CỎ ĐUÔI LƯƠN

Cỏ đuôi lươn thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh như nấm kẽ chân, bệnh hậu sản, hắc lào, vảy nến, sưng đau ngoài da.

daydreaming distracted girl in class

CỎ ĐUÔI LƯƠN

Giới thiệu về dược liệu 

Cỏ đuôi lươn thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh như nấm kẽ chân, bệnh hậu sản, hắc lào, vảy nến, sưng đau ngoài da. 

Chúng được sử dụng với liều dùng khuyến cáo là 10 – 15g mỗi ngày theo dạng sắc uống.

  • Tên gọi khác: Bồn chồn, Thủy thông, Điền thông, Thủy giảo tiễn, Đũa bếp, Bạch căn tử, Phiến hạp thảo

  • Tên gọi khoa học: Philydrum lanuginosum

  • Họ: Cỏ đuôi lươn – Philydraceae

Ở Việt Nam cây cỏ đuôi lươn thường được tìm thấy nhiều ở Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Bắc Giang và Nam Bộ

Đặc điểm của dược liệu

Cỏ đuôi lươn là loài thực vật có hoa thân thảo. Cây mọc thẳng, chiều cao trung bình của cây trưởng thành từ 0,35 đến 1 mét. Thân cây phủ đầy lông trắng. Bộ lông tập trung nhiều nhất ngay bên dưới những chùm hoa trong suốt như lông cừu. Nhiều nhánh nhỏ mọc ra từ thân cây. 

Lá cỏ đuôi lươn mọc so le, hình kiếm, thuôn nhọn về đầu. Kích thước của lá không đều, dài khoảng 8 cm và rộng 4 mm, nhưng lá lớn dài khoảng 70 cm và rộng 10 mm. Phần trên của lá có các sọc dọc, phần dưới của lá có nhiều lông trắng giống như ở cuống. Bên dưới gốc có 4 đến 5 lá thon dài xếp chồng lên nhau và bao lấy thân. Các lá ở gốc thường to hơn các lá ở đầu thân hoặc các cành phía trên. 

Hoa của cỏ đuôi lươn mọc thành từng chùm, màu vàng tươi bắt mắt. Mỗi bông hoa dài từ 2-5 cm. Hoa mọc so le, có 1 nhị, 2 lá đài và 2 lá mầm. Lọ hoa được chia thành ba ngăn với ranh giới không rõ ràng. Phần dưới của hoa có các lá bắc nhỏ, hình dạng tương tự như các lá còn lại, nhưng có màu sáng. 

Sau khi ra hoa, cây tạo ra một quả nang bao quanh bởi các lá bắc. Bên ngoài quả có nhiều lông. 

Các bộ phận được sử dụng, thu hoạch và chế biến 

Cỏ đuôi lươn rất dễ xử lý và có khả năng phát triển trong nhiều môi trường bao gồm: đất kiềm, đầm lầy, ao, bờ sông, suối, ruộng, vườn. 

Các khu vực có thể tìm thấy cỏ đuôi lươn bao gồm: 

  • Ở Việt Nam, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Bắc Giang và ở Nam Bộ. 

  • Trên thế giới: Ngoài Việt Nam, cây còn phân bố ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Campuchia, Ấn Độ, Lào, Úc, Nhật Bản ... 

Bộ phận sử dụng

Toàn bộ cây cỏ đuôi lươn được dùng làm thuốc 

Thu hoạch và tiền xử lý 

Cỏ đuôi lươn khi thu hoạch sẽ được cắt gần gốc để loại bỏ phần mọc trên mặt đất, sau đó rửa sạch. 

Dùng nguyên hoặc trải ra nắng cho khô. 

Duy trì và bảo quản

Đựng cỏ đuôi lươn khô trong túi hoặc lọ có nắp đậy kín để bảo quản được lâu. Không để thảo mộc trong môi trường không khí ẩm ướt hoặc tiếp xúc với nước khi không sử dụng, vì điều này có thể dẫn đến sự phát triển của nấm mốc có hại.

Thành phần hóa học 

Chưa có tài liệu nghiên cứu.

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học hiện đại

Chưa có nghiên cứu.

Theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, Cỏ đuôi lươn là loại cỏ hoang có các công dụng đáng chú ý như:

  • Thanh nhiệt

  • Giải độc

  • Điều trị thủy thũng

  • Điều trị bệnh nấm chân

Trong dân gian, ở Việt Nam và Trung Quốc đều dùng cây cỏ này làm thuốc chữa bệnh hậu sản cho phụ nữ, có thể dùng trước và sau khi sinh nở. 

Ngoài ra, người dân Trung Quốc còn dùng loại cây này giã nát bôi vào chỗ da lở loét, rửa ngoài da.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng

Dùng ngoài da: Sử dụng thuốc với liều lượng tùy chỉnh phù hợp với tình trạng bệnh lý

Dùng trong: Dùng từ 10 – 15 gram/ngày.

Cách sử dụng

Dùng ngoài da: Phơi khô, tán thành bột đắp ngoài da hoặc đun với nước để rửa vết thương.

Dùng trong: Sắc lấy nước uống hoặc hãm lấy nước uống như trà.

Những bài thuốc điều trị bệnh từ cỏ đuôi lươn

Cỏ đuôi lươn (Thủy giảo tiễn) được ứng dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh khác nhau.

Điều trị bệnh hắc lào và vảy nến

Thành phần:

Toàn thân Thủy giảo tiễn tươi với liều dùng tùy chỉnh.

Cách tiến hành:

  • Ngâm và rửa dược liệu trong nước muối sau khi thu hái

  • Cho dược liệu ra ngoài và cho vào cối, giã nát

  • Sử dụng nước sạch, nước muối sinh lý để vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh

  • Sử dụng thuốc để đắp trực tiếp lên những vùng da bị vảy nến, hắc lào

  • Sau 15 – 20 phút, vệ sinh lại vùng da bệnh bằng nước sạch

  • Thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày để cải thiện bệnh lý.

Phòng ngừa và điều trị bệnh hậu sản đối với phụ nữ sau khi

Thành phần:

15g Thủy giảo tiễn khô.

Cách tiến hành:

  • Cho dược liệu vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ

  • Tiến hành sắc thuốc để lấy nước đặc

  • Chia nước thuốc vừa thu được thành 3 lần uống trong ngày (sáng, trưa và tối)

  • Uống mỗi ngày một thang thuốc.

Điều trị sưng đau và lở loét ngoài da

Thành phần:

  • Toàn thân Thủy giảo tiễn tươi với liều dùng phụ thuộc vào kích thước tổn thương.

Thực hiện cách 1:

  • Sau khi thu hái, tiến hành ngâm và rửa dược liệu trong nước muối

  • Vớt dược liệu ra ngoài, cho vào cối và giã nát

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh

  • Sử dụng thuốc để đắp trực tiếp lên những vùng da bị sưng đau và lở loét ngoài da khoảng 15 – 20 phút

  • Dùng nước sạch vệ sinh lại vùng da bệnh

  • Thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày để cải thiện bệnh lý.

Thực hiện cách 2:

  • Ngâm và rửa dược liệu trong nước muối

  • Vớt dược liệu ra ngoài, cho vào cối và giã nát

  • Sử dụng vải mùng để vắt lấy phần nước cốt dược liệu

  • Sau khi vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ, sử dụng bông y tế thấm vào thuốc và thoa lên những vùng da đang bị tổn thương

  • Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

Điều trị sưng đau và lở loét ngoài da (sử dụng bằng đường uống)

Thành phần:

  • 10 – 15 gram Thủy giảo tiễn.

Cách thực hiện:

  • Cho dược liệu vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ (khoảng 500ml nước)

  • Thực hiện sắc thuốc để lấy nước đặc

  • Uống hết thuốc khi còn ấm nóng hoặc chia nước thuốc vừa thu được thành 3 lần uống trong ngày

  • Uống mỗi ngày một thang thuốc. Kiên trì áp dụng cho đến khi sa hết sưng đau và lở loét.

Điều trị nấm kẽ chân

Thành phần:

  • Toàn thân Thủy giảo tiễn tươi với liều dùng tùy chỉnh.

Cách thực hiện:

  • Ngâm và rửa dược liệu trong nước muối pha loãng

  • Vớt dược liệu ra ngoài, giã nát

  • Sử dụng vải mùng để vắt lấy phần nước cốt dược liệu

  • Sau khi vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ

  • Sử dụng bông y tế thấm vào thuốc và thoa lên những vùng da đang mắc bệnh nấm kẽ chân

  • Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý

Người bệnh cần được thăm khám bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng thuốc nhằm tránh các trường hợp không đáng có.

 

Có thể bạn quan tâm?
TAM THẤT

TAM THẤT

Tam thất là loài dược liệu quý với nhiều giá trị kinh tế và y học và không kém cạnh khi đem so sánh với Nhân sâm. Các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc hay sản phẩm hỗ trợ cho cơ thể. Tam thất cũng có nhiều loại khác nhau. Sau đây là những thông tin về loại Tam thất Bắc.
administrator
BÈO ĐẤT

BÈO ĐẤT

Bèo đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây cỏ trói gà, địa là, cẩm tỳ là, cỏ tỹ gà, cây mồ côi,.. Bèo đất là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông Y. Đặc biệt vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, chữa ho rất hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm công dụng và cách dùng của dược liệu này. Cây bèo đất còn có chức năng đặc biệt là lá của nó có chức năng hấp thụ chất hữu cơ khi bẫy được các con côn trùng nhỏ.
administrator
BA ĐẬU

BA ĐẬU

Ba đậu là loại dược liệu quý nên dùng cẩn thận. Bên cạnh đó, còn có tên gọi khác là Ba thục (Bản Kinh), Cương tử (Lôi Công Bào Chích Luận), Ba đậu sương, Ba sương (Đông Dược Học Thiết Yếu), Ba đậu sương tử…
administrator
Ô MÔI

Ô MÔI

Ô môi là loại cây thường được người ta trồng làm cảnh ở rất nhiều nơi trên thế giới do loài này có hoa đẹp và cho bóng mát. Bên cạnh đó Ô môi còn là một loại dược liệu thường được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh.
administrator
NGƯU TẤT

NGƯU TẤT

Cây ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume) thuộc dạng thân thảo sống lâu năm, thân mảnh, hơi vuông, mọc thẳng.
administrator
ĐẬU ĐEN

ĐẬU ĐEN

Đậu đen, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ô đậu, hắc đại đậu, hương xị. Hạt Đậu đen là một loại ngũ cốc dinh dưỡng vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt. Ngoài vai trò là một loại thực phẩm ra, loại đậu này còn là nguyên liệu để chế biến thành các bài thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TỲ BÀ

TỲ BÀ

Tỳ bà (Eriobotrya japonica) là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Dược liệu này có công dụng điều trị bệnh như viêm gan, đau dạ dày, đau thần kinh và các vấn đề về tình dục. Bài viết này sẽ giới thiệu về các đặc tính và công dụng của Tỳ bà, cũng như những lưu ý cần biết khi sử dụng Tỳ bà để điều trị bệnh.
administrator
HẠT KÊ

HẠT KÊ

Kê là loại hạt ngũ cốc có hàm lượng dinh dưỡng vượt trội so với nhiều loại ngũ cốc như gạo, ngô và lúa mì. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về hạt kê và các công dụng của hạt kê trong y học nhé.
administrator