MÀNG TANG

- Tên khoa học: Litsea cubeba (Lour.) Pers. - Họ: Long não (Lauraceae). - Tên gọi khác: Khương mộc, Tất trừng già, Sơn thương

daydreaming distracted girl in class

MÀNG TANG

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Litsea cubeba (Lour.) Pers.

- Họ: Long não (Lauraceae).

- Tên gọi khác: Khương mộc, Tất trừng già, Sơn thương

Đặc điểm thực vật

Màng tang là loại cây nhỡ, vỏ thân màu xanh, có lỗ bì khi già thì chuyển dần sang màu nâu xám. Lá đơn, mọc so le, phiến lá dày, hình mác. Mép lá nguyên, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới màu xám, sau chuyển sang màu đen, gân hình lông chim.

Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở nách lá hay đầu ngọn cành. 

Quả mọng, hình cầu hoặc hình trứng, khi chín có màu đen và mùi rất thơm. 

Mùa hoa: tháng 1 – 3, mùa quả tháng 4 – 9.

Phân bố, sinh thái

Ở nước ta, cây màng tang mọc hoang ở những vùng núi cao có khí hậu mát mẻ như: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Lâm Ðồng, Kon Tum,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Rễ, lá, cành hay quả.

Thu hái, chế biến

Rễ, lá, cành có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hay rửa sạch cắt khúc và phơi khô để dùng dần.

Quả thu hái vào mùa hè thu, được đem chưng cất để lấy tinh dầu sử dụng.

Thành phần hóa học 

Cây màng tang chứa các thành phần như: tinh dầu (cineol, citral, citronellol,…), alkaloid, hợp chất aldehyd.

Tác dụng - Công dụng 

Màng tang dùng để trị ngoại cảm, nhức đầu, đau dạ dày, đầy hơi, phong thấp, rối loạn kinh nguyệt…

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng: 3 – 10g quả hoặc 10 – 15g rễ dưới dạng thuốc sắc hay dùng tinh dầu để bôi ngoài da.  Lá tươi giã nát để đắp liều dùng không giới hạn.

 

Có thể bạn quan tâm?
HÀ THỦ Ô

HÀ THỦ Ô

Hà thủ ô hay hà thủ ô đỏ, vì nó có sắc đỏ, cũng để tránh nhầm với cây Hà Thủ Ô trắng. Hà thủ ô, còn gọi là “giao đằng”, là cây dây, ý nói thứ dây này luôn luôn quấn vào nhau, hay “dạ hợp”, dạ là đêm, ý nói ban đêm chúng quấn lấy nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỎ MẬT

CỎ MẬT

Cỏ mật là dược liệu có tác dụng giải độc gan, nhuận gan, tăng tiết mật, được dùng để hỗ trợ điều trị ung thư gan, chữa cảm cúm, sốt xuất huyết, cao huyết áp, đái tháo đường, ngăn ngừa bệnh về tim mạch, chữa bệnh phong, hư lao sau sinh, rong huyết, tiểu tiện không thông, mệt mỏi, mất ngủ sau sinh…
administrator
CỎ SỮA

CỎ SỮA

Cây cỏ sữa là một trong những vị thuốc quý có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột. Ngoài ra, loại cây này còn được dùng để tăng cường khả năng tiết sữa ở phụ nữ sau khi sinh bị thiếu sữa.
administrator
MÍA DÒ

MÍA DÒ

Tên khoa học: Costus speciosus Smith Họ Mía dò (Costaceae) Tên gọi khác: Tậu chó, Đọt đắng, Đọt hoàng, Củ chốc, Cát lồi
administrator
CỎ ĐUÔI LƯƠN

CỎ ĐUÔI LƯƠN

Cỏ đuôi lươn thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh như nấm kẽ chân, bệnh hậu sản, hắc lào, vảy nến, sưng đau ngoài da.
administrator
MẪU ĐƠN BÌ

MẪU ĐƠN BÌ

Từ lâu Mẫu đơn bì đã được xem như một loại dược liệu rất tốt sử dụng trong hỗ trợ và tăng cường sức khỏe của người phụ nữ, giúp điều hòa kinh nguyệt, các bệnh sau sinh,… Đến hiện nay, Mẫu đơn bì đã được nghiên cứu nhiều hơn về những công dụng tuyệt vời của nó và ngày càng được sử dụng rộng rãi.
administrator
RONG BIỂN

RONG BIỂN

Rong biển có nhiều loại, tại Việt Nam có khoảng hơn 30 loại. Trong đó, loại thường được dùng làm thuốc có tên gọi hải tảo.
administrator
SƠN NẠI

SƠN NẠI

Sơn nại có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau, hành khí, trừ uế khí, tiêu thực và trừ thấp. Do đó dược liệu được dùng để chữa ngực bụng đau lạnh, tiêu chảy, chữa chứng ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, cảm, ho, nôn mửa, hen suyễn.
administrator