LÁ DỨA

Lá dứa, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây cơm nếp, lá nếp, lá thơm, lá dứa thơm. Cây lá dứa thường được dùng để tăng hương vị cho các món ăn như xôi, chè, nước giải khát,… Không chỉ dừng lại ở đó, công dụng của dứa thơm còn được y khoa ghi nhận như giải cảm, ổn định đường huyết, tốt cho thần kinh, giảm đau thấp khớp,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

LÁ DỨA

Đặc điểm tự nhiên

Lá dứa hay còn gọi là nếp thơm là một loại thực vật thân thảo, phần lá cây cũng là phần thân cây. Lá cây có hình dài, hẹp, trông tựa như lưỡi gươm.

Cây thường mọc thành bụi, có thể mọc cao đến 1 mét, lá có màu xanh lục.

Cần phân biệt cây lá dứa thân thảo với lá của cây khóm dứa có răng cưa. Trong khi cây khóm dứa (cây thơm) cho quả có lớp vỏ sần sùi, nhiều mắt và lá có gai thì cây dứa thơm chỉ ra lá mỏng, mép lá không có răng cưa.

Cây lá dứa có mùi thơm đặc trưng, tựa như hương cốm nếp.

Lá dứa phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, nóng ẩm, dưới bóng râm. Tại Đông Nam Á, Lá dứa thường được tìm thấy ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Philippin. Ở Việt Nam, Lá dứa mọc hoang và được trồng ở khắp 3 miền. Tuy nhiên, Lá dứa thơm thường phổ biến ở các tỉnh phía Nam để cho vào thức ăn như bánh, kẹo hoặc pha trà.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Lá của cây lá dứa là bộ phận được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Khi thu hái chọn những lá già, dài, dày và có màu xanh sẫm. Sau khi thu hái mang lá đi rửa sạch, dùng như một loại gia vị trong các món ăn hoặc hãm cùng với nước trà, dùng uống.

Lá Nếp thơm sau khi sơ chế, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó lưu trữ lá ở nơi mát mẻ, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và nơi có nhiều côn trùng, ruồi bọ.

Thành phần hóa học

Lá dứa thơm chứa hương xạ đặc trưng mà các loại cây thuộc họ Dứa dại khác không có. Đây là một mùi được tạo ra từ một loại enzyme không bền vững và dễ oxy hóa.

Ngoài ra, Lá dứa cũng chứa một số thành phần hóa học khác như: Nước, Chất xơ, Glycosides, Alkaloid, 2-Axetyl – 1 – Pyrrolin.

Tác dụng

+Tác dụng hạ đường huyết: Toàn bộ dịch chiết (50% cồn) của lá dứa dại có tác dụng hạ đường huyết đáng kể. Hiệu ứng làm chậm. Thí nghiệm trên 30 người uống trà Lá dứa (pha trong nước sôi 90 độ C trong 15 phút) cũng cho thấy khả năng ức chế enzym glucosidase, giúp làm chậm quá trình hấp thu đường sau bữa ăn.

+Tác dụng kháng khuẩn: Chống lại vi khuẩn gây viêm và bệnh đường ruột, chẳng hạn như Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa và Escherichia coli.

+Tác dụng chống oxy hóa và chống ung thư: Chiết xuất Lá dứa có đặc tính chống oxy hóa và chống ung thư, đặc biệt là dòng ung thư vú MDA-MB-231.

+Tác dụng hỗ trợ hệ thần kinh: Bởi vì nó có chứa alkaloid là chất giúp kích thích hệ thần kinh, tăng cường đưa máu lên não, ổn định chức năng não bộ, giúp cơ thể sắc bén và hiệu quả hơn.

+Tác dụng giảm áp lực: Nhờ hàm lượng tanin, Lá dứa dại giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng trong công việc, cải thiện tâm trạng,...

Công dụng

Lá dứa có mùi thơm đặc trưng và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị tiểu đường, ổn định đường huyết.

+Hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh.

+Hỗ trợ điều trị đau khớp.

+Điều trị phong hàn, giải cảm.

+Điều trị yếu dây thần kinh.

+Điều trị gàu, mảng bám trên da đầu.

Liều dùng

Lá Nếp thơm có thể dùng tươi hoặc dùng khô đều được. Nếu dùng tươi, thu hái lá sau đó rửa sạch và sử dụng theo nhu cầu. Nếu dùng khô, người dùng cần rửa sạch lá, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô, bảo quản dùng dần.

Liều dùng khuyến cáo:

+Tiêu thụ lá Nếp thơm ở một liều lượng thích hợp, không nên lạm dụng. Thông thường nếu cần lấy hương thơm có thể cho 1 – 2 lá vào món ăn.

+Trong các bài thuốc, sử dụng lá Nếp thơm theo liều lượng chỉ định của thầy thuốc hoặc yêu cầu của đơn thuốc.

Lưu ý khi sử dụng 

+Uống quá nhiều nước làm từ Lá dứa dại và các loại thảo mộc làm mát khác có thể dẫn đến đi tiểu nhiều lần.

+Nước lá dễ hỏng trong không khí, vì vậy nên sử dụng ngay sau khi ép.

+Những bài thuốc từ lá dứa chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không thể thay thế cho thuốc đặc trị. Người dùng không nên bỏ thuốc nếu không có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

+Những bài thuốc từ dứa thơm có thể sẽ phát huy công hiệu chậm, người dùng nên kiên trì điều trị.

+Trước khi sử dụng dược liệu, người dùng cần rửa lá thật sạch, loại bỏ những vi trùng, vi khuẩn, bụi đất và thuốc trừ sâu bám ở thân lá.

Có thể bạn quan tâm?
RONG NHO

RONG NHO

Rong nho là một loại tảo đa bào, mọc thành chùm như chùm nho, có hình dạng giống trứng cá nhưng có màu xanh lục sáng đến xanh lam và xanh ô liu.
administrator
RAU BỢ

RAU BỢ

Rau bợ (Marsilea quadrifolia) là cây thân thảo, cao 15 – 20 cm. Cây mọc bò, thân mảnh, có nhiều mấu, mỗi mấu mang rễ con và 2 lá, có cuống dài 5 -15 cm.
administrator
ATISO

ATISO

Atiso là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam Châu Âu đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Mỗi bộ phận trên cây atiso đều có ích và được đưa sử dụng để điều trị bệnh cho con người trong các bài thuốc dân gian.
administrator
BẠCH CẬP

BẠCH CẬP

Bạch cập hay liên cập thảo là một dược liệu quý trong Đông y, là một loại cỏ địa sinh, sống lâu năm. Vị thuốc có tên Bạch cập vì sắc trắng (bạch là trắng) lại mọc liên tiếp. Bạch cập có công dụng chính như chữa chảy máu cam, chữa thổ huyết chảy máu dạ dày, loét dạ dày, mụn nhọt, sưng tấy, vết thương ngoài da.
administrator
CÂU KỶ TỬ

CÂU KỶ TỬ

Câu kỷ tử (Lycium sinense) là một loại dược liệu quen thuộc trong Y học cổ truyền. Với nhiều tên gọi khác nhau như: câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, dương nhũ... vị thuốc này được sử dụng từ lâu để điều trị các bệnh liên quan đến gan, thận, mắt... Ngoài ra, Câu kỷ tử còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần, công dụng và cách sử dụng của dược liệu này qua các phần tiếp theo.
administrator
KHƯƠNG HOÀNG

KHƯƠNG HOÀNG

Tên khoa học: Curcuma longa L. Họ: Gừng (Zingiberaceae) Tên gọi khác: Nghệ vàng
administrator
SÂM CAU RỪNG

SÂM CAU RỪNG

Sâm cau rừng mọc hoang phổ biến rất rộng rãi với đồng bào ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Đây là một loại thảo dược quý với nhiều công dụng tuyệt vời đặc biệt là đối với chức năng sinh lý nam giới.
administrator
DẦU HẠNH NHÂN

DẦU HẠNH NHÂN

Dầu hạnh nhân được ép từ hạnh nhân tươi nguyên chất. Bên trong chúng chứa hàm lượng axit béo lớn tốt cho cơ thể vì vậy nó là nguyên liệu tuyệt vời để làm dầu. Ngoài ra nhờ vào số lượng vitamin và khoáng chất khá nhiều trong dầu mà chúng có lợi ích rất tích cực đối với sức khỏe cơ thể. Trong mỗi hạt hạnh nhân chứa 1/2 trọng lượng là dầu. Hạt hạnh nhân chín sẽ được ép dầu, nếu không qua tinh chế thì gọi là dầu hạnh nhân thô. Dầu này có đầy đủ dưỡng chất và giữ được hương vị cho dầu. Sau đó, dầu thô được đem đi tinh chế bằng hóa chất và nhiệt độ cao. Dầu trở thành dầu tinh luyện. Dầu tinh luyện chịu được nhiệt độ tốt hơn dầu thô.
administrator