Giới thiệu về dược liệu
Chuối hột rừng được biết đến là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Ngoài ra chuối hột rừng cũng được sử dụng làm dược liệu cũng như một vị thuốc cổ truyền quý.
Chuối hột rừng có thể chữa các bệnh như: đái tháo đường, chữa bệnh thận, sỏi thận, đau lưng, bệnh dạ dày, kém ăn, kém ngủ, nhức mỏi xương khớp,… Ngoài ra còn giúp giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, bổ thận, lợi tiểu, bồi bổ cơ thể, tráng dương, tăng cường sức khỏe phái mạnh,…
-
Tên thường gọi: Chuối hột rừng.
-
Tên gọi khác: Chuối rừng, Chuối hoang nhọn, Cuổi đông, Co phí vẹc (Thái), Prít (Kdong), Mạy duốc (Tày).
-
Tên khoa học: Musa acuminata Colla.
-
Họ: Họ chuối (Musaceae).
Chuối hột rừng là một loại dược liệu rất có ích cho sức khỏe
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Thân chuối hột rừng là thân giả, có những vết nâu đen, cao 3 – 4 mét (m). Phiến lá dài, mặt trên có màu xanh, mặt dưới có màu xanh hoặc màu tía. Cuống lá có sọc đỏ. Chuối ra hoa với cuống hoa chọc thẳng lên trời, cuống hoa có màu đỏ điều. Quả chuối có màu vàng nhạt, ruột quả chứa thịt trắng hoặc hơi vàng, có thể có hột tròn dẹp dẹp.
Phân bố
Chuôi hột rừng phân bố ở nhiều các nước nhiệt đới thuộc châu Á và châu Đại Dương, thường mọc thành bụi và rải rác ở ven rừng, sông, suối, thung lũng, sườn đồi, núi,… Ở Việt Nam, hầu như xuất hiện ở khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam.
Bộ phận dùng
Thường sử dụng: Quả, rễ, vỏ quả, lõi thân làm dược liệu.
Thu hái, chế biến
Thông thường được chế biến Rễ thu hái quanh năm, quả khi chín.
Nhiều người sử dụng chuối hột để ngâm rượu. Chuối hột rừng quả nhỏ được sử dụng nhiều hơn, nhất là dùng ngâm rượu.
Thành phần hóa học
Năm 2016, một nghiên cứu đã xác định được một số hợp chất trong dịch chiết methanol thịt quả chưa chín của chuối hột rừng gồm: 1,2,3 - propanetriol; 5 - (hydroxymethyl) - 2 - furaldehyde; diphenyl sulfone; hexadecanoic acid; methyl ester; n - Hexadecanoic acid; 1 - heptatriacotanol; methyl 16 - oxo - cleroda - 3, 13 (14) - E - dien - 15 - oate; 1H - pyrrole - 2, 4 - dicarboxylic acid; 3, 5 - dimethyl - diethyl ester; 19, 21 - tetracontadiyne; dihydro - neotigogenin dibenzoate; allopregnane 3β, 7α, 11α - triol - 20 - one; n - propyl 9, 12, 15 - octadecatrienoate; trilinolein; 1, 2 - Epoxy - 5, 9 -cyclododecadiene.
Tác dụng - Công dụng
-
Chuối hột rừng giúp trị táo bón tốt, nhất là ở trẻ em.
-
Ở thân rễ chuối hột rừng chứa nhiều hoạt chất có hoạt tính chống tăng đường huyết.
-
Dùng quế chi với vỏ chuối hột giúp giảm đau bụng kinh ở nữ giới.
-
Lá có thể cầm máu trong một số trường hợp.
-
Hoa cung cấp lượng lớn chất xơ tự nhiên cho cơ thể.
-
Chuối hột rừng có thể chữa các bệnh như: đái tháo đường, chữa bệnh thận, sỏi thận, đau lưng, bệnh dạ dày, kém ăn, kém ngủ, nhức mỏi xương khớp,… Ngoài ra còn giúp giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, bổ thận, lợi tiểu, bồi bổ cơ thể, tráng dương, tăng cường sức khỏe phái mạnh,…
Cách dùng - Liều dùng
Quả
-
Ngừa tiêu chảy
-
Chữa đái tháo đường, viêm thận, tăng huyết áp
-
Trị táo bón
-
Trị sỏi bàng quang
-
Trị bệnh thống phong (bệnh gout)
-
Trị hắc lào
-
Xổ giun
Quả chuối rừng khi chín có vị ngọt thanh, vì trong quả chứa nhiều hột được sử dụng nhiều để ngâm rượu hơn là dùng làm thức ăn. Có thể ngâm rượu bằng quả lớn và nhỏ đều được, nhưng người ta thường dùng quả nhỏ hơn vì chứa nhiều nhựa hơn. Rượu càng thơm ngon khi càng nhiều nhựa chuối.
Quả tươi có thể cắt lát để phơi hoặc ngâm.
Rượu chuối hột rừng có nhiều lợi ích như: hỗ trợ tiêu hóa, bổ thận, tráng dương, đau xương khớp, ổn định đường huyết, bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị sỏi thận,…
Củ Chuối hột
-
Trị cảm nóng, sốt cao, háo khát, mê sảng
-
Làm mát, giải độc, kích thích tiêu hóa
-
Bồi bổ cơ thể: vitamin, chất khoảng,…
-
Trị ho ra máu
-
Trị kiết lỵ ra máu
-
Trị khó ngủ, hay mơ, tim hồi hộp
-
Hỗ trợ ổn định đường huyết
-
An thai
-
Giúp tăng cảm giác ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa, tăng hấp thụ.
Hạt
Bên trong quả chín có hạt chuối rừng, vỏ màu đen, trong lõi có bột trắng, có nhiều tác dụng chữa bệnh.
-
Giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, chân tay nhức mỏi, thấp khớp
-
Trị sỏi thận, sỏi bàng quang
Vỏ quả chuối hột
Hoa Chuối hột
Hoa chuối có vị hơi chát và ngon ngọt, thường được sử dụng làm thực phẩm quen thuộc như gỏi, luộc, nấu canh,….
-
Hoa Chuối hột giàu chất xơ nên có tác dụng chống táo bón rất tốt.
-
Có tác dụng làm nước tiểu trong, tránh tạo sỏi thận, sỏi bàng quang.
-
Phụ nữ mới sinh con ăn rau từ hoa chuối rừng hột giúp tăng tiết sữa cho con bú.
Lá Chuối hột
Thân Chuối hột
-
Trị đau nhức răng
-
Giúp lợi tiểu, hỗ trợ điều trị phù thũng
-
Giải nhiệt, làm mát, giải độc, giảm khát nước
-
Hỗ trợ ổn định đường huyết
Lưu ý
Quả chuối hột rừng xanh chứa nhiều tanin nên không được tự ý ăn để tránh ngộ độc, táo bón.
Rượu chuối hột không nên lạm dụng quá nhiều, không uống xỉn và không tự tiện dùng để chữa bệnh khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Tránh nhầm lẫn chuối hột rừng với những họ chuối khác. Ví dụ loài chuối sợi (Musa textilis Née) có thân giả cao, thớ rất chắc; có chồi; phiến lá to, dày và cứng; quả đầy hạt. Loại chuối này thường được trồng để lấy sợi, quả của nó không ăn được và rễ được sử dụng làm thuốc trị giun.