BA ĐẬU

Ba đậu là loại dược liệu quý nên dùng cẩn thận. Bên cạnh đó, còn có tên gọi khác là Ba thục (Bản Kinh), Cương tử (Lôi Công Bào Chích Luận), Ba đậu sương, Ba sương (Đông Dược Học Thiết Yếu), Ba đậu sương tử…

daydreaming distracted girl in class

BA ĐẬU

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Croton tiglium L.

Họ khoa học: Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Trong đó, cây Ba đậu cho ta những vị thuốc sau: Hạt ba đậu (Semen Tiglii) là hạt ba đậu phơi khô; Dầu ba đậu (Oleum Tiglii) là dầu ép từ hạt ba đậu; Ba đậu sương là hạt ba đậu sau khi đã ép hết dầu.

Đặc điểm tự nhiên

Cây thân gỗ nhỏ, cao trung bình từ 3-6m, phần cành nhiều.

Lá mọc so le, mép khía răng cưa nhỏ. Lá non màu hồng đỏ.

Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, hoa đực ở phía ngọn, hoa cái ở phía gốc. Cụm hoa mọc thành chùm dài 10 – 20cm, ở đầu cành, mang hoa đơn tính cùng gốc

Quả nang hình trái xoan, nhẵn màu vàng nhạt. Hạt có vỏ cứng màu vàng nâu xám, hình trứng dài.

Cây ra hoa tháng 5-7, có quả tháng 8-10.

Ở nước ta, loại cây này mọc hoang hay được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Hạt cây Ba đậu được sử dụng phổ biến nhất; Ngoài ra, rễ và lá cũng được được dùng nhưng ít hơn.

Thu hái: Lấy những quả chín nhưng chưa nứt vỏ để thu hạt.

Chế biến: Lúc hái về phơi khô đập hạt, rồi đem đi phơi khô lần nữa. Nhưng cũng có thể để nguyên quả, khi dùng mới đập lấy hạt. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô rồi dùng. Lá dùng tươi.

Thành phần hóa học

Bộ phận độc và chất độc của cây Ba đậu có trong lá, rễ, vỏ cây và đặc biệt là hạt.
Hạt Ba đậu có:

+34 – 57% dầu béo có tác dụng gây tẩy mạnh.

+18% Protein.

+Một Glucocid gọi là Crotonoside (2-oxy 6-Aminopurin-Ribozit), Crotonic acid, Tiglic acid.

+Anbumoza rất độc gọi là Crotin – chất có tác dụng tẩy trong dược liệu.

+Ancaloid gần như chất Rixinin trong hạt Thầu dầu, men Lipazase. Một số Acid Amin như Acgynin, Lycin…

Tác dụng

Cây Ba đậu có tác dụng sau đây:

+Kích thích trên da và niêm mạc

+Dầu Ba đậu là thuốc nhuận tràng mạnh

+Chống kết tập tiểu cầu

+Nước sắc từ vị thuốc ba đậu có tác dụng ức chế mạnh trực khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh.

+Có tác dụng giảm đau. Dầu Ba đậu dùng tại chỗ gây phóng Histamin. Chích dưới da làm tăng tiết chất nội tiết thượng thận. Người uống dầu Ba đậu 20 giọt có thể bị tử vong (Trung Dược Học).

Công dụng

Theo Y học Cổ truyền, Ba đậu có vị cay, tính nóng, rất độc; Quy vào 2 kinh Vị và kinh Đại trường.

Chủ trị: Bụng đầy trướng, phù thũng, tiêu bón, đau tức ngực, khí lạnh làm cho huyết bị tổn thương, thức ăn không tiêu, nôn ói, trị mụn nhọt lở ngứa…

Liều dùng

Thường dùng hạt dưới hình thức Ba đậu sương nghĩa là hạt Ba đậu đã ép bỏ hết dầu đi, sao vàng mới dùng với liều 0,01-0,05g làm viên hoặc chế cao. Lại thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Rễ dùng với liều 3-10g.

+Hạt dùng chữa hàn tích đình trệ, bụng đầy trướng, táo bón, đại tiện bí kết (tắc nghẽn ruột) ho nhiều đờm loãng, đau tức ngực, bạch hầu và sốt rét.
+Rễ dùng trị Thấp khớp dạng thống phong, bọc máu, đòn ngã, rắn cắn.
+Lá dùng bên ngoài khi bị phát cước hoặc làm thuốc sát trùng. Lá có thể dùng tươi giã đắp hoặc tán làm bột sát trùng.

 Kiêng kỵ:

+Không được sử dụng tùy tiện nếu không phải hàn kết thuộc cấp chứng

+Bí đại tiện thuộc nhiệt tính, phụ nữ có thai và người hư nhược đều cấm dùng.

+Kỵ vị Khiên ngưu tử (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+Ba đậu được Nguyên hoa làm sứ; ghét Toan tương thảo; sợ Đại hoàng, Hoàng liên, Lê lô. Phản Khiên ngưu; kỵ Măng lau, Tương xị và nước lạnh (Dược Phẩm Vận Yếu).

Một số lưu ý:

+Ba đậu và Đại hoàng đều là thuốc công hạ nhưng Đại hoàng tính lạnh, dùng cho người bệnh có nhiều nhiệt ở phủ (bên trong). Còn Ba đậu tính nhiệt, chỉ dùng cho bệnh hàn nhiều ở tạng (Bản Thảo Thông Huyền).

+Khi chế Ba đậu, phải bảo vệ mắt và tay vì dầu Ba đậu rất nóng, có thể gây bỏng da. 

+Sử dụng dược liệu mà gây tiêu chảy quá nhiều: Dùng Hoàng liên, Hoàng bá sắc lấy nước uống nguội hoặc ăn cháo nguội (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

 

Có thể bạn quan tâm?
CAM THẢO DÂY

CAM THẢO DÂY

Cam thảo dây đã được sử dụng trong dân gian từ lâu. Mỗi bộ phận được dùng với một vị thuốc. Tên gọi khác: Cườm thảo đỏ, Dây chi chi Tên khoa học: Abrus precatorius L Dược liệu là bộ phận trên mặt đất của cây Cam thảo dây Abrus precatorius L., họ Đậu - Fabaceae.
administrator
NGỌC LAN TÂY

NGỌC LAN TÂY

Các bộ phận của cây Ngọc lan tây, đặc biệt là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, giảm kích thích phản xạ, còn có công dụng kháng sinh, kháng khuẩn. Ở Thái Lan, lá và gỗ của Ngọc lan tây có công dụng lợi tiểu, còn hoa có tác dụng trợ tim.
administrator
MỦ TRÔM

MỦ TRÔM

Nhắc đến Mủ trôm, ở nước ta ai ai cũng nghĩ đến một loại thực vật thường được sử dụng để làm nước mát, nước giải khát cho những ngày hè nóng oi bức hoặc cần sự thanh mát cho cơ thể. Mủ trôm thường được pha chế trong các thức uống mát như sâm bổ lượng hoặc nước hạt é. Bên cạnh đó, Mủ trôm còn là một vị thuốc có những công dịch có ích cho sức khỏe.
administrator
TÔ NGẠNH

TÔ NGẠNH

Tía tô là một loại gia vị quen thuộc trong mọi căn bếp Việt. Không chỉ thế nhiều bộ phận của dược liệu này bao gồm lá, quả, cành... đều có thể được sử dụng để làm thuốc. Lá của Tía tô gọi là Tô diệp, quả gọi là Tô tử (thường bị hiểu nhầm là hạt) và cành là Tô ngạnh. Mỗi bộ phận có những tác dụng khác nhau đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tô ngạnh và những công dụng tuyệt vời của vị thuốc này đối với sức khỏe.
administrator
CÂY TRỨNG CÁ

CÂY TRỨNG CÁ

Tên Tiếng Việt: Cây Trứng cá. Tên khác: Cây mật sâm. Tên khoa học: Muntingia calabura L. Họ: Côm (Elaeocarpaceae). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các công dụng của cây trứng cá trong đời sống hàng ngày nhé.
administrator
CÂY THUỐC BỎNG

CÂY THUỐC BỎNG

Cây thuốc bỏng, hay còn được biết đến với những tên gọi: cây sống đời, diệp căn sinh, thổ tam thất, trường sinh, tầu púa sung, lạc địa sinh căn. Cây thuốc bỏng hay còn được gọi nhiều bằng cây sống đời. Cây thường được biết đến dùng làm thuốc chữa bỏng. Ngoài tác dụng chữa bỏng cây còn có thể chữa nhiều bệnh khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
KEO GIẬU

KEO GIẬU

- Tên khoa học: Leucaena glauca Benth. - Họ Trinh nữ (Mimosaceae) - Tên gọi khác: bình linh, keo giun, bồ kết dại, cây muồng,..
administrator
THÔNG ĐẤT

THÔNG ĐẤT

Sự phát triển và tiến bộ của y học đã giúp ích nhân loại, dần dần có nhiều căn bệnh được định nghĩa và quan tâm hơn. Suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ chính là những tình trạng đang được mọi người chú ý. Các chuyên gia đã nghiên cứu và cho thấy rằng cây Thông đất có tác dụng đặc biệt trong hỗ trợ cải thiện chứng bệnh Alzheimer. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thông đất và những công dụng tuyệt vời của nó.
administrator