đem tẩm với gừng tươi, cho vào chảo nóng sao vàng rồi tán bột sắc uống.

Thành phần hoá học

Trong rễ cây, các nhà khoa học tìm thấy hoạt chất saponin steroid, sau khi mang thủy phân thì thu được chất diosgenin (1,12 - 1,14%).

Tác dụng – Công dụng 

Hồi đầu thảo có vị đắng, the nhẹ và tính bình, trong Y học có những công dụng sau:

  • Điều hòa kinh nguyệt, chữa ít kinh, đau bụng kinh, huyết xấu, bổ huyết, làm tan máu ứ

  • Tăng cường tiêu hóa, chữa các bệnh về đường ruột như viêm dạ dày, tá tràng, viêm ruột non, nhuận tràng, tiêu chảy, chữa vàng da do viêm gan, ăn không tiêu, đau tức bụng...

  • Chữa đau thần kinh tọa, thấp khớp, đau nhức toàn thân

  • Chữa mụn nhọt, sưng tấy

  • Chữa huyết áp cao

  • Chữa suy nhược thần kinh

Cách dùng – Liều dùng

Liều dùng cây Hồi đầu thảo:

  • Dạng viên, bột: 2 - 4g

  • Dạng khô: 6 - 12g sắc nước uống

Chữa các bệnh về tiêu hóa như viêm dạ dày, tá tràng, ăn không tiêu, đau tức bụng

Tán bột 6 - 10g Hồi đầu thảo để pha với nước ấm uống mỗi ngày. 

Uống sau mỗi bữa ăn khoảng 15 phút, uống 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: không dùng rượu và giấm trong giai đoạn này.

Chữa ít kinh, đau bụng kinh, huyết xấu, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ

Tán bột 10g Hồi đầu thảo để pha với nước ấm uống mỗi ngày, dùng trong vòng 10 ngày liên tiếp sau khi hành kinh 2 tuần. 

Nếu bị tắc kinh nguyệt thì dùng 20g Hột hồi đầu thảo pha với rượu và uống 2 lần/ngày.

Chữa suy nhược thần kinh, hạ huyết áp

Rửa sạch phần củ, sau đó ngâm nước đến khi mềm thì cắt lát mỏng, cho vào 1 lít nước nấu cùng, đến khi nước rút còn 500ml thì dùng uống.

Chia uống 3 lần mỗi ngày. 

Chữa đau nhức toàn thân

Rễ củ Hồi đầu thảo sau khi được rửa sạch, phơi khô thì mang ngâm với rượu gạo 40 độ trong 1 tháng. Uống 2 ly nhỏ mỗi ngày trong mỗi bữa ăn.

Chữa cao huyết áp ở phụ nữ

Dược liệu

  • 20g Hồi đầu thảo

  • 18g Hương phụ tử

Đem sắc các loại dược liệu trên. 

Uống 3 lần mỗi ngày.

Chữa mụn nhọt, sưng tấy

Giã tươi toàn bộ cây và phần rễ củ của cây Hồi đầu thảo, cho thêm giấm hoặc nước vào giã cùng để vắt lấy nước uống, còn phần bã đắp vào vết thương.

Lưu ý

Do thể trạng mỗi người khác nhau nên liều lượng các vị thuốc có thể thay đổi cho phù hợp. Vì vậy, không tự ý chế biến mà cần có ý kiến từ các Bác sĩ Y học cổ truyền.

 

Có thể bạn quan tâm?
HỔ PHÁCH

HỔ PHÁCH

Đối với người phương Tây, Hổ phách thường được sử dụng làm đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ, mặt dây chuyền, hạt chuỗi... mang lại cảm giác yên tâm, ổn định tinh thần người đeo. Trong Đông y, Hổ phách có công dụng chữa co giật, nhức đầu, chóng mặt; giúp an thần, chữa mất ngủ; chống xung huyết, tiêu huyết ứ, mau lành vết thương; lợi tiểu... Tuy nhiên hiện nay Hổ phách đang dần trở nên khan hiếm nên chủ yếu được sử dụng làm trang sức.
administrator
LÔ CĂN

LÔ CĂN

Lô căn là phần thân rễ của cây sậy, được bào chế để làm thuốc với các công dụng giúp thanh nhiệt, sinh tân, lợi thủy, tả hỏa và được dùng trong các bài thuốc trị miệng khô khát, viêm dạ dày cấp, ợ chua, ho, khạc đờm và một vài bệnh lý khác.
administrator
THIÊN SƠN TUYẾT LIÊN

THIÊN SƠN TUYẾT LIÊN

Tuyết liên, tuyết hà liên hay tuyết liên hoa là những tên gọi khác của thiên sơn tuyết liên. Loại dược liệu này được mệnh danh là bách thảo chi vương (vua của trăm loài thảo dược). Thiên sơn tuyết liên có công dụng thúc đẩy lưu thông khí huyết, mang đến nhiều ứng dụng trong y học hiện đại. Tuy nhiên, loài hoa này đang có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác quá mức trong sử dụng làm thuốc cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thiên sơn tuyết liên nhé.
administrator
ỔI

ỔI

Ổi là một loại cây trồng quen thuộc và rất phổ biến trên khắp thế giới, được biết đến như một loại trái cây giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Ổi cũng được sử dụng như một dược liệu quý trong Y học cổ truyền và hiện đại. Với những đặc tính tốt cho sức khỏe của mình, Ổi đang được quan tâm nhiều hơn trong việc chữa bệnh và cải thiện sức khỏe.
administrator
BẠC HÀ

BẠC HÀ

Bạc hà, hay còn được biết đến với những tên gọi: Băng hầu úy, liên tiền thảo, bạc hà ngạnh, tô bạc hà, anh sinh. Từ lâu, cây bạc hà đã được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, mỹ phẩm. Đặc biệt, thảo dược này còn nổi tiếng là một vị thuốc có nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe như chữa khó tiêu, chống cảm cúm, cải thiện các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HẠT TIÊU

HẠT TIÊU

Hạt tiêu không chỉ được dùng làm gia vị trong đời sống hằng ngày mà còn là dược liệu có tác dụng chữa bệnh như động kinh, phong thấp, đau bụng tiêu chảy, đau dạ dày.
administrator
KIM TIỀN THẢO

KIM TIỀN THẢO

- Tên khoa học: Grona styracifolia (Osbeck) H.Ohashi & K.Ohashi - Họ Đậu (Fabaceae) - Tên gọi khác: Bạch Nhĩ Thảo, Vẩy Rồng, Đậu Rồng, Mắt Trâu, Bản Trì Liên, Biến Địa Hương, Biến Địa Kim Tiền, Nhũ Hương Đằng,….
administrator
BÀN LONG SÂM

BÀN LONG SÂM

Theo dân gian, Bàn long sâm thường được sử dụng trong trường hợp suy nhược cơ thể. Bàn long sâm còn có tên gọi khác là Sâm cuốn chiếu, Mễ dương sâm, Thao thảo.
administrator