NGÔ ĐỒNG

Ngô đồng là một loài cây khá phổ biến ở khắp các miền của đất nước Việt Nam ta, không chỉ bởi hình dáng độc đáo mà còn bởi những tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả của nó. Ngoài ra gỗ của của Ngô đồng cũng được sử dụng rất nhiều để sản xuất các vật dụng nội thất, nhạc cụ hay tranh vẽ, đem lại rất nhiều ứng giá trị về kinh tế cho những nghệ nhân ở những lĩnh vực trên. Trong Y học cổ truyền, Ngô đồng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh và cho tác dụng rất tốt.

daydreaming distracted girl in class

NGÔ ĐỒNG

Giới thiệu về dược liệu Ngô đồng

Ngô đồng là một loài cây khá phổ biến ở khắp các miền của đất nước Việt Nam ta, không chỉ bởi hình dáng độc đáo mà còn bởi những tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả của nó. Ngoài ra gỗ của của Ngô đồng cũng được sử dụng rất nhiều để sản xuất các vật dụng nội thất, nhạc cụ hay tranh vẽ, đem lại rất nhiều ứng giá trị về kinh tế cho những nghệ nhân ở những lĩnh vực trên. Trong Y học cổ truyền, Ngô đồng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh và cho tác dụng rất tốt.

- Tên khoa học: Firmiana simplex (L.) W. F. Wight., trước đó cây có tên khoa học là Hibiscus simjplex L.

- Họ khoa học: Malvaceae (họ Trôm).

- Tên gọi khác: Tơ đồng, Bo rừng, Trôm đơn, Bo xanh, Sen núi, Sen lục bình,…

Tổng quan về dược liệu Ngô đồng

Nguồn gốc của loài cây Ngô đồng bắt nguồn từ vùng phía Nam và Trung của nước Mỹ, sau đó du nhập vào Việt Nam. Tại nước ta, cây Ngô đồng phân bố khá rộng rãi, trải dài từ Bắc xuống Nam của đất nước. Nhờ có vẻ ngoài bắt mắt và hình dáng sắc sảo, cây được các hộ gia đình trồng để làm cảnh nhằm trang trí thêm cho ngôi nhà. 

Theo truyền thuyết, hoa của cây Ngô đồng khi nở sẽ cho màu đỏ rực rỡ, có thể hấp dẫn loài phượng hoàng là loài vật quý hiếm đến. Ngoài ra, cây Ngô đồng trong phong thủy được cho là mang lại rất nhiều may mắn, bình yên cho gia chủ và xua đuổi tà khí, vận hạn. Vì vậy, cây Ngô đồng càng được nhiều người săn đón. Bên cạnh cây Ngô đồng để dùng làm cảnh, người ta còn phân loại ra Ngô đồng gỗ bởi cây to hơn rất nhiều so với Ngô đồng cảnh, cần một diện tích lớn để trồng và sử dụng gỗ của cây để sản xuất các sản phẩm nội thất, nhạc cụ.

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Ngô đồng 

- Đặc điểm thực vật:

  • Ngô đồng là một loài cây ưa sáng, rất dễ trồng và sống được trên nhiều loại đất. Cây ngô đồng cảnh là cây có kích thước nhỏ, chiều cao từ 30 – 60 cm và có thể cao đến 100 cm. 

  • Thân cây thường phình ra ở gần gốc, hình dạng trong giống như chiếc lọ, thân cây phân thành nhiều nhánh và mọng nước.

  • Lá của cây mọc so le, không có lông, chiều dài trung bình từ 10 – 20 cm, có dạng hình oval hoặc hình gần tròn. Mép lá phân thành 5 thùy. Lá cây nhẵn, màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn mặt trên.

  • Hoa mọc thành cụm và mọc ở kẽ lá, có màu vàng đến hồng hoặc hồng đỏ, mỗi cụm hoa bao gồm cả hoa cái và hoa đực. Mỗi hoa có 5 cánh và kích thước mỗi cánh khoảng 7 mm. Ngô đồng thường ra hoa vào khoảng tháng 5 đến tháng 7.

  • Quả của cây là quả nang, khi non có màu xanh và khi chín có màu vàng, đường kính quả khoảng 1,5 cm. Trong quả chứa chất kịch độc và có thể gây các triệu chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu ăn phải.

- Phân bố dược liệu:

  • Ngô đồng có nguồn gốc từ châu Mỹ, cụ thể là từ Nam Mỹ và Trung Mỹ.

  • Ở nước ta, do hình dáng cây độc đáo nên được nhiều người ưa thích để trồng làm cảnh từ miền Nam đến miền Bắc, từ vùng núi đến miền xuôi.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

- Bộ phận dùng: thường sử dụng lá, thân và nhựa cây, phần quả và hạt không được sử dụng vì chứa chất độc. Tuy nhiên cây thường được dùng để trồng làm cảnh nhiều hơn là sử dụng để làm thuốc. 

- Thu hái: có thể thu hoạch thân và lá cây vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

- Chế biến: thân & lá cây đem đi rửa sạch rồi phơi khô để sử dụng dần. Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng cây Ngô đồng tươi để đắp lên các vết thương ngoài da.

Thành phần hóa học của Ngô đồng

- Theo nhiều tài liệu, Ngô đồng chứa nhiều hoạt chất thuộc các nhóm chất với số lượng đa dạng và phong phú. Một số nhóm chất đã được báo cáo tìm thấy trong cây Ngô đồng như các flavonoid, các acid phenolic, polyphenol, lignan (firmianol A và firmianol B) và các dẫn xuất, neolignan, coumarin, saponin cấu trúc khung ursane, các dẫn xuất của acid cinnamic, các dẫn xuất của acid benzoic và các alkaloid. Đây là những hoạt chất có tác dụng dược lý của cây.. 

- Ngoài ra trong quả của cây còn có chứa một chất độc tên là Curcin, đây là một chất hóa học có cấu trúc glycoprotein với phần đường chiếm khoảng 4,91%. Curcin là một protein bất hoạt ribosome và cho tác động ức chế quá trình tổng hợp protein của tế bào hồng cầu lưới (Reticulocyte) ở động vật thí nghiệm. Ở người khi ăn phải quả Ngô đồng có chứa Curcin sẽ gây các triệu chứng ngộ độc trên gan, trên hệ tiêu hóa và trên hệ thần kinh trung ương và có thể gây tử vong nếu ăn quá nhiều. Cơ chế của các quá trình gây ngộ độc trên vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

- Trong vỏ thân của cây có chứa 2 hợp chất flavonoid glycoside là: quercitrin và tamarixetin 3-O-rhamnopyranoside, cho tác dụng bảo vệ gan trước các tác động của ethanol. 

- Trong hạt chứa nhiều dầu béo, bao gồm các acid béo bão hòa (acid palmitic) và acid béo chưa bão hòa (acid oleic và acid linoleic).

- Nhựa mủ Ngô đồng còn chứa các hợp chất có cấu trúc peptid vòng là podacyclin A và podacylin B.

Tác dụng – công dụng theo y học hiện đại của cây Ngô đồng 

Dược liệu Ngô đồng có các tác dụng như sau:

- Tác dụng bảo vệ gan trước tác động của ethanol: Theo các nghiên cứu in vivo trên động vật thí nghiệm, các flavonoid từ thân rễ của cây Ngô đồng cho tác động ức chế sự stress oxy hóa do ethanol gây nên bằng các làm giảm nồng độ các gốc tự do (ROS) trong cơ thể và cho tác động bảo tồn các hệ thống trung hòa các gốc tự do trong cơ thể như glutathione reductase, glutathione peroxidase và glutathione toàn phần.

- Tác dụng kháng khuẩn: cây Ngô đồng cho tác dụng ức chế một số vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Shigella dysenteriae, Escherichia coli và Salmonella typhi. Nghiên cứu đã chỉ ra các hoạt chất cho tác dụng ức chế các vi khuẩn trên thuộc nhóm polyphenol và terpenoid.

- Tác dụng phòng ngừa và điều trị các bệnh lý trên hệ thần kinh: hoạt chất balanophonin trong cây Ngô đồng khi thử nghiệm cho hoạt tính ức chế quá trình viêm bằng cách tăng cường sản xuất các chất điều hòa như prostaglandin E2 (PGE2), nitric oxide (NO), Interleukin - 1β ở tế bào thần kinh đệm BV2 Microglia.  Ngoài ra Balanophonin trong cây Ngô đồng còn cho tác dụng làm trì hoãn sự chết đi của tế bào này. Từ đó bảo vệ tế bào thần kinh, hạn chế tiến triển thành bệnh Alzheimer.

- Ngoài các tác dụng phổ biến đã được chứng minh bằng các nghiên cứu khoa học nói trên, cây Ngô đồng còn có những tác dụng dược lý khác đã được báo cáo ở các tài liệu tham khảo như ức chế sự tạo thành melanin, kháng viêm và làm lành vết thương ngoài da.

Tác dụng – công dụng theo y học cổ truyền của cây Ngô đồng 

- Tính vị: vị ngọt, hơi đắng. Tính hàn.

- Quy kinh: không tìm thấy tài liệu mô tả.

- Công năng - chủ trị: 

- Thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, nhuận tràng, chữa mụn nhọt, vết thương ngoài da, giúp lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.

- Vỏ thân Ngô đồng còn sử dụng làm thuốc tẩy để gây nôn trong các trường hợp ngộ độc

- Lá khi giã nát, lấy đem đắp chữa sa tử cung 

- Lá và thân khi giã nát, cho thêm nước sôi vào uống có thể chữa ho ra máu

Cách dùng – Liều dùng của cây Ngô đồng

- Cách dùng: có thể dùng lúc tươi hoặc khô. Dùng bằng cách sắc, tán bột để uống hay có thể dùng ngoài tùy mục đích chữa bệnh.

- Liều dùng: theo những tài liệu tham khảo, liều sử dụng hằng ngày của cây Ngô đồng đối với dùng đường uống là từ 9 – 15 g mỗi ngày. Nếu dùng đường ngoài da thì không giới hạn liều dùng.

Một số bài thuốc dân gian có Ngô đồng 

- Bài thuốc hỗ trợ điều trị mụn nhọt:

  • Chuẩn bị: khoảng từ 1 đến 3 lá Ngô đồng tươi.

  • Tiến hành: lá Ngô đồng đem đi giã nát và thêm một ít muối, sau đó lấy đắp lên chỗ vết mụn trong vòng 2 giờ. Lặp lại liên tục trong vòng 4 ngày

- Bài thuốc Hỗ trợ điều trị huyết áp cao, mỡ máu cao:

  • Chuẩn bị: 10 – 15 g lá Ngô đồng.

  • Tiến hành: lá Ngô đồng đem đi sắc với nước uống và uống hết trong ngày.

- Bài thuốc hỗ trợ chống nhiễm trùng vết thương:

  • Chuẩn bị: nhựa cây Ngô đồng cảnh.

  • Tiến hành: bôi trực tiếp nhựa lên vết thương. Sau một thời gian thực hiện vết thương sẽ mau chóng khỏi và sẽ không để lại sẹo.

- Bài thuốc chữa ho gà, ho ra máu:

  • Chuẩn bị: sử dụng cuống lá và thân lá Ngô đồng.

  • Tiến hành: rửa sạch các nguyên liệu rồi đem đun với nước, lấy phần nước uống. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng ho ra máu, ho gà.

- Bài thuốc điều trị chứng phong thấp:

  • Chuẩn bị: rễ của cây Ngô đồng.

  • Tiến hành: rễ cây đem đi rửa sạch, sau đó đem sắc với nước, uống mỗi ngày sẽ có tác dụng điều trị các triệu chứng do bệnh phong thấp gây nên. 

Lưu ý khi sử dụng dược liệu Ngô Đồng

- Cây Ngô đồng tuy có nhiều tác dụng chữa bệnh, tuy nhiên người dân không được sử dụng phần quả và hạt của cây bởi các bộ phận này có chứa chất độc curcin. Có thể gây các triệu chứng nguy hiểm cho hệ tiêu hóa và thần kinh nếu ăn phải 

- Người có mẫn cảm hay dị ứng với bất kì thành phần nào của dược liệu thì không nên dùng

- Các đối tượng nhạy cảm như phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người già và trẻ em không được tự ý dùng

- Các bài thuốc kể trên chỉ là kinh nghiệm dân gian, phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng

 

Có thể bạn quan tâm?
ĐĂNG TÂM THẢO

ĐĂNG TÂM THẢO

Đăng tâm thảo (Juncus effusus) là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền và được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Được tìm thấy ở nhiều vùng khí hậu, Đăng tâm thảo có mùi thơm đặc trưng và được sử dụng để chữa trị các bệnh như viêm khớp, viêm da, tiểu đường, lo âu, mất ngủ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về vị thuốc này và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
DÂY THUỐC CÁ

DÂY THUỐC CÁ

Dây thuốc cá, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây cát, dây mật, lầu tín, dây duốc cá, dây cóc, touba, tuba root, derris. Từ lâu, con người đã dùng dây thuốc cá như một loại thuốc trừ sâu và để đánh bắt cá trong ao hồ. Đây là loại cây có độc. Tổ chức y tế thế giới xếp vào loại chỉ có hại ở mức độ vừa phải. Có ít báo cáo về độc tính của cây này trên con người. Tuy nhiên chúng ta cần biết và cẩn trọng khi sử dụng chúng trong đời sống. Bài viết này sẽ cung cấp một số những công dụng của dây thuốc cá và độc tính của nó.
administrator
RƯỢU ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

RƯỢU ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Dược liệu có tên gọi là Đông trùng hạ thảo vì vị thuốc này vào mùa đông là con sâu, mùa hạ lại thành cây cỏ.
administrator
DỪA CẠN

DỪA CẠN

Dừa cạn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông dừa, trường xuân, hoa hải đằng. Cây dừa cạn là loài cây phổ biến thường được trồng làm cảnh trong vườn nhà. Quen thuộc là thế nhưng ít người biết, Dừa cạn còn là vị thuốc rất quý. Với nhiều công dụng chữa bệnh như hạ áp, lợi tiểu, đáng chú ý là khả năng điều trị ung thư. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BA ĐẬU

BA ĐẬU

Ba đậu là loại dược liệu quý nên dùng cẩn thận. Bên cạnh đó, còn có tên gọi khác là Ba thục (Bản Kinh), Cương tử (Lôi Công Bào Chích Luận), Ba đậu sương, Ba sương (Đông Dược Học Thiết Yếu), Ba đậu sương tử…
administrator
TẦM GỬI

TẦM GỬI

Tầm gửi (Taxillus chinensis) là một loại dược liệu quý hiếm được sử dụng trong Y học cổ truyền. Với nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, tầm gửi đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường, và các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, tầm gửi còn có tác dụng chống ung thư, tăng cường sức khỏe tâm lý, và cải thiện chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, việc sử dụng tầm gửi cần tuân thủ đúng liều lượng và cách thực hiện để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về dược liệu này cũng như công dụng của nó trong Y học.
administrator
TINH DẦU HOA HỒNG

TINH DẦU HOA HỒNG

Hoa hồng là một loại cây tượng trưng cho phái đẹp, thường được cánh mày râu dùng để tặng cho người mình thương. Loài hoa này không ấn tượng với vẻ ngoài xinh đẹp mà còn có mùi thơm dịu nhẹ và nhiều lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu hoa hồng, một thành phần được chiết xuất từ hoa hồng và những lợi ích sức khỏe của nó nhé.
administrator
CỎ CHÂN VỊT

CỎ CHÂN VỊT

Cỏ chân vịt là loại dược liệu được mọc hoang ở khắp mọi nơi nhưng chúng lại có nhiều tác dụng với sức khỏe con người, trong đó cỏ chân vịt có thể chữa các bệnh ngoài da như ghẻ lở, ngứa ngáy, thuỷ đậu, bệnh đường tiêu hoá, bong da,…
administrator