HOÀI SƠN

Hoài sơn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Củ mài, thự dự, sơn dược, khoai mài, chính hoài, khoan mài. Củ hoài sơn (củ mài) là dược liệu quý, được dùng trong nhiều bài thuốc và món ăn điều trị chứng suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, di tinh, bạch đới, thận hư và viêm phế quản mãn tính. Ngoài ra vị thuốc này còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe và phục hồi thể trạng sau khi ốm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

HOÀI SƠN

Đặc điểm tự nhiên

Củ mài là cây dạng dây leo, thân củ; mỗi củ của củ mài có thể dài lên đến 1m, đường kính củ 2 - 10cm, xung quanh củ với rất nhiều rễ con. Thân leo góc cạnh nhẵn không có lông, những nách là có củ còn được gọi là “thiên hoài” hay “dái củ mài”.

Lá củ mài dạng lá đơn, mọc so le hoặc mọc đối, lá hình trái tim đầu lá nhọn. Phiến lá dài từ 8 - 10cm, rộng khoảng 6 -8cm, cuống lá dài khoảng 1,5 - 3,5cm.

Hoa củ mài đực cái mọc khác gốc, quả khô có ba cạnh. Hoa củ mài xuất hiện vào khoảng tháng 7 – 8.

Quả xuất hiện vào khoảng tháng 9 - 11.

Củ mài được tìm thấy khắp những vùng núi nước ta, cây mọc hoang. Củ mài được tìm thấy nhiều nhất tại các tỉnh miền Bắc nước ta như: Hà Bắc, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đến ngày nay, củ mài đã được trồng để chế hoài sơn - dược liệu trong các bài thuốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ của cây hoài sơn là bộ phận được sử dụng để bào chế thuốc.

Thu hái: Thu hoạch củ hoài sơn vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân.

Chế biến: Sau khi thu hái về, đem rửa sạch đất cát, sau đó gọt vỏ và cho vào lò sấy diêm sinh trong 2 ngày đêm rồi phơi khô là dùng được.

Bảo quản dược liệu đã qua sơ chế ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Thành phần trong củ mài chủ yếu chứa tinh bột. Ngoài tinh bột ra, củ mài còn chứa mucin là một loại protein thể chất nhớt, allantoin, cholin, các acid amin arginin và men maltase.

Tác dụng

+Tác dụng chữa các bệnh đường tiêu hóa: Hoài sơn có tác dụng chống viêm (ức chế các cytokine gây viêm và ức chế COX-2); khôi phục/ bảo vệ biểu hiện của Carbonic anhydrase ở tá tràng. Đây là enzym xúc tác phản ứng tạo ra bicarbonat ở tuyến tụy giúp trung hòa acid dịch vị. Nhờ vậy hoài sơn thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa viêm dạ dày, trào ngược dạ dày…Saponin (dioscin) trong cao Hoài sơn giúp giảm sự tổn thương mô bằng cách kích hoạt enzyme chống oxy hóa (nghiên cứu in vivo trên chuột gây loét dạ dày bằng alcohol).

+Tác dụng chống oxy hóa: Hoài sơn rất giàu mangan, một khoáng chất hỗ trợ quá trình chuyển hóa carbohydrate và rất quan trọng để sản xuất năng lượng và chống oxy hóa. Nó cũng là một nguồn cung cấp tuyệt vời Vitamin C và các chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do có thể làm hỏng DNA, gây ra các bệnh tim và ung thư.

+Tác dụng hạ huyết áp: Hoài sơn một nguồn tuyệt vời Vitamin B6. Đây là thành phần cần thiết cho cơ thể phá vỡ homocysteine ​​có thể làm tổn thương thành mạch máu. Sự hiện diện cao của homocysteine ​​dẫn đến cơn đau tim. Vitamin B6 giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh tim. Hoài sơn cũng có hàm lượng cao kali. Đây là một thành phần quan trọng của điện giải và kiểm soát huyết áp và nhịp tim bằng cách chống lại tác dụng tăng huyết áp của natri.

+Tác dụng thủy phân đường: Khả năng phân hủy đường của men tìm thấy trong hoài sơn rất cao, ở điều kiện nhiệt độ 45 - 55oC, acid loãng 3 giờ có thể phân giải để tiêu hóa 5 lần trọng lượng đường.

+Tác dụng tích cực với sức khỏe của phụ nữ: Hoài sơn rất hữu ích cho phụ nữ mãn kinh. Nó bao gồm enzyme cung cấp sự thay thế tự nhiên để thay thế các hormone ở phụ nữ mãn kinh. Sơn dược có Diosgenin trong rễ của nó là một phytoestrogen, một loại estrogen thực vật tự nhiên. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy diosgenin có thể được sử dụng để sản xuất progesterone.

Công dụng

Hoài sơn có vị ngọt, tính bình và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị chứng tiêu chảy kéo dài do tỳ hư.

+Điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính.

+Điều trị chứng bạch đới ở nữ giới và di tinh ở nam giới.

+Điều trị bệnh tiểu đường.

+Hỗ trợ điều trị chứng tăng cholesterol máu.

+Điều trị chứng tiểu đêm nhiều lần.

+Điều trị huyết áp cao gây mờ mắt do can thận âm huyết kém.

+Điều trị thận hư gây đau lưng.

+Điều trị chứng tiểu nhiều lần, đau lưng, di tinh, liệt dương.

+Điều trị chứng tả lỵ lâu ngày.

+Điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ kèm tiêu chảy.

+Điều trị chứng mệt mỏi, đuối sức, miệng khát, phiền táo.

Liều dùng

Sơn dược được dùng ở dạng thuốc sắc và bột là chủ yếu. Liều dùng thông thường: 10 – 20g/ ngày. Nếu dùng thay nước trà, có thể dùng đến 200 – 300g/ ngày.

 Lưu ý khi sử dụng

+Vị thuốc hoài sơn khá an toàn cho tất cả mọi người, nhưng nếu đang uống các loại thuốc chữa bệnh khác, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ có thể xuất hiện.

+Vị thuốc hoài sơn không có chứa hoạt chất estrogen nhưng hoài sơn có các đặc điểm giống estrogen. Nên nếu có đang sử dụng các liệu pháp thay thế hormone, thuốc tránh thai hay các hormone…thì cần lưu ý. Với các bệnh nhân bị u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng… cần thận trọng trong khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
HẠT NGŨ HOA

HẠT NGŨ HOA

Hạt ngũ hoa là loại hạt của cây đình lịch hay cây thốp nốp. Có tên khoa học là Hygrophila salicifolia, thuộc họ Ô rô (Acanthaceae)
administrator
ATISO

ATISO

Atiso là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam Châu Âu đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Mỗi bộ phận trên cây atiso đều có ích và được đưa sử dụng để điều trị bệnh cho con người trong các bài thuốc dân gian.
administrator
NGŨ GIA BÌ GAI

NGŨ GIA BÌ GAI

Là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và bổ dưỡng cho cơ thể nên Ngũ gia bì được xem như dược liệu quý với nhiều tác dụng chữa bệnh.
administrator
NHÓT

NHÓT

Nhót (Elaeagnus Latifolia) là loại cây bụi trườn, mọc dựa, phân nhiều cành. Thân, cành, mặt sau của lá và quả Nhót thường có một lớp vảy mỏng màu trắng, tròn, màu trắng xếp sát cạnh nhau. Lớp vảy này thường bám rất dày và chắc ở quả Nhót khi quả còn non. Đế khi quả già lớp vảy sẽ mỏng dần đi và dễ chà xát.
administrator
BÁN HẠ BẮC

BÁN HẠ BẮC

Bán hạ bắc là loại dược liệu quý trong Đông y, thường có tác dụng hiệu quả với tiêu đờm, cầm nôn, được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc trị ho, tiêu hóa kém,.. Bán hạ bắc còn có tên gọi khác là Thủy ngọc, Địa văn (Bản Kinh), Hòa cô (Ngô Phổ Bản Thảo), Thủ điền, Thị cô (Biệt Lục)…
administrator
ĐẬU ĐEN

ĐẬU ĐEN

Đậu đen, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ô đậu, hắc đại đậu, hương xị. Hạt Đậu đen là một loại ngũ cốc dinh dưỡng vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt. Ngoài vai trò là một loại thực phẩm ra, loại đậu này còn là nguyên liệu để chế biến thành các bài thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
VÔNG NEM

VÔNG NEM

Vông nem (Erythrina variegata) là một loại cây được sử dụng nhiều y học cổ truyền ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các bộ phận của cây được sử dụng như một vị thuốc để điều trị nhiều bệnh như hen suyễn, đau đầu, và giảm đau. Ngoài ra, vông nem còn được sử dụng trong mỹ phẩm và chăm sóc da, vì các hợp chất trong nó có tác dụng làm sáng và làm mềm da. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Vông nem và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator
GAI CUA

GAI CUA

Gai cua, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây mùi cua, cây cà dại hoa vàng, cây gai ma, cây lão thử lặc, cây cà gai. Cây gai cua hiện đang được y học cổ truyền một số nước như Ấn Độ, Nepal sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Toàn thân cây chứa các chất có tác dụng sát khuẩn, nhuận tràng, chống nấm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator