NGỌC LAN TÂY

Các bộ phận của cây Ngọc lan tây, đặc biệt là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, giảm kích thích phản xạ, còn có công dụng kháng sinh, kháng khuẩn. Ở Thái Lan, lá và gỗ của Ngọc lan tây có công dụng lợi tiểu, còn hoa có tác dụng trợ tim.

daydreaming distracted girl in class

NGỌC LAN TÂY

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Cananga odorata (Lam.) Hook.f . et Thoms.

- Tên đồng nghĩa: Uvaria odorata Lam.

- Họ: Na/ Mãng cầu (Annonaceae) 

- Tên gọi khác: Hoàng lan, Cây công chúa, Y lan công chúa, Bông sứ, Ylang Ylang

Đặc điểm thực vật

Ngọc lan tây là cây gỗ lớn, cao trung bình từ 8 – 12m. Thân mọc thẳng, nhẵn, vỏ bên ngoài màu xám tro và cành nằm ngang, nhánh không lông. Lá mọc so le theo hai hàng, phiến lá hình bầu dục hoặc hình trứng thuôn, đầu tù hơi nhọn, gốc tròn. Hai mặt lá đều nhẵn, gần như cùng màu, mép hơi có lượng sóng, cuống lá dài khoảng 1cm, gân bên 9-10 đôi. 

Ngọc lan tây là loài thực vật có hoa đẹp và mùi thơm đặc trưng nên thường được sử dụng để chế tạo thành tinh dầu. Tên gọi Ylang Ylang của hoa ngọc lan tây có nghĩa là “hoa của các loài hoa”. Hoa mọc thành cụm trên những cành ngắn, không lá, màu vàng hoặc màu vàng lục, mỗi cụm gốc có khoảng 3 hoa. Đài có 3 răng nhỏ, hình tam giác; tràng 6 cánh mỏng, rất dai, uốn lượn, móng hơi hẹp lại; nhị nhiều, trung đới hình nón; lá noãn 8-10, nhẵn. Cây ra hoa quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất là vào tháng 6 – 8 hằng năm.

Quả nằm trên cuống tạo thành một dạng tán, dạng quả mọng, màu lục với 3-8 hạt dẹt, bóng.

Phân bố, sinh thái

Ngọc lan tây là loại cây gỗ mọc nhanh, ưa sáng và ưa ẩm, sinh trưởng, phát triển ở những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. Cây trồng sinh trưởng tốt ở cả vùng đồng bằng hoặc miền núi.

Ngọc lan tây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, song chưa rõ cụ thể ở nơi nào. Ban đầu cây được trồng nhiều ở Indonesia và Philipin, sau đó được di thực đến Việt Nam, Trung Quốc, Australia, Ấn Độ, một số nước ở châu Phi, châu Mỹ cũng như các đảo ở Thái Bình Dương. Ở nước ta, ngọc lan tây thường được trồng để làm cảnh, tập trung nhiều nhất ở Hà Nội.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Lá, vỏ thân, hoa và tinh dầu.

Thu hái, chế biến: 

Hoa nở vào mùa khô chứa hàm lượng thành phần hóa học và tinh dầu cao hơn hoa nở vào mùa mưa, nên thu hái vào thời điểm nở rộ nhất vì các thành phần hydrocacbon, este chứa nhiều nhất vào thời điểm này. Vì vậy thời điểm thu hái thích hợp nhất là vào tháng 6 – 8 hằng năm. Sau khi thu hái về, đem chế thành tinh dầu và sử dụng dần.

Bảo quản: nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học 

– Hoa chứa các phenylpropanoids, benzenoids, acetat, benzoate, phenol. Hoa ngọc lan tây chứa tinh dầu thơm 0.5 – 1% có tên là Ylang và mùi dễ chịu, tinh dầu chứa 52 hợp chất từ các hydrocacbon dễ bay hơi, trong đó bao gồm sesquiterpen 38%, alcol và ester 52 – 64%, terpen 0.3 – 0.6%, aldehyde 0.1 – 0.2%, geraniol, eugenol, safrol, các acid acetic, benzoic, formic, salicylic và valeric,…

– Lá, hoa và quả chứa nhiều Monoterpen.

– Lá và hoa chứa các sesquiterpenes.

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học cổ truyền: Các bộ phận của cây, đặc biệt là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, giảm kích thích phản xạ, còn có công dụng kháng sinh, kháng khuẩn. Ở Thái Lan, lá và gỗ của Ngọc lan tây có công dụng lợi tiểu, còn hoa có tác dụng trợ tim.

Theo y học hiện đại: 

- Tinh dầu Ngọc lan tây có tác dụng kháng viêm và tăng lưu lượng máu do đó có thể sử dụng điều trị tăng huyết áp cao và ngăn chặn chứng rối loạn nhịp tim. Ngoài ra tinh dầu chiết xuất từ cây còn có tác dụng ức chế đối với aegypti, A. dirus, C. quinquefasciatus. 

- Chiết xuất n-hexan, ethyl acetat và ethnolic của vỏ thân cây ức chế đối với khuẩn P.acnes, nấm Candida albicans.

- Chiết xuất từ lá và thân có tác dụng ức chế men alpha-amylase trong việc kiểm soát tăng đường huyết sau ăn.

- Nụ hoa chứa dẫn xuất terpenoid và flavonoid có tác dụng ức chế aldose reductase, giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường nhưng bệnh lý thần kinh, bệnh võng mạc, tổn thương chức năng thận.

Cách dùng - Liều dùng 

Ngọc lan tây có thể dùng dạng tươi, khô, nước sắc, tinh dầu. Tùy vào từng bệnh mà có cách sử dụng khác nhau. Trong đó, tinh dầu từ ngọc lan tây được sử dụng phổ biến nhất.

- Ở châu Âu, tinh dầu ngọc lan tây (2-3 giọt) nhỏ vào một miếng đường rồi nuốt có tác dụng hạ huyết áp, sát khuẩn và làm dịu. 

- Ở một số nước Đông Nam Á, lá ngọc lan tây dùng tươi, giã nát để trị gàu, chữa ngứa, bỏng.

- Vỏ thân nấu nước đặc dùng tắm chữa ghẻ. Nước sắc từ vỏ cây làm thuốc nhuận tràng, long đờm, ung nhọt, phong thấp, cảm sốt. Nước sắc từ vỏ bên trong điều trị gout.

- Hoa ngọc lan tây phơi khô, sắc uống chữa sốt rét. Hoa tươi giã nát điều trị hen suyễn. Hoa và vỏ cây dùng trị viêm phổi và đau dạ dày.

- Dùng 1-2 giọt tinh dầu nguyên chất vào trà hoặc nước ấm, dùng uống trong ngày có tác dụng hạ huyết áp.

- Dùng 1-2 giọt tinh dầu xông hoặc pha 1-2 giọt tinh dầu với dầu dừa, sau đó massage nhẹ nhàng 2 lần mỗi ngày giúp thư giãn, giảm stress, ngăn lão hóa và giảm kích ứng da.

 

Có thể bạn quan tâm?
HUYỀN HỒ

HUYỀN HỒ

Cây Huyền hồ là loại dược liệu có tác dụng giảm đau, tán ứ, chữa đau do ứ huyết, tụ máu do chấn thương, cầm máu, tắc và bế kinh, máu ứ thành cục giai đoạn hậu sản, điều trị rối loạn kinh nguyệt, ho, chảy máu cam, sản hậu ứ huyết thành hòn cục,… Vị thuốc Huyền hồ này rất công hiệu đối với những bệnh nhân đau ngực, sườn, đau thượng vị, vô kinh, bế kinh, ứ huyết sau khi sinh, sưng đau do sang chấn.
administrator
BÁCH THẢO SƯƠNG

BÁCH THẢO SƯƠNG

Bách thảo sương là vị thuốc dân gian nhọ nồi từ nơi đáy bếp. Trong quá trình nấu nướng bếp, đốt các loại rơm rạ cây cỏ, khói bốc lên ám vào đáy nồi, lâu dần kết lại tạo thành thứ chất đen nhẹ như sương nên được gọi là Bách thảo sương.
administrator
LÁ DỨA

LÁ DỨA

Lá dứa, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây cơm nếp, lá nếp, lá thơm, lá dứa thơm. Cây lá dứa thường được dùng để tăng hương vị cho các món ăn như xôi, chè, nước giải khát,… Không chỉ dừng lại ở đó, công dụng của dứa thơm còn được y khoa ghi nhận như giải cảm, ổn định đường huyết, tốt cho thần kinh, giảm đau thấp khớp,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
QUA LÂU NHÂN

QUA LÂU NHÂN

Qua lâu nhân là hạt của Cây Qua lâu, có tên khoa học là Semen Trichosanthis.
administrator
BỒ HOÀNG

BỒ HOÀNG

Bồ hoàng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hương bồ, bồ đào, cỏ nến, bông liễu, hương bồ thảo, thủy hương, bồn bồn. Bồ Hoàng (hay Cỏ Nến) là loài thảo dược có thể bắt gặp ở rất nhiều vùng quê Việt Nam, cây thường mọc thành từng đám ở dọc kênh mương, bờ suối, ven ao hồ - Loài cây hay bị nhầm tưởng là một cây cỏ dại, nhưng lại ẩn chứa lời giải không ngờ cho căn bệnh mạch vành. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RIỀNG

RIỀNG

Theo Y học cổ truyền, riềng có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng, chống lạnh, giảm đau, cảm nôn, ợ hơi, kích thích tiêu hóa, chữa cảm sốt, giảm đau
administrator
RAU DỀN CƠM

RAU DỀN CƠM

Dền cơm (Amaranthus lividus) là loại cây thân thảo, có bộ rễ khỏe, ăn sâu và bám chắc vào lòng đất. Thân màu xanh, mọc thẳng đứng hoặc nằm, mọng nước, thường có một nhánh to từ gốc, cong, không lông, không gai.
administrator
CÂY CƠM NGUỘI

CÂY CƠM NGUỘI

Cây cơm nguội, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cơm nguội năm cạnh, quả nổ trắng, Mác ten (tên tiếng Tày), co cáng (tên tiếng thái). Cây cơm nguội phân bố rộng rãi ở khắp nước ta, đây là một cây thuốc Đông y với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Ở Việt Nam nó được trồng tại nhiều không gian chung như trên đường phố, trong công viên,… để làm đẹp không gian và tạo nên sự mới lạ cho người nhìn. Cây cơm nguội được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý như viêm gan, các bệnh về thực quản, viêm da, chàm, đau nhức xương khớp và hỗ trợ điều trị ung thư thực quản. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator