BÔNG MÓNG TAY

Bông móng tay vừa là một loại cây cảnh vừa là loại thuốc được sử dụng chữa trị trong Đông Y. Loại dược liệu này có tác dụng trừ thấp, hoạt huyết, thông kinh. Bông móng tay còn gọi là cây Bóng nước, Cây nắc nẻ, Phượng tiên hoa,… Tên khoa học là Herba Impatiens balsamina L, thuộc họ bóng nước (Balsaminaceae).

daydreaming distracted girl in class

BÔNG MÓNG TAY

Đặc điểm tự nhiên

Cây bông móng tay là cây thân thảo, mọc thẳng đứng, cao 30-50 cm.

Là cây thảo, sống hằng năm, cao 30 – 50cm. Thân hình trụ, nhẵn, màu lục nhạt, đôi khi pha đỏ tía. Lá mọc so le, hình mác, dài 6 – 8cm, rộng 2 – 2,5cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép có răng cưa to, hai mặt nhẵn, màu lục nhạt.

Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, lưỡng tính, không đều, màu trắng, hồng, đỏ tía.

Quả nang, có lông, có khía dọc. Khi chín nứt thành 5 mảnh, tung hạt đi rất xa, hạt tròn màu nâu.

Bông móng tay thích hợp khí hậu nhiệt đới, là cây ưa sáng và đặc biệt ưa ẩm. Vào cuối mùa xuân hay đầu hè là thời điểm thích hợp để cây sinh trưởng. Nhưng sau khi mùa hoa kết thúc, cây sẽ tàn lụi. Quả chín tự mở, hạt phấn tán sinh trưởng thành hệ cây mới.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây

Thu hái: Thu hái thân, cành Bông móng tay và mùa hạ và mùa thu.

Chế biến: Bỏ phần rễ, lá, hoa và quả rửa sạch đem đi phơi hoặc sấy khô. Có thể trần nhanh thân cây qua nước sôi sau đó sấy hoặc phơi khô

Cây Bông móng tay có thể dùng tươi không cần chế biến

Thành phần hóa học

Toàn cây Bông móng tay có chứa acid p-hydroxybenzoic, acid gentisic, acid ferulic, acid p-coumaric, acid sinapic, acid caffeic. Ngoài ra còn có scopoletin.

+Phần trên mặt đất có chứa lawson, quercetin.

+Thân chứa kaempferol-3-glucosid, pelargonidin, cyanidin, delphinidin.

+Hoa chứa các hợp chất anthocyan.

Tác dụng

Cây Bông móng tay có tác dụng theo Y học hiện đại:

+Kháng nấm, kháng khuẩn

+Chống phản ứng phản vệ

+Tác dụng kích thích tử cung

+Dịch ép từ cây có mùi hăng nhẹ, có tác dụng gây nôn, tẩy nhẹ và lợi tiểu

+Phòng ngừa, điều trị ung thư

Còn theo Y học Cổ truyền:

+Khử phong thấp

+Chỉ thống

+Hoạt huyết

+Giáng khí

+Hành ứ

Công dụng

Theo Y học Cổ truyền, toàn cây có vị cay, ngọt, hơi đắng, tính ôn. Loại dược liệu này quy vào 2 kinh Tỳ và kinh Can.

Có tác dụng khử phong thấp, hoạt huyết, chỉ thống, tiêu thũng, chữa phong thấp, vết thương sưng đau, mụn nhọt, rắn rết cắn.

Chủ trị: Điều trị phong thấp, bị thương sưng đau, rắn rết cắn gây đau nhức, kinh nguyệt bế, ra ít, ra không hết; Nấc nghẹn cổ họng, hóc xương, pụ nữ sinh khó, dùng mọc tóc.

Liều dùng

Cây Bông móng tay có thể dùng khô hoặc tươi, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.

Liều dùng phụ thuộc vào bộ phận làm dược liệu, cụ thể như sau:

+Toàn cây: Khoảng 4-12g/ngày dưới dạng thuốc sắc. Nếu dùng đường đắp tại chỗ thì không kể liều lượng.

+Hạt: Khoảng 4-6g/ngày dưới dạng nước sắc uống, thuốc bột hoặc viên

+Rễ: Liều lượng khoảng 9-15g/ngày.

+Hoa: Liều từ 1.5-3g ở dạng phơi khô hoặc 3-9g dạng tươi, sắc lấy nước uống.

Lưu ý

Phụ nữ mang thai tránh sử dụng loại dược liệu này

Có thể bạn quan tâm?
HƯƠNG BÀI

HƯƠNG BÀI

Hương bài là loại cỏ sống dai, mọc hoang và được trồng nhiều ở nước ta. Hương bài được dùng để làm hương thắp nhang hoặc sử dụng trong bài thuốc đắp chữa mụn nhọt, lở ngứa, ghẻ ngoài da. Trong Y học dùng chữa bệnh về đường tiêu hoá, cảm sốt, sởi, thuốc ra mồ hôi, bệnh về gan, mật,…
administrator
CÂY LƯỠI HỔ

CÂY LƯỠI HỔ

Cây lưỡi hổ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hỗ vĩ, hỗ vĩ lan, lưỡi cọp xanh, hỗ vĩ mép vàng, kim biên. Cây lưỡi hổ được biết đến là một loại cây phong thủy, được trồng khá nhiều chủ yếu để làm cảnh nhưng ít ai biết được lợi ích khác của chúng, góp phần cải thiện sức khỏe được Y học cổ truyền sử dụng. Với vị chua, tính mát, cây lưỡi hổ được sử dụng để trị ho, viêm họng, khàn tiếng, viêm tai và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TINH DẦU QUÝT

TINH DẦU QUÝT

Tinh dầu quýt được chiết xuất từ phần vỏ của quả quýt, cùng với những tinh dầu thuộc nhóm cam chanh có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Loại tinh dầu này mang lại hiệu quả thư giãn thần kinh, cải thiện các bệnh lý hệ hô hấp và nhiều tình trạng khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu quýt và công dụng tuyệt vời của nó.
administrator
SINH KHƯƠNG

SINH KHƯƠNG

Gừng hay còn gọi là sinh khương, là cây thân thảo, chiều cao từ 70 – 100cm, thân rễ nạc, phân nhánh nhiều, phát triển thành củ, có màu vàng nâu và mùi thơm đặc trưng.
administrator
QUẢ SIM

QUẢ SIM

Sim có tên khoa học là Rhodomyrtus tomentosa. Quả sim mọng hình elip có đường kính 1 – 1,5 cm. Quả chưa chín có vỏ xanh và vị chát. Chúng chuyển sang màu đen tía khi chín, mềm và ngọt.
administrator
MÃ THẦY

MÃ THẦY

Mã thầy là cây thân thảo, thủy sinh, sống lâu năm, cây cao khoảng 15 – 60 cm, đường kính thân khoảng 1.5 – 3 mm và chia thành nhiều đốt.
administrator
LƯỢC VÀNG

LƯỢC VÀNG

Cây Lược vàng có nguồn gốc từ Mexico và du nhập vào Việt Nam từ những năm 90 của thập kỷ trước. Công dụng của cây Lược vàng ban đầu sử dụng để làm cảnh, sau đó được sử dụng để làm thuốc & ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng bao gồm đối với các bệnh như viêm loét dạ dày - tá tràng.
administrator
TAI CHUỘT

TAI CHUỘT

Tai chuột là một loại dược liệu được sử dụng khá nhiều trong dân gian, phổ biến hơn đối với đồng bào miền núi. Trong Y học cổ truyền, Tai chuột là một vị thuốc có các tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến tiết niệu, sinh dục như trị viêm đường niệu, tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu đục, khí hư,… Sau đây là những thông tin về dược liệu Tai chuột.
administrator